Quân đội Trung Quốc mất 3 giờ, Ấn Độ mất 1 ngày để đến biên giới Trung-Ấn

01/05/15, 07:00 Thế giới
(GDVN) - Ấn Độ yêu cầu xây dựng đường giao thông thuận lợi, nhất là khu vực biên giới phía đông với Trung Quốc. Ấn Độ cũng sẽ đẩy mạnh cải cách mua sắm quốc phòng.

(GDVN) – Ấn Độ yêu cầu xây dựng đường giao thông thuận lợi, nhất là khu vực biên giới phía đông với Trung Quốc. Ấn Độ cũng sẽ đẩy mạnh cải cách mua sắm quốc phòng.

Ngày 26 tháng 4 năm 2015, máy bay vận tải chiến lược C-17 Không quân Ấn Độ vật chuyển vật tư đến Kathmandu

Quân đội Trung Quốc mất 3 giờ, Ấn Độ mất 1 ngày để đến biên giới Trung-Ấn?

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 29 tháng 4 dẫn tờ “New Indian Express” Ấn Độ ngày 28 tháng 4 đưa tin, khi nhắc đến tình hình đường sá khó khăn ở biên giới của Ấn Độ, Ủy ban thường trực quốc phòng Quốc hội Ấn Độ cho biết, một khi chiến tranh xảy ra, Quân đội Ấn Độ phải mất hơn 24 giờ mới có thể đến khu vực biên giới, trong khi đó Quân đội Trung Quốc chỉ cần 2 – 3 giờ là có thể đến nơi.

Ủy ban thường trực quốc phòng đã mạnh mẽ phê phán Tổ chức đường biên giới, yêu cầu tổ chức này thi công đường đảm bảo đi lại thuận lợi, đặc biệt là biên giới phía đông tiếp giáp Trung Quốc, đây là khu vực trọng điểm. Theo bài báo, việc trì hoãn về mặt mua sắm ảnh hưởng đến tình hình sẵn sàng chiến đấu của quân đội.

Ủy ban thường trực quốc phòng cho biết, ngân sách hải quân từ 18,14% năm 2006 – 2007 giảm xuống 16,5% năm 2015 – 2016.

Khi nói đến các sự kiện bất ngờ trên biển liên tiếp xảy ra, Ủy ban thường trực quốc phòng cho biết, quy tắc hành động trong các sự kiện trên biển đã công bố “không có hiệu quả”. Ủy ban này cho biết, ngân sách dành cho Không quân Ấn Độ đã chiếm khoảng 70%.

Ngày 26 tháng 4 năm 2015, máy bay vận tải chiến lược C-17 Không quân Ấn Độ vật chuyển vật tư đến Kathmandu

Báo cáo này còn cho hay, đến tháng 2 năm 2015, phân phối ngân sách quốc phòng của Ấn Độ dành cho lục quân, hải quân và không quân lần lượt là 148,4337 tỷ rupee, 184,3802 tỷ rupee và 296,82 tỷ rupee, tính toán trước đó lần lượt là 219,3354 tỷ rupee, 185,07070 tỷ rupee và 337,1068 tỷ rupee.

Ấn Độ chuẩn bị cải cách mua sắm quốc phòng

Tờ “Công nghiệp quốc phòng Jane’s” Anh ngày 26 tháng 4 dẫn số liệu do Bộ Quốc phòng Ấn Độ công bố mới nhất cho biết, từ năm 2012 – 2014, kim ngạch nhập khẩu quốc phòng của Ấn Độ là 13,1 tỷ USD, mức tăng là 50%.

Ngày 24 tháng 4, tại Quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết, kim ngạch nhập khẩu quốc phòng năm 2011-2012 của Bộ Quốc phòng Ấn Độ là 3,51 tỷ USD, năm 2012-2013 là 4,11 tỷ USD, năm 2013-2014 là 5,48 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng tổng thể lên tới 56%, tăng trưởng bình quân hàng năm là 25%.

Bộ trưởng Manohar Parrikar cho biết, các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu là máy bay, rocket, tên lửa, xe tăng và thiết bị mô phỏng. Hiện nay, Ấn Độ đã tiến hành tự sản xuất tàu hải quân và một số loại máy bay.

Ngày 26 tháng 4 năm 2015, máy bay vận tải chiến lược C-17 Không quân Ấn Độ vật chuyển các nạn nhân động đất về New Delhi

Tại một hội nghị của Liên minh công nghiệp Ấn Độ (CII) ở Pune – Ấn Độ, ông Manohar Parrikar cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang đánh giá quá trình mua sắm quốc phòng của Ấn Độ, báo cáo đánh giá sẽ công bố vào tháng 6.

Trên cơ sở quy trình hiện có, cải cách mua sắm quốc phòng sẽ tập trung vào tăng cường độ minh bạch trong mua sắm, nâng cao hiệu suất mua sắm, ngoài ra sẽ còn gia tăng mức độ tham gia của khu vực tư nhân. Điều này phù hợp với chính sách “Made in India” (sản xuất tại Ấn Độ) do Ấn Độ liên tục thúc đẩy, nhằm từng bước giảm lệ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.

Con số mới thống nhất với con số thống kê nhập khẩu do ông Manohar Parrikar công bố tại Quốc hội vào cuối năm 2014. Khi đó, ông cho biết, 5 năm qua, Ấn Độ đã nhập khẩu vũ khí trang bị trị giá 1.034 tỷ ruppe (khoảng 101,6422 tỷ nhân dân tệ). Tờ Jane’s dẫn lời quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, những vũ khí trang bị này chiếm 65% tổng nhu cầu quân sự của Ấn Độ.

Ngày 26 tháng 4 năm 2015, máy bay vận tải chiến lược C-17 Không quân Ấn Độ vật chuyển các nạn nhân động đất về New Delhi

Theo Báo Giáo dục Việt Nam

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL