Nông dân Ấn Độ nhẫn nhịn “hiện thân thần thánh” phá hoại mùa màng

19/06/15, 18:04 Cuộc sống

Dù loài khỉ nâu vừa ăn vừa phá hoa màu, nhưng các nông dân ở miền Bắc Ấn Độ không dám động vào chúng, vì cho rằng loài khỉ này là hiện thân của thần thánh.

Khỉ nâu thường xuyên ăn hoa màu của nông dân Ấn Độ.

Người nông dân ở miền bắc Ấn Độ đang phải đối mặt đối mặt với tình thế khó xử, khi loài khỉ nâu, một loại khỉ nhỏ vốn là biểu tượng tín ngưỡng tại Ấn Độ và được xem là hiện thân của thần Hanuman trong Hindu giáo, thường xuyên phá hoại mùa màng của họ.

Nhiều người lo ngại rằng, nếu xung đột giữa loài khỉ này và những người nông dân tăng cao thì con người có thể sẽ ra tay, và thậm chí sẽ đe doạ sự tồn vong của chúng.

Để tìm hiểu kỹ hơn, các nhà khoa học đang nghiên cứu về cách nhà nông Ấn Độ phản ứng lại với loài động vật đang tàn phá vụ mùa của họ. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Động vật Hoang dã châu Âu.

Tiến sỹ Sindhu Radhakrishna từ Viện Nghiên cứu Quốc gia Cao cấp ở Bangalore, Ấn Độ cùng các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến thái độ và cách người nông dân đối xử với khỉ nâu, một loài vật có vị thế đặc biệt.

Trong suốt 6 tháng, họ phỏng vấn các nông dân sống ở quận Bilaspur, bang Himachal Pradeshin, miền bắc Ấn Độ.

Nông dân Ấn Độ vẫn sùng kính khỉ nâu, bất chấp sự tàn phá mùa màng của loài này.

Những người nông dân được yêu cầu đánh giá quy mô thiệt hại đối với vụ mùa và kế sinh nhai của họ mà loài động vật này gây ra. Họ cũng được yêu cầu so sánh thiệt hại do khỉ nâu gây ra với thiệt hại gây ra bởi các loài động vật khác.

Số lượng khỉ nâu tại Ấn Độ đã tăng đáng kể, từ 400.000 trong năm 1988 lên 3 triệu trong năm 1994, theo một kết quả thống kê. Số lượng khỉ nâu cũng đã tăng gấp đôi trong khu vực được nghiên cứu trong vài thập niên qua.

Loài khỉ này không những chỉ ăn mà còn phá hoại hoa màu. Chúng thường xuyên di chuyển thành những đàn lớn trên đồng ruộng, gây thiệt hại nặng nề, làm mất nguồn thu của người nông dân.

Tuy nhiên, các khảo sát cho thấy những người nông dân vẫn đối xử với loài khỉ này khác so với các loài khác.

Dù biết rằng khỉ nâu là loài động vật phá hoại mùa màng nhưng những người nông dân vẫn tiếp tục xem chúng là một biểu tượng tín ngưỡng”, Tiến sỹ Radhakrishna nói với BBC Earth. “Vì vậy, dù đổ lỗi cho loài khỉ mang lại những thiệt hại vật chất và kế sinh nhai của mình, họ cũng không dám làm hại chúng”.

Bên cạnh việc ăn hết mùa vụ, khỉ nâu còn di chuyển thành từng đàn lớn, khiến những cây thu hoạch khác bị tàn phá.

Lợn hoang, một loài động vật phá hoại mùa màng khác ở bắc Ấn Độ, thì lại bị đối xử khác.

Thế nhưng kết quả nghiên cứu cũng đi kèm với lời cảnh báo. “Ngay cả niềm tin tín ngưỡng cũng có giới hạn của nó”, bà Radhakrishna nói. “Nhiều nông dân đã xin giấy phép để bắn hạ khỉ nâu, dù điều này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vào năm 2010 ở Himacha Pradesh”.

Kết quả khảo sát cho thấy, người nông dân chủ yếu đổ lỗi cho chính phủ vì không kiểm soát được sự bùng nổ về số lượng của loài khỉ.

Trong quá trình nghiên cứu, Tiến sỹ Radhakrishna nhận thấy người nông dân vô cùng nhẫn nhịn trước loài khỉ. Tuy nhiên, nếu các vụ phá hoại mùa màng không được giải quyết thì điều này có thể thay đổi.

Xung đột giữa con người và “vị thần” của họ không những ảnh hưởng tới người nông dân mà còn đến sự tồn tại lâu dài của loài khỉ nâu, Tiến sỹ Radhakrishna nói thêm.

Theo BBC

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?