Phương pháp dưỡng sinh của 5 vị danh y chỉ gói gọn trong một chữ: Trà

04/11/20, 15:42 Dưỡng sinh

Trong giới y học có một hiện tượng khá kỳ lạ: Những người làm Trung y có xu hướng sống lâu hơn Tây y. Điều này phần lớn là do Trung y tinh thông Trung dược, giỏi dùng thuốc và có những bí quyết riêng của mình. Học Trung y cần phải có ngộ tính, không đơn thuần là y học, nó cũng thuộc phạm trù triết học, không phải là ai cũng có thể hiểu được.

Phương pháp dưỡng sinh của 5 vị danh y chỉ gói gọn trong một chữ: Trà (ảnh 1)
Phương pháp dưỡng sinh của 5 vị danh y chỉ gói gọn trong một chữ: Trà. (Ảnh qua SOH)

Các nhà khoa học đã tính toán rằng tuổi thọ tự nhiên của con người là khoảng 120 tuổi. Nhưng số liệu thống kê gần nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tuổi thọ trung bình của dân số thế giới chỉ là 63 tuổi.

Vậy phải dưỡng sinh như thế nào thì mới có thể trường thọ? Hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm qua 5 bậc thầy trung y nổi tiếng ở Trung Quốc đại lục. Phương thuốc bí truyền trường thọ của họ không thể tách rời một chữ: Trà.

Đoàn Văn Huệ: Trà thích hợp với 600 triệu người

Ông Đoàn Văn Huệ (Duan Wenhui), Phó trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Tây Uyển thuộc Học viện Khoa học Trung y Trung Quốc nói rằng, trà thật tuyệt diệu, phù hợp với 600 triệu người bị cao huyết áp và Lipid máu cao. Bạn có thể tự pha chế tại nhà. Mỗi ngày một cốc, không còn lo lắng về ứ trệ tắc nghẽn!

Những trường hợp nặng chắc chắn sẽ phải dùng đến thuốc, nhưng trong cuộc sống hàng ngày, bạn có thể dùng trà để loại bỏ huyết đọng, khí ứ trệ trong cơ thể. Đối với những người cao huyết áp, lipid máu cao cũng có 3 lựa chọn trà thay thế khác nhau.

Đối với bệnh nhân cao huyết áp, dùng Kim Ngân Hoa, cho thêm 10 gam Hòe Mễ để lọc gan và thanh nhiệt, thêm 10 gam hoa cúc để bổ gan sáng mắt.

Đối với bệnh nhân bị tăng lipid máu, dùng Kim Ngân Hoa cho thêm 10 gam Giảo Cổ Lam để tăng cường cho lá lách và tiêu đàm, thêm 15 gam Sơn Tra để giảm mỡ và kích thích tiêu hóa.

Đối với bệnh nhân tăng đường huyết, thông thường có tình trạng âm hư, khô nóng, có thể dùng Kim Ngân Hoa kết hợp thêm 10 gam Tang Diệp (lá dâu) để thanh nhiệt nhuận táo, 15 gam Câu Kỷ để bồi dưỡng gan thận.

Ba vị thuốc ở trên đều được dùng như là trà, lấy Kim Ngân Hoa làm chủ, các vị còn lại là phụ, sắc hoặc pha trà ngay trong ngày, không uống qua đêm. Kim Ngân Hoa chủ yếu thanh giải huyết độc, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, chống khối u, chống viêm và hạ sốt. Mọi người tương đối quen thuộc với “Ngân kiều giải độc phiến”, “Ngân hoàng phiến” và “ Ngân hoàng chú xạ dịch” là chiết xuất của loài hoa này, có thể an tâm sử dụng.

Phương pháp dưỡng sinh của 5 vị danh y chỉ gói gọn trong một chữ: Trà (ảnh 2)
Câu Kỷ là đông trùng hạ thảo của mọi người. (Ảnh: Pixabay)

Từ Tích Sơn: “Câu Kỷ là đông trùng hạ thảo của mọi người”

Ông Từ Tích Sơn (Xu Xishan), 87 tuổi, dược sĩ cấp quốc gia, đã xác định được vô số dược liệu quý, nhưng dưỡng sinh của ông lại đi theo con đường bình dân.

Ở tuổi này, lưng ông vẫn không cong, mắt không hoa, vẫn có thể chạy xe đạp xung quanh. Ông Từ Tích Sơn nói:

Hai mươi năm trước, sau khi nghỉ hưu, ông bắt đầu ăn một nắm quả Câu Kỷ mỗi sáng, mỗi lần 30 gam.

Giáo sư Sơn không bao giờ mua Câu kỷ trong siêu thị mà đến một hiệu thuốc thông thường. Ông Sơn nói:

“Câu kỷ trong siêu thị không tốt, ghi nơi xuất xứ Ninh Hạ, trên thực tế có thể không phải vậy. Câu kỷ tốt thì to và đầy đặn, không có đốm nâu, có công hiệu bảo vệ sức khỏe tốt nhất.


Ngoài trà Câu Kỷ ra, trong thói quen ẩm thực, trong gà hầm thường cho thêm gừng và Hoàng kỳ; trong đầu cá hầm cho thêm Thiên ma”.

Lưu Thiên Hồ: Hai tách trà chữa bệnh tim

Ông Lưu Thiên Hồ (Liu Tianhu), 85 tuổi, Giám đốc Hiệp hội Trung y tỉnh Sơn Đông, cả đời là một dược sĩ. Khi còn trẻ, ông đã dùng Trung dược dưỡng sinh để chữa bệnh cho chính mình. Thỉnh thoảng bị cảm lạnh, cho nên ông lấy một ít Hoàng kỳ, ngâm nó vào một cốc nước lớn để uống.

Năm 1999, ông Hồ đột ngột bị nhồi máu cơ tim. Sau khi xuất viện, cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên ông dùng Dương Sâm và Đương Quy xay thành bột, hòa nước uống vào mỗi buổi sáng và tối. Ông Hồ nói:

Hai loại thuốc trên kết hợp có tác dụng hoạt huyết, thúc đẩy lưu thông máu trong tim.

Sau khi tình trạng bệnh được cải thiện, ông vẫn tiếp tục uống hàng ngày, nhưng chuyển sang uống một lần vào buổi sáng. Ông cũng cắt nhỏ Sơn Tra (mận bắc) và Quyết Minh ra, đem sao lên để uống hàng ngày.

Sơn Tra có thể làm giảm huyết áp, lipid, kích thích tiêu hóa, khai vị; Quyết Minh có thể làm giảm lipid máu, sáng mắt, lợi cho tiêu hóa.

Phương pháp dưỡng sinh của 5 vị danh y chỉ gói gọn trong một chữ: Trà (ảnh 3)
Sơn Tra làm giảm huyết áp và lipid (Ảnh: Pixabay)

La Nhân: Loại bỏ axit uric, cần thiết cho bệnh gút

Nghiên cứu phát hiện, mướp có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đường xylose… có tác dụng kháng viêm, giảm đau, lợi tiểu. Thường uống trà này có thể đẩy nhanh bài tiết axit uric, là thuốc tốt bổ trợ cho bệnh nhân gút.

La Nhân (Luo Ren): Bác sĩ Trung y nổi tiếng ở tỉnh Quảng Đông, Giáo sư Khoa Trung Y Bệnh viện Nam Phương, Đại học Y Nam.

Phương pháp uống:

Mướp 1 quả gọt bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng, đồng thời cho 1 cây hành lá, một lượng muối thích hợp vào nồi, sau khi đun mướp mềm, thêm 5 gam trà xanh vào ngâm, là có thể dùng.

Lý Kiền Cấu: Trà Tam hoa ngăn ngừa xơ cứng động mạch

Lý Kiền Cấu (Li Qiangou): Bậc thầy Trung y nổi tiếng cấp quốc gia, Chủ tịch danh dự phân hội bệnh tiêu hóa của Hiệp hội Trung y Trung Quốc.

Giáo sư Lý Kiền Cấu đã 78 tuổi, cơ thể khỏe mạnh, còn có thể làm việc được, phần lớn là nhờ thói quen uống trà: Chất Theophylline có trong trà có tác dụng lợi tiểu, uống trà còn có tác dụng hạ cholesterol, chống xơ cứng động mạch.

Phương pháp uống:

Hoa tam thất 1 gam, Hoa hồng 2 gam, hoa cúc 3 gam, trà Long Tỉnh 4 gam (có thể điều chỉnh tùy theo sở thích cá nhân), ngâm hai lần vào nước sôi, uống thay trà.

Hoa tam thất có tác dụng hoạt huyết, hạ huyết áp và lipid, bổ ích thanh nhiệt.

Trà Tam hoa thích hợp cho người trung niên và cao tuổi, người bị cao huyết áp và bệnh mạch vành, nhưng không dùng cho phụ nữ có thai;

Ngoài trà Long Tỉnh, thì Trà đen, Hoa trà, Phổ Nhĩ trà có thể được điều chỉnh theo sở thích cá nhân;

Không nên pha quá nhiều trà, 2 – 4 gam một ngày là thích hợp, khi uống thuốc tây không nên uống với trà.

5 tách trà hội tụ đầy đủ tinh túy trường thọ của 5 vị dược sĩ Trung y. Mỗi tách trà có giá không quá 5 nhân dân tệ (gần 18.000 vnd), công thức đơn giản, nhưng phối hợp rất tinh diệu. Mọi người đều có thể uống được, tác dụng có thể bảo đảm. Tự mình trị bệnh, điều dưỡng, sống lâu!

Thiên Bình

Theo soundofhope.org

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi