Quan xưa dùng Đức để giáo hóa dân chúng
Dùng chính sách khoan dung, nhân từ để giáo hóa dân chúng luôn là phương châm trị quốc của các bậc Thánh nhân.
Mở kho cứu dân – cường đạo tuyệt tích
Thời Đông Hán có vị tên là Trọng, thời niên thiếu ông là đứa trẻ mồ côi đói khổ bần hàn phải cày ruộng nuôi thân, lúc rảnh rỗi ông hay đọc sách. Sau này ông được tiến cử làm “Giáo liêm” (người có phẩm hạnh thanh cao), làm tới chức huyện lệnh huyện Tân Đô.
Sau khi nhậm chức huyện lệnh, ông cai quản rất công bằng, phổ cập giáo dục văn hóa, trong vòng ba năm huyện kế bên cũng quy phục ông, người dân huyện kế bên tự nguyện chuyển nhà tới huyện ông khiến số hộ dân tăng gấp mấy chục lần.
Khi ông Trọng vừa được thăng quan làm tới chức Thái thú quận “Trương Dịch” thì gặp ngay nạn đói, ông bèn mở kho, dùng vài chục nghìn đấu lương thực cứu tế nhân dân trăm họ. Viên tiểu lại sợ bị cấp trên khiển trách nên đã tranh biện với ông muốn trình tấu, bẩm báo lên trên.
Ông Trọng nói: “Nếu đợi báo lên trên tức là vứt bỏ nhân dân, Thái thú ta cũng xin nguyện dùng thân này cứu bách tính”.
Thế là ông cho mở kho lương thực, lấy ngũ cốc cứu đói. Hán Thuận Đế viết dụ khen ngợi ông. Nhờ vậy mà toàn quận đều được bảo toàn. Hơn một năm sau, quan phủ, bách tính đều có mùa màng bội thu, trên phạm vi toàn huyện không còn kẻ lừa lọc và kẻ trộm cắp.
Sau này, ông Trọng đảm nhận chức vụ hiệu úy Tây Khương (chức quan nơi biên thùy), biên thùy khâm phục uy tín của ông khiến cả huyện nhất tâm đồng lòng; Tới biên cương ông khiến biên cương cũng phải tâm phục.
Đây chính là uy lực có thể cảm hóa con người của người mang đức dày.
Giáo hóa dân “không hiệu quả” – Hạ mũ từ quan
Lỗ Cung tự là Trọng Khang, người đất Phù Phong, huyện Bình Lăng vào thời Đông Hán. Khi còn nhỏ ông đã đọc “Ngũ kinh”, “Lỗ thi”, tinh thông lễ nghi và nổi tiếng xa gần.
Khi trưởng thành Lỗ Cung nhậm chức Huyện lệnh ở huyện Trung Mưu. Ông thường dùng đạo lý để giáo hóa dân chúng và rất ít khi phải dùng đến hình phạt để trừng phạt ai đó. Dưới sự cai trị của ông người dân sống rất thật thà, lương thiện, trăm họ đều được an cư lạc nghiệp.
Có lần, một người gửi đơn kiện cho Lỗ Cung, tố cáo một người tên là Đình Trường mượn trâu dùng đã lâu mà không trả.
Lỗ Cung bèn phái người đi tìm Đình Trường bảo ông ta giao trả trâu và nói: “Ông mượn trâu nhà người ta, dùng xong rồi thì phải trả lại cho người ta chứ”.
Đình Trường nói: “Tôi là người trong sạch, nào có mượn trâu của ai bao giờ. Đây là trâu của nhà tôi nhé!”
“Nói bậy. Rõ ràng đây là trâu nhà tôi, sao giờ lại không chịu trả?”, người chủ trâu nói.
“Nói láo! Tôi mượn trâu của ông làm gì kia chứ?”, Đình Trường cãi.
Lỗ Cung nghe xong liền thở dài nói: “Các người không cần tranh cãi nữa. Bất kể ai đúng ai sai, tóm lại ta cũng có trách nhiệm. Ta giáo hóa dân chúng không có hiệu quả, cảm thấy thật là hổ thẹn”. Nói xong bèn cởi bỏ quan phục chuẩn bị từ quan.
“Đại nhân không nên đi”, các thuộc hạ khóc giữ ông lại.
“Đại nhân không nên đi”, dân chúng khóc giữ ông lại.
“Đại nhân, trâu của tôi, tôi không cần nữa. Xin đại nhân ngàn vạn lần đừng vì việc này mà từ quan”, người chủ trâu nói.
Thấy cảnh này, Đình Trường xấu hổ vô cùng, nói: “Đại nhân, tôi đã sai rồi. Tôi nhất thời bị ma xui quỷ khiến thèm muốn con trâu của ông ấy. Tôi xin giao trả trâu lại cho người ta. Đại nhân xin hãy trách phạt tôi đi”, Đình Trường vừa nói vừa khóc.
Nghe vậy Lỗ Cung liền để Đình Trường trả lại trâu cho người đó và không trách phạt ông ta. Người dân biết được chuyện này càng tỏ ra kính phục ông hơn nữa.
Chuyện Lỗ Cung áp dụng chính sách khoan dung và nhân từ để thu phục lòng người đã được dân chúng truyền tụng hết từ đời này qua đời khác.
Theo minhhue.net