Qua những câu chuyện cổ: Thấy cách nhìn nhận vấn đề của người xưa và nay
Một truyện mà rất nhiều người đã từng đọc hay nghe hoặc xem phim là “Phong Thần diễn nghĩa” nói về Trụ Vương ham mê tửu sắc khiến nhân dân cực khổ và vua Văn Vương phạt Trụ, cùng với diễn biến đó là Khương Tử Kha được lệnh mang Phong Thần Bảng xuống nhân gian để phong thưởng cho những người có công.
Trong đó có một đoạn tôi cảm thấy rất có ý nghĩa đó là chuyện về Trụ Vương nghe lời mê hoặc của Đắc Kỷ lấy tim của chú ruột mình là Tỷ Can, Thừa tướng đương triều để sắc lấy thuốc cho Đắc Kỷ. Diễn biến câu chuyện có thể tóm tắt như sau, câu chuyện nguyên tác ở hồi 26 “Đắc Kỷ bày mưu hại Tỷ Can” và kéo dài đến hồi 27:
Đắc Kỷ ở trong cung được Trụ Vương hết sức ưng sủng nên mở tiệc mời con cháu hồ ly của mình, bảo bọn chúng biến hóa giả làm thần tiên.
Tỷ Can biết là Đắc Kỷ là do Hồ Ly Tinh biến hóa để mê hoặc vua Trụ nên ông đã tìm ra hang ổ con cháu hồ ly của Đắc Kỷ đốt chết chúng, lột da và may áo lông tặng vua Trụ để dùng qua mùa đông.
Vì việc này Đắc Kỷ rất tức giận, lập mưu giả bệnh nói cần trái tim bẩy lỗ của Tỷ Can mới có thể chữa hết. Vua Trụ triệu Tỷ Can vào cung, Tỷ Can biết là chuyện chẳng lành, nhưng nhớ tới bức thư của Khương Tử Nha cùng bùa chú để lại, nên đốt lá bùa lấy tro trộn với nước đem uống và vào cung.
Trước mặt Trụ Vương ông hết lòng khuyên giải, nhưng không được, cuối cùng phải rạch bụng móc tim đưa cho võ sĩ của Trụ Vương. Sau đó ông che vết thương, không nói một lời vội vàng cưỡi ngựa quay về nhà. Tỷ Can cưỡi ngựa được 6, 7 dặm thì gặp một người đàn bà xách giỏ miệng rao: “Ai mua rau vô tâm không?”. Tỉ Can lấy làm lạ hỏi:
Thế là ông ngã xuống, chết tức thời. Trước đây, Khương Tử Nha đã dặn ông sau khi đốt bùa uống thì mổ bụng moi tim thì không chảy máu và phải làm thinh về phủ thì tính mạng còn.
Vì ông bị can nhiễu và động tâm bởi lời nói “người vô tâm thì chết” của người đàn bà nọ nên phép thuật không còn hữu hiệu. Cũng có ý rằng lòng tin của ông đã bị lung lay nên phép thuật không còn hữu hiệu.
Qua đó thấy người xưa rất coi trọng vào tín tâm của một người mà khả năng hay năng lực có thể được phát huy một cách chính xác và toàn vẹn hay không. Tỷ Can tuy là một trung quân, đại thần có tài đức, nhưng cuối cùng vì lòng tin bị lung lay mà dẫn đến mất mạng.
Người xưa rất tin vào đạo đức của một người, cho rằng đạo đức mới là gốc rễ của tài năng, gốc có vững thì cành và lá mới chắc chắn. Người có Đức được Thần Tiên phù hộ và giúp đỡ. Ví như vị vua đức độ Văn Vương đã được Khương Tử Nha và rất nhiều kỳ nhân dị sĩ tự nguyện đến giúp đỡ.
Trụ Vương là người văn võ toàn tài, nhưng bất kính với chư Thần lại ham mê tửu sắc nên kết cục tan gia bại sản và chết trong lửa. Trong truyện này và hầu như những truyện thời xưa đều đề cập đến Thiên Thượng và các chư Thần, như truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Hồng Lâu Mộng và Thủy Hử. Vì quan niệm hiện đại khi làm phim người ta cố tình bỏ qua các yếu tố này nhưng nếu xem nguyên tác các đọc giả có thể nhận thấy.
Tuy nhiên, ngày nay phim điện ảnh khi miêu tả lại lịch sử xưa thì đầy rẫy những cảnh bạo lực, giết chóc và tranh đấu. Phim chưa chắc miêu tả đúng về “lịch sử hay bối cảnh xưa” mà có thể đó là “quan niệm của người hiện đại về thời xưa” hay có thể đó là “phản ánh tính cách của con người hiện đại”.
Một đặc điểm là các bộ phim về Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử phần lớn là bỏ qua các yếu tố Thần Tiên trong nguyên tác. Khi ĐCS TQ lên nắm quyền, vì để duy trì quyền lực thống trị duy nhất và thỏa mãn tính đấu tranh, như lời Mao Trạch Đông nói “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, thật sướng vô cùng”.
Chính quyền ấy đã thay đổi lại hệ thống chữ viết của người Trung Quốc thành giản thể và thay đổi cả lịch sử. Mục đích là để người Trung Hoa không thể đọc lại được những tài liệu về văn hóa và lịch sử trong khoảng 2.000 năm trước. Trong khi đó với chữ gốc ở Đoài Loan thì người Đoài Loan hoàn toàn có thể đọc hiểu nhưng văn bản cổ xưa từ hàng ngàn năm trước, vì chữ viết không thay đổi.
Và bằng nhiều cuộc vận động, chính quyền Bắc Kinh đã lần lượt tiêu diệt các tôn giáo lớn như Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Lúc đầu trong Đại Cách mạng văn hóa, ĐCSTQ đã đập phá các điện thờ, đền chùa và tiêu hủy kinh thư, mang ý nghĩa về đạo đức, văn hóa của các tôn giáo này.
Sau đó cho xây dựng lại làm nơi tham quan du lịch nhưng đảm bảo là cốt lõi bên trong đã mất. Cùng với việc tiêu diệt văn hóa là thay đổi lịch sử, kiểm soát bộ máy tuyên truyền gồm truyền hình, báo chí và cả điện ảnh, âm nhạc, internet, chặn facebook, youtube, google,….
Hãy xem một ký tự Trung Hoa truyền thống về chữ “Tuệ” (nghĩa là trí tuệ, cũng phiên âm khác là Huệ):
Vì lý do chứa hàm nghĩa từ văn hóa truyền thống và không để người Hoa tiếp cận với nguồn tài liệu về lịch sử chân thật viết bằng ký tự truyền thống nên Mao Trạch Đông đã hủy chữ và thay bằng giản thể.
Cái triết lý “đấu tranh” vì “giàu có và công bằng” của ĐCSTQ thật làm cho người ta mê mờ, đôi lúc tôi nói vui là “triết lý chuồng heo” vì ấn tượng bởi một lời nói của Enstein. Vì “đấu tranh vì giàu có” nhưng bất chấp thủ đoạn và đấu tranh vì sự thù hận giai cấp (nếu không có thù hận thì ĐCS TQ sẽ dùng truyền hình, báo chí để tạo thù hận).
Đấu tranh ấy sẽ đem con người đến chỗ không còn coi trọng đạo đức và rất tự tin vào khả năng của mình, sẽ đem khả năng ấy phục vụ lòng tham vô hạn độ của họ và gây bao đau khổ cho người khác, một xã hội như vậy sẽ đem đến tai họa cho môi trường và con người như ô nhiễm không khí, nguồn nước, đồ chơi nhiễm độc chì, sữa nhiễm độc, v..v…
Sự cám dỗ về mặt lợi ích được tạo ra bởi ĐCSTQ có thể dễ lừa người ta tin vào một “hạnh phúc ảo” được xây dựng bằng sự đấu tranh mà bác bỏ đi các giá trị truyền thống, lòng tốt và sự quan tâm vốn có của con người.
Thanh tỉnh trước lợi ích, nhận ra giá trị cốt lõi của văn hóa truyền thống đưa cho con người một cuộc sống cân bằng và hòa hợp với thiên nhiên, đạo Trời là điều mà người Trung Quốc nên nhận ra. Không nên bị cuốn vào những “cuộc đấu tranh” liên miên “với trời, với đất, với người” của ĐCS TQ mà đánh mất tương lai của mình.