Phơi bày sự thật về kho báu vua Hàm Nghi

29/07/11, 19:45 Tin Tổng Hợp

UBND huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Bình báo
cáo về việc tìm kiếm kho báu vua Hàm Nghi của ông Nguyễn Hồng Công.







Thông tin trên Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình (quangbinh.gov.vn) hôm
qua cho hay việc ông Nguyễn Văn Công (trước đó nhiều báo đều đưa là Nguyễn Hồng
Công) tìm thấy kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hoá Sơn là hoàn toàn không có.
Trình bày tại UBND xã Hóa Sơn, ông Công cho biết, việc làm bản tường trình báo
cáo UBND tỉnh là nhằm mục đích để được Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho ông sau mấy
chục năm bỏ công, của đào tìm kho báu vua Hàm Nghi.

Một cửa hầm đào sâu vào núi hàng gần 50m bị bỏ dở (Nguồn: Giáo dục Việt Nam)

Trước đó, ông Nguyễn Văn Công đã viết bản tường trình sự việc, ông tuyên bố phát
hiện kho báu vua Hàm Nghi gửi xã Hóa Sơn (Minh Hoá, Quảng Bình). Ông Công cũng
cam kết không tiết lộ thông tin với người ngoài khi chưa có ý kiến của UBND
tỉnh. Văn bản của ông Công có đoạn: “Qua 14 năm trời ròng rã, suy ngẫm, nghiên
cứu, đào bới, tìm kiếm, nay tôi đã tự giải mã và tìm ra được nơi cất giấu của
cải của vua Hàm Nghi”.

Ông cũng nhấn mạnh: “Để trả lời được bí ẩn công trình này, tôi đã phải trả giá
gần 30 năm và tiêu tốn gần 2 tỷ đồng. Vậy để đảm bảo được công sức và tiền của
đầu tư gần 30 năm qua, tôi đề nghị tỉnh cho phép tôi được hưởng 20% tổng trị giá
của kho báu, thay vì 10% mà ông Trần Sự (Chủ tịch UBND tỉnh trước đây) ký năm
1989”. Ông Công cũng “đề nghị tỉnh cho người giám sát và bảo vệ tôi trong 15
ngày. Nếu có gì sai trái tôi hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật hiện
hành”.

Thời gian qua, dư luận từng xôn xao khi một số báo đã đưa tin về việc “kỳ nhân”
Nguyễn Văn Công tuyên bố chắc chắn có kho báu của vua Hàm Nghi tại xã Hóa Sơn
(huyện Minh Hóa).

Hôm 22/6, khi trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Thanh Xuân, Chánh văn phòng
UBND tỉnh Quảng Bình cho biết Ủy ban tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Minh Hoá kiểm
tra, báo cáo chi tiết tình hình vụ “kỳ nhân” tuyên bố tìm thấy “khoa báu vua Hàm
Nghi” để xử lý.

Ông Xuân cho biết đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào chứng minh sự
tồn tại của kho báu, tất cả lời đồn đoán về kho báu chỉ là qua lời khẳng định
của ông Nguyễn Văn Công (SN 1952 – quê gốc ở Thanh Hóa, từ năm 1982 cư ngụ tại
Đội 4, thôn Đăng Hóa, xã Hóa Sơn, Minh Hóa, Quảng Bình). Ông Công cũng từng yêu
cầu địa phương cử người bảo vệ trong 15 ngày để thực hiện công việc đào bới, tìm
kiếm kho báu. Thậm chí, hồi cuối tháng 6 vừa qua, ông Công đã từng nói rằng dựa
trên những tài liệu thời xưa để lại thì ông đã tự mình đào được đến cửa của kho
báu. Tuy nhiên, những tài liệu về kho báu mà ông Công nói rằng ông tự mình thu
thập được cũng chưa hề được kiểm chứng.

Vua Hàm Nghi là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối
cùng trong lịch sử Việt Nam. Liên quan tới tin đồn về kho báu của vua Hàm Nghi,
đã có rất nhiều người hoang tưởng, tự cho là đã nắm bắt được một vài bí mật xung
quanh kho báu đồ sộ này. Tương truyền, khi vua Hàm Nghi về Ninh Hóa, để chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến trường kỳ, nhà vua đã cho chôn một kho báu tại vùng đất
này.

Vào năm 1982, ông Công cũng từng bỏ ra 5 năm trời ròng rã tìm kiếm kho báu
của vua Hàm Nghi nhưng cuối cùng chỉ thu được… quy luật xây dựng, cất giữ
kho báu. Đến năm 1987, được sự đồng ý của UBND tỉnh Bình Trị Thiên (lúc bấy
giờ), ông Công lại tiếp tục đào bới truy tìm kho báu mà ông luôn tin rằng nó
đang tồn tại đâu đó ở Hóa Sơn. Nhưng vẫn chỉ là hao công tốn của mà kết quả cũng
không như mong đợi.

Năm 1997, ông Công gửi lên các cơ quan chức năng tờ trình về việc phát hiện kho
báu tại xã Hóa Sơn, chủ yếu đề nghị mức độ “ăn chia”. Ông Công viết: “Trong 14
năm tìm kiếm, chi phí tốn 242 triệu đồng (chủ yếu là thời điểm trước năm 1990),
số tiền này do tôi vay mượn nên phải trả gấp 20 lần (khoảng 5 tỉ đồng). Bản thân
xin được hưởng 10% số tài sản thu được như thỏa thuận nếu không đóng thuế; nếu
chịu thuế xin được hưởng 25%. Số tài sản tôi được hưởng sẽ được thanh toán 50%
bằng hiện vật, 50% bằng tiền mặt chậm nhất là 50 ngày kể từ khi chuyển về địa
điểm tập kết”. 


Anh Ngọc
(tổng hợp)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này