Pháo đài Tughlaqabad và lời nguyền của tu sĩ thần bí

26/09/16, 10:30 Bí ẩn

Tughlaqabad tọa lạc tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ từng là biểu tượng sức mạnh và quyền lực của triều đại Tughlaq vào thế kỷ 14. Theo truyền thuyết, pháo đài này tàn lụi vì lời nguyền của một tín đồ Hồi giáo Mật tông thần bí.

Tughlaqabad-Fort-Curse
Pháo đài Tughlaqabad tàn lụi dưới lời nguyền của một tín đồ Hồi giáo Mật tông thần bí.

Quá trình xây dựng pháo đài

Chuyện kể rằng, Ghiyath al-Din là nô lệ của Mubarak Khilji, vị vua cuối cùng của triều đại Khilji. Một ngày nọ, 2 người đang đi quanh khu vực là nơi tọa lạc của Tughlaqabad sau này, người nô lệ đã đề nghị với ông chủ xây dựng pháo đài vì cho rằng đây là vị trí lý tưởng. Nhưng khi đó vị quốc vương đã cười nhạo đề nghị của Ghiyath al-Din, và nói rằng ông có thể xây dựng pháo đài tại nơi này khi trở thành vua.

Năm 1320, Khusro Khan đã giết Mubarak Khilji nhưng cuối cùng bị Ghiyath al-Din bắt và chém đầu 1 năm sau đó. Vị quốc vương mới thiết lập triều đại Tughlaq, triều đại Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, do Vương triều Delhi cai trị, với kinh đô nằm tại Tughlaqabad, và bắt đầu xây dựng pháo đài của mình.

Pháo đài Tughlaqabad nằm trên một ngọn đồi đá, một phần của dãy Aravalli ở phía Tây Ấn Độ. Các bức tường quanh pháo đài này có chiều dài khoảng 6km. Việc xây dựng pháo đài bắt đầu từ năm 1321, và hoàn thành vào 4 năm sau đó. Theo truyền thuyết, hộp sọ của kẻ thù người Mông Cổ đã bị Ghiyath al-Din giết chết được sử dụng làm vật liệu xây dựng pháo đài.

Tughlaqabad-fort-wall_0
Quang cảnh bức tường của pháo đài Tughlaqabad.

Ngoài vai trò là thủ phủ của triều đại mới, pháo đài được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ vương triều chống lại các cuộc tấn công của Mông Cổ.

Chúng ta xó thể thấy rõ chức năng phòng thủ của Pháo đài Tughlaqabad qua vị trí trên một đồi đá cao. Bên cạnh đó, các bức tường của pháo đài được xây bằng các khối đá khổng lồ. Ở một số nơi, các bức tường có khi đến độ dày 10m. Trong khi các bức tường có lỗ châu mai và thành lũy cũng được xây dựng men theo tường thành, trong đó có một số cao đến 30m.

Bên trong các bức tường lớn này là cung điện, thánh đường Hồi giáo, và hội trường khán giả, minh chứng cho sự hùng vĩ của một triều đại mới.

Tughlaqabad-massive-fort
Tường Pháo đài Tughlaqabad đồ sộ.

Cái chết của Quốc vương

Dù Pháo đài Tughlaqabad hùng vĩ như thế nào cũng không tránh khỏi thực trạng bị bỏ hoang không lâu sau khi được hoàn thành.

Vào năm 1325, Ghiyath al-Din trở về từ một chiến dịch quân sự ở Bengal. Trên đường trở về Delhi, quốc vương tham dự một buổi tiếp kiến với con trai mình và tai nạn đã xảy ra, một lều vải to sụp đổ ngay trên đầu Ghiyath al-Din, dẫn đến cái chết của quốc vương. Theo một nguồn tin, vụ tai nạn là âm mưu của con trai ông và người kế nhiệm, Muhammad Tughluq.

Sau đó quốc vương mới xây dựng pháo đài Adilabad trên ngọn đồi phía Nam của Tughlaqabad, pháo đài cũ đã bị bỏ hoang nhiều năm dưới triều đại của Muhammad.

Pháo đài bị nguyền rủa

Tughluqs-tomb
Mộ của Ghiyath al-Din nhìn từ Tughluqabad.

Theo truyền thuyết, cái chết của Ghiyath al-Din và việc pháo đài của ông bị bỏ hoang là kết quả của một lời nguyền hoặc tiên tri. Vị quốc vương này trước đó đã tranh cãi với một tín đồ Hồi giáo mật tông thần bí tên Nizam-ud-din.

Người ta tin rằng việc quốc vương muốn xây dựng pháo đài tốt hơn đã khiến nhà thần bí tức giận và tiên đoán rằng quốc vương sẽ chết khi quay lại Delhi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do vị quốc vương đã cấm người dân giúp đỡ tín đồ Hồi giáo mật tông này.

Ngoài ra, Nizam-ud-din cũng lưu ý rằng pháo đài Tughlaqabad có thể sẽ bị bỏ hoang hoặc sẽ trở thành nơi sinh sống của người dân bộ tộc Gujjar. Dường như cả hai lời nguyền hoặc tiên tri của nhà thần bí này đều trở thành sự thật.

Vào năm 2014, Viện Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) báo cáo lại và bắt đầu sửa chữa pháo đài Tughlaqabad. Ngoài việc phục hồi lại pháo đài đã trở thành đống đổ nát qua nhiều thế kỷ, ASI còn có kế hoạch phát triển những khu vực xung quanh, bao gồm: xây dựng những băng ghế đá cho du khách, làm đẹp vườn cây xung quanh, và nâng cao tiện ích công cộng.

Tân Dân, theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?