Nhà trắng cảnh báo ảnh hưởng ngầm của Tik Tok lên cuộc bầu cử Mỹ
Hôm 29/7, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đang xem xét các rủi ro bảo mật tiềm ẩn của ứng dụng truyền thông xã hội TikTok để quyết định xem liệu một lệnh cấm có cần thiết hay không. Công ty này đang thu hút sự giám sát ngày càng tăng vì thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
“Chúng tôi đang giám sát Tik Tok. Chúng tôi đang nghĩ về việc đưa ra quyết định [lệnh cấm],” Trump nói với các phóng viên trước khi khởi hành chuyến bay tới bang Texas.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ – Steven Mnuchin nói thêm rằng Tik Tok đang được Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) do ông chủ trì, xem xét. Trong tuần này, cơ quan của ông sẽ đưa ra khuyến nghị cho Tổng thống Trump. “Chúng tôi có rất nhiều lựa chọn thay thế,” Mnuchin – người tháp tùng Tổng thống Mỹ cho biết.
CFIUS – cơ quan chuyên nghiên cứu kỹ các giao dịch nước ngoài về các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn, đã tiến hành một cuộc thăm dò về việc công giải trí Bytedance của Trung Quốc mua lại ứng dụng Music.ly của Mỹ với giá 1 tỷ USD vào tháng 11/2019.
Trong những tháng gần đây, các nhà lập pháp Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Tik Tik vì kiểm duyệt nội dung nhạy cảm về chính trị và cách xử lý dữ liệu cá nhân. Tik Tok cũng đang chịu nhiều phản ứng dữ dội từ các quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Lo lắng can thiệp bầu cử
Vào ngày 28/7, một nhóm gồm 6 thượng nghị sĩ đã viết thư cho Giám đốc Tình báo Quốc gia – John Ratcliffe; Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) – Christopher Wray; và Bộ trưởng An ninh Nội địa – Chad Wolf, bày tỏ lo ngại rằng Tik Tok có thể mở cửa cho chính quyền Trung Quốc tiến hành các hoạt động gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Họ đặt nghi vấn về việc liệu quyền sở hữu ứng dụng Tik Tok của công ty công nghệ ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh có thể khiến công ty này kiểm soát người dùng ở Mỹ hay không và liệu Bắc Kinh có thể triển khai hệ thống botnet trên nền tảng này để thao túng các kịch bản theo ý mình hay không.
Được biết, Tik Tok trước đây đã kiểm duyệt dữ liệu một thiếu niên người Mỹ vì chỉ trích chính quyền Trung Quốc ngược đãi người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cũng như một sinh viên Trung Quốc chế giễu quốc ca Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “dành các nguồn lực quan trọng để tiến hành các hoạt động kiểm soát thông tin ở nước ngoài” và tuyên truyền các kịch bản của nó, các thượng nghị sĩ nhấn mạnh.
Trước đây, các quan chức Mỹ đã nêu lên mối lo ngại về các kênh truyền thông phiên bản tiếng Anh của nhà nước Trung Quốc đã chi hàng triệu USD để chạy các bản tin tuyên truyền và ca ngợi chính quyền Bắc Kinh, trên các tờ báo nổi tiếng của Mỹ. Khi đại dịch COVID-19 hoành hành khắp toàn cầu, các hãng truyền thông xã hội này cũng trở thành công cụ phát tán thông tin, nhằm làm chệch hướng trong việc đổ lỗi lên chế độ Trung Quốc.
Một đại diện của Tik Tok đã lên tiếng bênh vực công ty, nói rằng ứng dụng này, mặc dù không thường xuyên đưa các tin tức chính trị, “đã chủ động đầu tư để giữ vị thế ứng dụng của chúng tôi” và rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp.
“Tik Tok đã có một chính sách nghiêm ngặt chống lại thông tin sai lầm và chúng tôi không chấp nhận quảng cáo chính trị,” người đại diện này nói với Reuters, thêm rằng chính sách về nội dung và kiểm duyệt, được lãnh đạo bởi một nhóm có trụ sở tại California và sẽ “không bị ảnh hưởng của bất kỳ chính phủ nước ngoài nào.”
Wray – giám đốc FBI, trước đây đã cảnh báo rằng chính quyền Trung Quốc đang tham gia vào một chiến dịch trộm cắp rộng lớn, đa dạng và ảnh hưởng ác tính “với sự chuyên quyền độc đoán.”
“Trung Quốc, do ĐCSTQ lãnh đạo, sẽ tiếp tục cố gắng lạm dụng ý tưởng của chúng tôi, gây ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách của chúng tôi, thao túng dư luận của chúng tôi và đánh cắp dữ liệu của chúng tôi. Họ sẽ sử dụng một cách tiếp cận tất cả các công cụ và tất cả các lĩnh vực và yêu cầu tất cả các công cụ và phương pháp tiếp cận tất cả các lĩnh vực của chúng ta để đáp ứng,” ông nói trong một bài phát biểu vào tháng 6/2020.
Thiện Thành (Theo Epoch Times)