Quan hệ giữa Microsoft và Trung Quốc khiến thương vụ TikTok đang trở nên phức tạp

11/08/20, 15:07 Thế giới

TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ vào tháng 9 tới, trừ phi nó được bán lại cho Microsoft hoặc một công ty Mỹ khác. Tuy nhiên, mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ của Microsoft với chính quyền Bắc Kinh có thể khiến vụ việc thêm phức tạp hơn.

Mối quan hệ của Microsoft với chính quyền Bắc Kinh có thể khiến hương vụ TikTok đang trở nên phức tạp. (Ảnh qua CBC)

Tik Tok là ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến trong giới thanh thiếu niên Mỹ. Ứng dụng đã lọt vào tầm ngắm của cả hai đảng phái tại Mỹ, trước những lo ngại của họ về các vấn đề riêng tư, và an ninh quốc gia mà nó sở hữu. TikTok được công ty công nghệ ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh mua lại vào năm 2017, ước tính có hàng chục triệu người dân Mỹ sử dụng ứng dụng này. 

Theo luật tình báo quốc gia năm 2017, các công ty Trung Quốc bị yêu cầu phải cung cấp dữ liệu của họ cho ĐCSTQ. 

Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện lập trường cứng rắn đối với các ứng dụng của Trung Quốc. 

Ngày 6/8, ông ban hành sắc lệnh cấm mọi giao dịch với TikTok và WeChat kể từ sau ngày 20/9. Sắc lệnh cũng ngăn cấm mọi giao dịch với ByteDance và công ty mẹ của WeChat là Tencent Holdings.

Trong khi một số chuyên gia lạc quan nhận định: Việc Microsoft mua lại TikTok sẽ đặt dấu chấm hết cho vấn nạn bí mật khai thác dữ liệu, số khác lại cho rằng mối quan hệ sâu rộng của ông lớn công nghệ Mỹ này với chính quyền Bắc Kinh mới là một vấn đề đáng lo ngại.

Thượng viện gần đây đã thông qua một dự luật, cấm các quan chức sử dụng ứng dụng Tik Tok trên các thiết bị của chính phủ, do Thượng nghị sĩ Josh Hawley đề xuất.

Từ tháng 12/2019, Quân đội Hoa Kỳ cũng đã nghiêm cấm các binh sĩ sử dụng ứng dụng. Trung tá Robin Ochoa – người phát ngôn của Quân đội phát biểu với trang Millitary.com rằng, “nó [TikTok] được coi là một mối đe dọa an ninh mạng”.

Epoch Times đưa tin, hơn 130 nhân viên tại ByteDance là thành viên trực thuộc một ủy ban của ĐCSTQ. Theo tài liệu nội bộ, nhiều nhân viên hiện đang làm việc tại các vị trí quản lý. 

ByteDance được thành lập vào tháng 3/2012. Công ty thiết lập Đảng bộ vào tháng 10/2014.

Việc Microsoft mua lại TikTok sẽ đặt dấu chấm hết cho vấn nạn bí mật khai thác dữ liệu. (Ảnh qua Twitter)

Mối quan hệ giữa Microsoft và Trung Quốc

Scott Watnik – luật sư tranh tụng tại công ty luật Hoa Kỳ Wilk Auslander, kiêm đồng chủ tịch thực thi an ninh mạng của công ty nhận định, có nhiều lo ngại xoay quanh thương vụ của Microsoft. 

Ông phát biểu với Epoch Times: “Microsoft đã xuất hiện tại Trung Quốc từ năm 1992. Microsoft được hưởng đặc quyền tại Trung Quốc, là công ty phương Tây duy nhất được chính quyền quốc gia này cho phép hoạt động bộ công cụ tìm kiếm, và là một công ty mạng xã hội tại khu vực, lần lượt là Bing và LinkedIn”.

Dưới chính sách “Vạn lý Tường lửa” của chính quyền Trung Quốc, cả hai công ty trên đều chịu sự kiểm duyệt tại Trung Quốc. Trương Nhất Minh – nhà sáng lập Bytedance cũng từng có thời gian làm việc cho Microsoft. 

Microsoft nhận định trên trang web của mình: “Công ty con hoàn thiện nhất, trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất [của họ] ngoài Hoa Kỳ nằm tại Trung Quốc”.

Trang web của Microsoft cũng cho biết vào đầu năm 2015, công ty của họ đã được tạp chí Fast Company trao giải “Top 10 công ty sáng tạo nhất năm 2015 tại Trung Quốc”. Công ty cũng được xếp vào danh sách, “các công ty định hình lại nền kinh tế Trung Quốc”.

Ông Watnik nhận định: “Bằng việc hoạt động tại Trung Quốc, Microsoft đã tạo ra một thương vụ qua lại: Thu về hàng tỷ lợi nhuận và cổ phiếu thị trường tại quốc gia đông dân nhất trên thế giới, nhưng đổi lại phải nhún nhường trước những yêu cầu kiểm duyệt của chính quyền Bắc Kinh, bị hạn chế quyền tự do ngôn luận, và quyền riêng tư của người dùng tại các nền tảng trực tuyến của họ”.

“Vậy một công ty Mỹ bước vào thương vụ có qua có lại như thế này thì đáng tin đến mức nào chứ? Liệu một công ty Mỹ đã và đang dính líu vào “thỏa thuận với quỷ dữ” có đáng tin để tạm ngừng các hoạt động như vậy không?”, ông Watnik đặt ra nghi vấn. 

Ngày 2/8, Tổng giám đốc điều hành Microsoft – Satya Nadella đã cố gắng dập tắt những lo ngại khi tuyên bố rằng, công ty “sẽ đảm bảo toàn bộ dữ liệu cá nhân TikTok của người dùng Mỹ được chuyển đến và lưu trữ tại Mỹ”.

TikTok cũng nhiều lần khẳng định, công ty lưu trữ toàn bộ dữ liệu của người dùng Mỹ tại chính quốc gia này, và lưu trữ bản sao dữ liệu tại Singapore. 

Cố vấn Nhà Trắng Peter Navarro thể hiện những lo ngại khi chia sẻ với tờ CNN: “Lực lượng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc sử dụng phần mềm của ai? Microsoft. Còn ĐCSTQ, họ dùng phần mềm của bên nào để thực hiện các tác vụ? Cũng là của Microsoft”.

TikTok khẳng định công ty lưu trữ dữ liệu người dùng Mỹ tại chính quốc gia này. (Ảnh qua Latina Quotidiano)

“Vì thế, đây không đơn thuần chỉ là một công ty của Mỹ hoạt động vì những mục đích chân chính. Đây rõ ràng là một công ty đa quốc gia, thu được hàng tỷ đô tại Trung Quốc, và để Trung Quốc thực hiện kiểm duyệt nội dung trên các ứng dụng như Bing và Skype”. 

Ông Navarro nhận định, nếu Microsoft muốn thỏa thuận TikTok diễn ra êm đẹp, thì ban giám đốc điều hành nên cân nhắc việc thoái vốn khỏi Trung Quốc. 

Một bước tiến?

Trung Quốc phần lớn đã phát triển ra công nghệ của mình dựa trên những gì họ đã đánh cắp từ các quốc gia phương Tây. Chi phí trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ ước tính lên đến 600 tỷ đô mỗi năm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận định, sự hiện diện của TikTok tại Mỹ giống như mối quan hệ giữa chủ nhà và người thuê, và chính quyền của ông “đang trong thế có lợi mạnh mẽ”.

Trong lúc Microsoft được nhận định là một trong những nhân vật chính của thương vụ mua lại TikTok, Twitter cũng bày tỏ sự quan tâm tới thương vụ này. 

Tiến sĩ Robert J. Bunker – Giáo sư trợ nghiên cứu  tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Đại học Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ cho biết, câu chuyện xoay quanh TikTok là một phần của vấn đề rộng lớn hơn, đó là trận chiến quyết định tới bối cảnh của Internet.

Ông phát biểu với Epoch Times: “Tôi nghĩ chính quyền Mỹ nên ‘đấu tranh’ cho tương lai của một mạng lưới Internet toàn cầu mang sự tự do, dân chủ bằng cách vừa can thiệp – vừa kiểm soát Trung Quốc trong vấn đề này. Do đó, Microsoft và các công ty khác của Mỹ nên mua lại Tik Tok, Zoom và các công ty kinh doanh khác có nguy cơ dính líu đến ĐCSTQ”.

Việt Anh (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?