Những sinh vật không cánh biết bay kỳ lạ

02/03/15, 04:10 Bí ẩn
Tạp chí khoa học Anh New Scientist vừa giới thiệu những sinh vật có khả năng “bay” kỳ lạ trên không trung mặc dù chúng không có cánh.

Tạp chí khoa học Anh New Scientist vừa giới thiệu những sinh vật có khả năng “bay” kỳ lạ trên không trung mặc dù chúng không có cánh.

1. Cá chuồn Đại Tây Dương

Cá chuồn Đại Tây Dương. Ảnh: Michael Nolan/Splashdowndirect/Rex Features

Sinh vật bay kỳ lạ đầu tiên phải kể đến loài cá chuồn Đại Tây Dương (tên khoa học Cypselurus melanurus). Chúng lấy tốc độ bay để vọt lên mặt biển nhờ đập mạnh vây đuôi và giữ thăng bằng trên không nhờ vây ngực. Sau đó, chúng ở trên không được khoảng 45 giây và rớt xuống nước cách chỗ “lấy đà bay” lên đến 500m. Hiện có khoảng 500 loài cá chuồn được biết đến trên thế giới.

2. Rắn “bay”

Rắn cây Chrysopelea paradisi biết bay. Ảnh: Cede Prudente/Photoshot

Một loài rắn sống trên cây có tên khoa học Chrysopelea paradisi có khả năng bay độc đáo. Khi bay, chúng ép cơ thể dẹp xuống tới mức tối đa, tạo thành bề mặt cơ thể phẳng có tác dụng như cánh, đồng thời cơ thể phẳng này uốn lượn nhấp nhô trên không để tạo sự thăng bằng. Loài rắn này có thể lướt mình hàng chục mét từ cây này sang cây khác và thậm chí có thể tránh “những chướng ngại vật” trong quá trình bay.

3. Kiến “bay”

Kiến “bay” Cephalotes atratus. Ảnh: myrmecos.net

Kiến cũng biết bay. Đây là sự thật ít nhất là đối với loài kiến Cephalotes atratus sống tại các khu rừng mưa nhiệt đới Amazon. Các loài kiến sống trên tán cây, chẳng may nếu bị rơi xuống thì đồng nghĩa với “chết”. Nhưng đối với kiến Cephalotes atratus thì lại đặc biệt, trong khi đang bị sà xuống đất thì chúng có thể thực hiện chuyển động “lượn” trở lại thân cây.

4. Ếch “bay”

Ếch cây Rhacophorus pardalis biết “bay”. Ảnh: Timothy Laman/NGS/Getty Images

Loài ếch cây Rhacophorus pardalis sống ở các khu rừng Đông Nam Á cũng có khả năng bay. Chúng nâng cơ thể và bay giữa các cây nhờ vào màng da giữa các ngón chân.

5. Thằn lằn “bay”

Thằn lằn “bay” Draco obscurus. Ảnh: Chien Lee/Minden Pictures/FLPA

Có hàng chục loài thằn lằn bay được biết đến trên thế giới, chúng còn được gọi là “rồng bay”, chẳng hạn như loài rồng bay Draco obscurus. Loài bò soát này lượn tuyệt vời giữa không trung và hiếm khi rớt xuống đất là nhờ dựa vào “đôi cánh” – màng da mở rộng được hình thành từ hai bên sườn. Một số hóa thạch thằn lằn bay – sống cùng thời với khủng long – được tìm thấy nhưng các nhà khoa học cho rằng giữa chúng và loài Draco obscurus không có chung họ hàng.

6. Vượn cáo “bay”

Vượn cáo “bay” Galeopterus variegatus. Ảnh: Timothy Laman/NGS/Getty Images

Trong “gia đình” động vật có vú, loài vượn cáo bay Galeopterus variegatus có khả năng lướt mình phi thường giữa các cây với khoảng cách trung bình 30-50m và tối đa lên tới 150m. Loài này không có họ hàng với loài sóc bay.

Thiên Nhiên

 

Các nhà khoa học đã chọn ra top 10 loài mới được phát hiện năm 2011, bao gồm nhện lông rậm màu xanh ở Brazil, khỉ mũi hếch ở Myanmar, loài phong lan nở ban đêm ở Papua New Guinea, loài sứa hộp ở vùng biển Caribe, …

Các kỹ sư Học viện công nghệ Massachusetts đã lập mô hình toán học về lớp phủ trên cùng của mặt đường và đề xuất cách tiết kiệm dược 3% nhiên liệu tiêu hao khi đi lại

Phụ nữ độc thân trên 30 tuổi có xu hướng muốn quan hệ ngay trong lần hẹn hò đầu tiên, theo kết quả khảo sát của trang web tìm kiếm bạn tình trực tuyến của Anh.

Theo VietnamNet

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!