Ông Tập sửa đổi Hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ của mình lên con số 3?

21/09/17, 08:51 Đả hổ diệt ruồi

Trong Đại hội 19, “Tư tưởng Tập Cận Bình” có thể được đưa vào Điều lệ Đảng. Ngoại giới cho rằng, bước tiếp theo ông Tập có thể sửa đổi Hiến pháp để chuẩn bị pháp lý cho việc kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch quốc gia của mình.

Ông Tập có thể sửa đổi Hiến pháp để chuẩn bị pháp lý cho việc kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch quốc gia của mình. (Ảnh: New York Post)
Ông Tập có thể sửa đổi Hiến pháp để chuẩn bị pháp lý cho việc kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch quốc gia của mình. (Ảnh: New York Post)

Minh Báo (Hong Kong) tháng 3 năm nay đưa tin tiết lộ rằng, có thể trong Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc năm sau, sẽ khởi động việc chỉnh sửa Hiến pháp; nếu thuận lợi, thì chậm nhất là vào Hội nghị lần thứ 2 của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 13 diễn ra vào năm 2019 sẽ xem xét chỉnh sửa Hiến pháp.

Việc sửa đổi Hiến pháp có thể bao gồm 2 nội dung lớn: Một là thêm “tư tưởng Tập Cận Bình” vào Điều lệ Đảng; Hai là, trong cơ cấu quốc gia thành lập thêm Ủy ban Giám sát quốc gia.

Tin tức chỉ ra, hiện tại Văn phòng Trung ương ĐCSTQ đã bắt tay vào thực hiện công tác sửa đổi Hiến pháp, trong đó nhiệm kỳ của Chủ tịch quốc gia có thể có thay đổi lớn.

Hiện tại, Hiến pháp Trung Quốc quy định nhiệm kỳ Chủ tịch quốc gia cho mỗi khóa là 5 năm, Chủ tịch quốc gia “không được làm vượt quá hai nhiệm kỳ liên tiếp”, nhưng trong Điều lệ Đảng thì lại không có quy định giới hạn nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Đảng.

Ngoại giới cho rằng, để cân đối cơ cấu quyền lực, không ngoại trừ khả năng trong khi sửa đổi Hiến pháp, cụm từ “Chủ tịch quốc gia không được vượt quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” sẽ được xóa.

Ngoại giới phần lớn cho rằng, sau khi nhậm chức, chiến dịch đả hổ phòng chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng vẫn chưa hạ được “trùm huấn luyện tham nhũng Giang Trạch Dân” và nhân vật quyền lực thứ 2 của phe Giang là Tăng Khánh Hồng. Nếu ông Tập Cận Bình chỉ liên nhiệm được hai nhiệm kỳ, thì sau khi ông nghỉ hưu có thể sẽ gặp nhiều bất trắc, vì thế có thể ông Tập sẽ tiếp tục liên nhiệm sau Đại hội 20 năm 2022 của ĐCSTQ.

Tờ báo Tin tức Kinh tế Nhật Bản ngày 29/08 tiết lộ nguồn tin rò rỉ từ Bắc Kinh, cho biết ông Tập đã lên kế hoạch hủy bỏ quy tắc ngầm về chế độ nghỉ hưu “Từ 67 tuổi trở xuống tiếp tục, từ 68 trở lên nghỉ hưu”, như vậy vào năm 2022 ông Tập 69 tuổi vẫn có thể tiếp tục liên nhiệm.

Chủ biên tạp chí chính luận “Bắc Kinh Chi Xuân” Hồ Bình ngày 05/08 phân tích rằng, trước Đại hội 19 người kế nhiệm “đời thứ 6” của ĐCSTQ, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh bất ngờ bị hạ bệ, điều này có nghĩa là ông Tập vẫn muốn nắm quyền sau Đại hội 20, bởi vì ông đã đi tới bước này thì rất khó có thể dừng lại, không nắm được quyền lực thì cũng đồng nghĩa với nằm trong tình cảnh nguy hiểm.

Chuyên gia nghiên cứu kinh tế chính trị Trung Quốc – Victor Shih, ngày 04/08 cũng đã đưa ra cách nghĩ tương tự khi trả lời phỏng vấn với hãng truyền thông quốc tế Đức Deutsche Welle rằng, sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình ít nhất sẽ tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi hiện giờ không có “người nối nghiệp” nổi bật nào cả, hơn nữa cũng không có đề cử người nối nghiệp.

Từ năm ngoái đã có tin tức dự đoán 3 bước đi của ông Tập để hiện thực hóa giấc mơ ’30 năm chúa tể chính đàn’ của mình. Bước thứ nhất, hủy bỏ quy tắc “7 lên 8 xuống”; bước thứ 2, Đại hội 19 không bồi dưỡng “người nối nghiệp”; bước thứ 3, thực hiện chiến lược thu hút sự ủng hộ của dư luận, tạo thuận lợi cho việc lưu nhiệm của mình.

Từ Đại hội 18 của ĐCSTQ cho đến nay, ông Tập Cận Bình đã hạ bệ rất nhiều lãnh đạo đầu não của ĐCSTQ, bao gồm Ủy viên Bộ Chính trị Tôn Chính Tài, cựu Thường ủy Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, các cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, cựu Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Lệnh Kế Hoạch, Phó chủ tịch Hội Hiệp thương Chính trị Trung Quốc Tô Vinh và hơn 200 “đại lão hổ” khác nữa.

Cuộc chiến quyền lực Tập Cận Bình – Giang Trạch Dân đã bước sang giai đoạn một mất một còn, ông Tập Cận Bình nhiều lần nói rằng, “đả hổ phòng chống tham nhũng là đã giương cung thì không thể rút tên trở lại”, sau Đại hội 19 vẫn sẽ tiếp tục đả hổ phòng chống tham nhũng.

Lê Hiếu biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?