Phanh phui vụ nâng điểm ở Hà Giang: Chân dung 3 thầy giáo ‘anh hùng’

18/04/19, 09:30 Việt Nam

3 thầy giáo ở Hà Nội, Vũ Khắc Ngọc, Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Tùng là những người đầu tiên đặt nghi vấn và đưa những tiêu cực trong thi cử ở Hà Giang ra ánh sáng.

Ba thầy giáo ‘anh hùng’. (Ảnh qua Báo Mới)

Chân dung 3 thầy giáo “anh hùng”

Từ cuối 2018 đến nay, vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang cuối cùng cũng được khởi tố điều tra. Vũ Trọng Lương, phó phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD&ĐT Hà Giang, người trực tiếp nâng điểm thi cho các thí sinh đã bị bắt.

Trong lịch sử nước nhà, đây được coi là vụ “gian lận thi cử” lớn nhất, gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Và 1 trong những người dũng cảm đầu tiên đặt nghi vấn về tiêu cực tại điểm thi này lại là thầy Vũ Khắc Ngọc (SN 1986), đang công tác tại một Tcrung tâm giáo dục online ở Hà Nội.

Thầy Ngọc được rất nhiều học sinh biết đến với vai trò tư vấn mùa thi, tư vấn tuyển sinh ở các trường đại học và cực nổi tiếng với lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội Facebook.

Từ trái qua: Thầy Hà, thầy Tùng, thầy Ngọc, 3 thầy giáo góp phần phanh phui tiêu cực sửa điểm thi ở Hà Giang.(Ảnh qua Báo Mới)

Ngay từ khi điểm thi được công bố, thầy Ngọc cùng 2 đồng nghiệp, thầy Đỗ Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Tùng đã tổng hợp, phân tích đưa ra những thống kê bất thường trong điểm thi ở Hà Giang và đăng tải trên mạng xã hội.

Những phân tích ấy đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng, báo chí và đặc biệt là các sĩ tử. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã nhanh chóng vào cuộc xác minh và yêu cầu phía Hà Giang điều tra lại toàn bộ quá trình chấm thi .

Phát hiện tiêu cực và phân biệt Thủ khoa “dởm”

Những thông tin phân tích về bất thường trong điểm thi ở Hà Giang được thầy Ngọc  cập nhật liên tục và rất có cơ sở. Đáng chú ý nhất là đoạn chia sẻ về khác biệt giữa các Thủ khoa “dởm”  tại Hà Giang và Thủ khoa ở các tỉnh thành khác.

“Một trong những dấu hiệu “nghi vấn” đầu tiên thầy và một số thầy cô khác cảm nhận được ở Hà Giang chính là sự bất thường từ chính các bạn Thủ khoa”, thầy Ngọc chia sẻ.

Vào sáng 11/7, ngay sau khi danh sách các thí sinh cao điểm nhất cả nước được công bố, các thầy cùng các bạn học sinh đã tìm kiếm Facebook của các Thủ khoa.

Thầy Ngọc là giáo viên được nhiều học sinh quý mến. (Ảnh qua Báo Tiền Phong)

Theo phân tích của thầy Ngọc thì Facebook các thủ khoa ở Phú Thọ, Bắc Ninh rất dễ bắt gặp các dòng chia sẻ, báo tin vui. Bạn bè, người thân, họ hàng thay nhau đưa tin rồi vào chúc mừng các bạn rất rôm rả, ai cũng vui mừng, thán phục, …

Đó là một sự xác thực, một sự công nhận, tự hào của mọi người trước kết quả trên. Ngược lại hoàn toàn, Facebook các Thủ khoa ở Hà Giang, Sơn La lại im lìm, thậm chí đôi khi lác đác comment bày tỏ cảm xúc phẫn nộ.

Sự phi lý càng dễ nhận thấy qua điểm số của một trong những bạn ở Hà Giang, được các thầy chỉ ra khi bạn này đạt điểm trên 9,5 ở cả 3 môn KHTN (Lý, Hóa, Sinh), một điều vừa không thể, vừa không cần thiết trong bối cảnh thi và xét tuyển của năm nay.

Sự bất thường trên lại được củng cố thêm một lần nữa khi vài ngày sau, các báo lần lượt đăng tin, bài và clip phỏng vấn các Thủ khoa ở Phú Thọ, Bắc Ninh nhưng  không có báo nào đăng bài phỏng vấn các Thủ khoa ở Hà Giang.

Hỏi phóng viên của nhiều tờ báo lớn thì đều nhận được câu trả lời chung: “Không hiểu sao không thể liên hệ được với các bạn này, kể cả phụ huynh và các thầy cô có liên quan cũng từ chối trả lời”.

Cuối cùng, thầy Ngọc chia sẻ thêm: “chỉ cần một vài phóng viên nhạy cảm, một vài điều tra viên giàu kinh nghiệm, hoặc vài chuyên gia tâm lý tiếp cận và hỏi han các bạn Thủ khoa này, chỉ vài câu thôi thì có lẽ sự thật sẽ lòi ra hết…”.

Bên cạnh đó, thầy còn có những phân tích “bóc phốt” về đoạn trao đổi của một Thủ khoa ở Hà Giang khi giải thích với một tờ báo về điểm cao của bản thân.

Theo đó, nam sĩ tử này đạt 27,9 điểm với môn Tiếng Anh 9,4, Toán 9 và Vật lý 9,5 điểm. Chia sẻ với một tờ báo, sĩ tử này cho biết mình học kém Vật lý nhất trong 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển A1, vì vậy chỉ làm chắc khoảng 25-30 câu và cho rằng “những câu đầu không khó”. Những câu khó hơn, thì em đi hỏi các bạn xung quanh.

“Em thi tại điểm trường THPT chuyên Hà Giang. Phòng thi có hai hay ba bạn cùng lớp. Em hỏi ý kiến được khoảng 3-4 câu. Giám thị không để ý mấy…”, nam sĩ tử cho hay.

Thầy Ngọc đã chia sẻ rằng: “Hãy nhớ rằng gần 1 triệu thí sinh đi thi năm nay chỉ có 2 điểm 10 và 19 điểm 9.75 môn Vật Lý và năm nay mỗi thí sinh chỉ có 50 phút để giải quyết 40 câu, mỗi thí sinh 1 đề thi khác nhau . Thế mà bạn của (x) lại có thể thừa thời gian và trí tuệ để giúp bạn của mình giải thêm 3-4 câu (đương nhiên là những câu rất khó) để đạt điểm 9.5.

Tôi thì không dám tin, bởi nếu vậy thì bạn của (x) hẳn là phải siêu giỏi và siêu rảnh. Hoặc bây giờ cứ giả như những điều mà (x) nói là thật thì xin mời Bộ GD&ĐT và Bộ Công an điều tra kỷ luật phòng thi, xem tại sao có 3 thí sinh ở các vị trí khác nhau, đề thi khác nhau trong phòng mà lại có thể giúp nhau làm 3-4 câu khó nhất trong đề. Với kết quả tổng hợp ở Hà Giang thì đây chắc chắn không phải là phòng thi duy nhất có tình trạng này…

Giận run người trước mỗi bất công

Trao đổi với phóng viên, thầy Ngọc cho hay rằng, khi nhìn vào những điểm thi bất thường ở Hà Giang anh đã rất phẫn uất, thậm chí giận run người vì sự bất công.

Thầy Ngọc cho biết: “Mình thấy phẫn uất, giận run người vì quá bất công, tàn nhẫn. Nếu không có một nhóm nào đó “thổi lửa”, đứng mũi chịu sào để công khai thì sự việc sẽ rơi vào quên lãng hoặc thông tin bị nhiễu loạn. Với tư cách là những người thầy và trách nhiệm công dân, nhóm mình quyết tâm làm”.

Thầy cũng chia sẻ thêm rằng đã nhận được gửi tin nhắn của một số người ẩn danh đe dọa các thầy cả những em học sinh phản ánh thông tin trên. Nhưng vì nghĩ tố giác tiêu cực cần sự dũng cảm và mưu trí nên các thầy bỏ qua sự lấn cấn lúc ban đầu để quyết tâm làm đến cùng.

Thầy Vũ Khắc Ngọc từng tốt nghiệp chuyên ngành Hóa học của Đại học Khoa học Tự nhiên và đang công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thầy cũng là một trong những “cao thủ” luyện thi môn Hóa được nhiều học sinh yêu mến.

Vũ Tuấn (t/h)

Xem thêm:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này