Nông dân kiện UBND thị xã xâm nhập trái phép rồi treo biển ‘không phận sự cấm vào’

26/10/22, 10:20 Việt Nam

Một người nông dân nuôi cá kèo ở Sóc Trăng đã khởi kiện UBND thị xã Vĩnh Châu vì huy động lực lượng hơn 50 cán bộ, tự ý phá hàng rào, xâm nhập vào trang trại của ông…

Theo PLO, người khởi kiện là ông Chu Đức Chương (48 tuổi, ngụ phường 1, thị xã Vĩnh Châu) và người bị kiện là UBND thị xã Vĩnh Châu.

Thiệt hại ít nhất 7 tỷ đồng

Theo đơn khởi kiện, ông Chương có hợp đồng thuê quyền sử dụng để chăn nuôi thủy sản trên địa bàn phường Vĩnh Phước (thị xã Vĩnh Châu), thời gian thuê ghi trên hợp đồng là 7 năm. 

Sau đó, tháng 7/2019, ông Chương đã đầu tư cải tạo đất, phân thành 11 ao nuôi cá kèo và tiến hành sửa chữa, xây dựng ba căn nhà chòi. Cạnh đó, ông đăng ký lắp trạm biến áp điện, thiết kế hệ thống cống nước liên hoàn…

Đến tháng 1/2022, một doanh nghiệp đầu tư dự án tên ‘Nhà máy điện gió số 2 Sóc Trăng’ trong khi xây trụ T4 đã làm sụp đáy ao và vỡ hoàn toàn phần lớn một bờ ao của ông Chương. Theo người khởi kiện, đây là ao chứa nước, được xử lý để cung cấp cho toàn trại, quyết định ‘sống còn’ trong chăn nuôi.

“Doanh nghiệp đã vi phạm đặc biệt nghiêm trọng toàn bộ các quy định của Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật. Hành vi nêu trên thật sự là hoạt động phá hoại, gây thiệt hại khoảng 7 tỷ đồng vốn đầu tư cùng công sức lao động của nhiều người trong suốt một năm, thất thu thực tế khoảng 20 tỷ đồng theo thời điểm hiện nay”, ông Chương nêu trong đơn kiện.

Ông Chương khởi kiện UBND thị xã Vĩnh Châu vì huy động lực lượng hơn 50 cán bộ, tự ý phá hàng rào, xâm nhập vào trang trại của ông. (Ảnh: Báo Giao Thông)

Vi phạm của phía đơn vị thực hiện dự án đã được UBND phường Vĩnh Phước lập biên bản ghi nhận vào chiều 14/1, tuy nhiên, ông Chương không hề nhận được sự khắc phục.

Vừa phản ánh, liền bị cắt điện

Đáng nói, ngày 20/5, thông qua hệ thống camera an ninh của trang trại, ông Chương phát hiện có khoảng 50 người, sau đó được xác định là cán bộ thuộc các sở ngành chức năng tại thị xã Vĩnh Châu, có hành vi tự ý phá hàng rào, xâm nhập vào trang trại của ông.

Những người này sau đó treo nhiều bảng “Không phận sự cấm vào” để bảo vệ cho đơn vị thi công thực hiện dự án điện gió số 2, kéo đường dây điện ngang qua phần đất trang trại của ông, trong khi không có sự đồng ý của ông.

Vụ việc được ông Chương điện thoại báo với lãnh đạo UBND thị xã. Thế nhưng, ngay sau khi phản ánh, toàn bộ trang trại của ông Chương bất ngờ bị mất điện.

Quá bức xúc trước hành vi trên, ông Chương đã làm đơn kiện gửi lên TAND tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, ông yêu cầu tòa án giải quyết tuyên bố hành vi của UBND thị xã Vĩnh Châu khi huy động lực lượng tự ý phá hàng rào, vào trang trại của ông khi không có sự cho phép là trái pháp luật; buộc UBND thị xã Vĩnh Châu tháo dỡ toàn bộ các bảng “Không phận sự cấm vào” và trả lại hiện trạng ban đầu cho trang trại.

Ông Chương phát hiện nhiều người có hành vi tự ý phá hàng rào, xâm nhập vào trang trại của ông và treo nhiều bảng ghi dòng chữ “Không phận sự cấm vào”. (Ảnh: PLO)

Trong phiên xét xử sơ thẩm, ông Chương đặt câu hỏi, liên quan đến cơ sở pháp lý, quy định nào để UBND thị xã Vĩnh Châu thực hiện việc phá rào trang trại của ông trong ngày 20/5.

Đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết đây là thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để dự án điện gió số 2 Sóc Trăng đảm bảo tiến độ vì hiện đã trễ so với kế hoạch.

Theo đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu, căn cứ theo Luật Đất đai, Thông báo Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng nhiều văn bản khác, cơ quan này đã ban hành Kế hoạch số 56. Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là bảo vệ thi công, qua đó nhằm đảm bảo cho đơn vị thực hiện dự án điện gió hoàn thành việc kéo dây điện từ trụ T4 sang trụ T5, đang ngang trang trại của ông Chương.

Tuy nhiên, khi được hỏi điều khoản nào của Luật Đất đai quy định cho phép lực lượng chức năng phá hàng rào nhà ông Chương, đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu không trả lời. 

Cần phải ‘mạnh tay’ để đảm bảo tiến độ

Tại tòa, ông Chương cho rằng kế hoạch số 56 của UBND thị xã Vĩnh Châu được ban hành không phù hợp quy định pháp luật. 

Hơn nữa, đối tượng thi hành hoàn toàn không có tên ông Chương và bản thân ông cũng không nhận được bất kỳ văn bản nào từ phía cơ quan chức năng. Do đó, không biết được nghĩa vụ phát sinh để thực hiện.

Ngoài ra, kế hoạch số 56 thể hiện chỉ bảo vệ thi công trong 2 ngày (20 và 21/5), tuy nhiên trên thực tế UBND thị xã đã phá rào và chiếm dụng phần đất trang trại của ông kéo dài đến 5 ngày, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, việc sản xuất kinh doanh của ông.

Trước những cáo buộc của ông Chương, đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu nói rằng ông Chương là một trong 3 hộ dân ở địa phương không hợp tác cho công nhân thi công dự án triển khai thực hiện các công việc. Do đó, UBND thị xã cần phải “mạnh tay” để đảm bảo tiến độ cho dự án điện gió theo đúng kế hoạch đề ra. Từ đó, UBND thị xã đã huy động hơn 50 người đến phá rào, bảo vệ cho các công nhân thực hiện kéo dây điện.

HĐXX đặt vấn đề: “Có nhất thiết phải huy động lực lượng đông như vậy để thực hiện Kế hoạch số 56 hay không? Kế hoạch này ban hành ngày 19/5 và triển khai thực hiện trong ngày 20/5, như vậy có đảm bảo tống đạt đến tay đương sự hay không?”.

Trả lời, đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu cho rằng việc huy động nhiều người là cần thiết, bởi lẽ dự án điện gió đã quá chậm, nên cần phải tăng tốc, bảo vệ thi công theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. 

Về vấn đề Kế hoạch ban hành một ngày trước khi thực hiện, đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu khẳng định đây cũng là cần thiết do “Gấp rút hoàn thành dự án”.

Tòa nói gì?

Tại phiên xét xử sáng 25/10, đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu thừa nhận chưa ban hành quyết định cưỡng chế, kế hoạch thực hiện chỉ trong 2 ngày. Tuy nhiên, thực tế phải kéo dài đến 5 ngày mới có thể hoàn thành.

TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Chu Đức Chương. (Ảnh: PLO)

Mặc dù vậy, đại diện UBND thị xã Vĩnh Châu cho hay: “Việc thực hiện không làm ảnh hưởng đến gia đình của ông Chương, không gây thiệt hại gì và sau khi phá rào, lực lượng đã phục hồi hiện trạng như ban đầu”.

Theo báo Người Lao Động, từ các hồ sơ và ý kiến tranh luận tại phiên tòa, HĐXX bác đơn kiện của ông Chương. Đối với yêu cầu của người khởi kiện đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xác minh hành vi xâm phạm chỗ ở, cơ sở sản xuất, HĐXX cho rằng không có cơ sở pháp lý.

Kết thúc phiên xét xử, ông Chương cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo.

Xuân Hạ (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc