Phim cài cắm ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc bị rút khỏi rạp Việt Nam

14/10/19, 16:51 Việt Nam

Bộ phim hoạt hình “Everest: Người tuyết bé nhỏ” của Trung Quốc vừa bị rút khỏi các rạp chiếu phim Việt Nam. Theo đó, trong phim xuất hiện cảnh ‘đường lưỡi bò’ được cho là nhằm tuyên truyền chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hình ảnh đường lưỡi bò gây tranh cãi trong phim. (Ảnh qua Zing.vn)

Tối 13/10, bà Nguyễn Thu Hà, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cho biết phim Everest Người tuyết bé nhỏ (tên gốc Abominable) trong đó có cảnh đường lưỡi bò đã bị rút khỏi cụm rạp của CJ CGV. Các trailer trên hệ thống cũng bị gỡ.

Bà Hà cũng xác nhận đã kiểm tra và thấy trên trailer của đơn vị phát hành có hình ảnh đường lưỡi bò.

Everest: Người tuyết bé nhỏ là bộ phim hoạt hình cho thiếu nhi do hãng DreamWorks của Mỹ hợp tác với công ty Pearl của Trung Quốc sản xuất. Bộ phim kể về hành trình của cô bé gốc Hoa tên Yi cứu người tuyết thoát khỏi sự giam cầm của một nhóm các nhà khoa học và đưa nó trở về quê hương trên đỉnh Everest.

Phim được công chiếu từ ngày 4/10. Sau gần 10 ngày ra rạp Việt, chiều 13/10, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng hình ảnh trên tấm bản đồ của Yi, nơi đánh dấu các danh thắng nổi tiếng cô vẫn mong được tới du lịch, có những nét đứt đoạn giống đường lưỡi bò.

Một khán giả đã xem phim cho biết: “Hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trong 2 đoạn và 4 cảnh phim. 2 cảnh có trong trailer của phim. Còn 2 cảnh nữa, trọn vẹn và rõ ràng hơn xuất hiện ở đoạn những chiếc trực thăng của công ty ông trùm Burnish phát hiện ra Everest trên sân thượng nhà Yi và đã thổi tung “căn cứ” bí mật của cô bé, khiến những bức ảnh đính trên bản đồ bay ra”.

Một vụ việc nghiêm trọng

Bộ phim Everest: Người tuyết bé nhỏ được công chiếu từ ngày 4/10. (Ảnh qua VOV)
Bộ phim Everest: Người tuyết bé nhỏ được công chiếu từ ngày 4/10. (Ảnh qua VOV)

Trả lời phóng viên báo Thanh Niên hôm 13/10, PGS-TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn – Trường ĐH KHXH-NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhận xét: 

“Về mặt văn hóa, đó có thể chỉ là phim cho thiếu nhi. Nhiều đứa trẻ xem có thể cũng không quan tâm, nhưng cũng sẽ có những trẻ quan tâm. Chưa kể một phim để lọt lưới thì nhiều phim sẽ tiếp tục như vậy, sẽ thành tình trạng sai kéo dài thành đúng. Hơn nữa, phim này không chỉ dành cho trẻ em nhỏ tuổi mà có thể còn cho cả tuổi 14 – 15. Nếu nhận thức đó hằn vào tâm trí các em thành chuyện bình thường thì rất nguy hiểm”.

Bên cạnh đó, ông Thạch phân tích: “Một phim đã được hội đồng của nhà nước, là hội đồng phim quốc gia duyệt, thì có nghĩa chúng ta đã duyệt tất cả các chi tiết của nó. Đó là chuyện ảnh hưởng đến ngoại giao. Mà kết luận hội nghị trung ương vừa rồi, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc về vấn đề chủ quyền rồi. Những chi tiết tưởng là nhỏ nhưng về chính trị không hề nhỏ chút nào. Thế thì khác gì việc duyệt một cuốn sách tham khảo mà trong sách lại công nhận đường lưỡi bò ấy. Duyệt như vậy khác gì về mặt nhà nước ta công nhận đường lưỡi bò đó”.

Từ hai khía cạnh trên, ông Thạch đánh giá đây là một vụ việc nghiêm trọng. Đường lưỡi bò được cài vào phim hẳn là có ý đồ, không thể là chuyện tình cờ được.

Hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện trong phim Everest Người tuyết bé nhỏ bị khán giả phát hiện. (Ảnh qua NetNews)

PGS – TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng nhận định: “Phim chiếu rạp Việt Nam mà lại có đường lưỡi bò là không thể chấp nhận được. Cho dù thoáng qua vài giây cũng không thể chấp nhận, vì đó là vi phạm chủ quyền. Đi du lịch mặc áo đường lưỡi bò vào Việt Nam còn phải thay áo, đừng nói đến phim chiếu cho công chúng Việt Nam xem”.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên CJ CGV phát hành một phim có thông điệp về lãnh thổ và biên giới trên biển sai lạc của Trung Quốc. 

Tháng 3/2018, bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ của Trung Quốc do chính đơn vị này phát hành cũng đã bị dư luận phản ứng vì cho rằng phim này có cài cắm nội dung bất lợi cho chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Trong 2 phút cuối phim xuất hiện hình ảnh một vùng biển rộng lớn, trong đó những chiếc chiến hạm của Hải quân Trung Quốc đang bao vây một tàu nước ngoài, đồng thời liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ cho là “Nam Hải” (cách Trung Quốc gọi biển Đông).

Thùy Linh (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?