Những người ăn Tết muộn

24/02/15, 11:30 Tin Tổng Hợp
TP - Trong lúc mọi người về quê đón tết thì tại TPHCM, không ít người vẫn ở lại vì công việc mưu sinh. Sau Tết, người người quay trở lại cũng là lúc họ tay xách, nách mang quà cáp, đồ đạc về quê ăn Tết muộn.

TP – Trong lúc mọi người về quê đón tết thì tại TPHCM, không ít người vẫn ở lại vì công việc mưu sinh. Sau Tết, người người quay trở lại cũng là lúc họ tay xách, nách mang quà cáp, đồ đạc về quê ăn Tết muộn.

Bà Tăng Thanh Hiếu (đội nón) bắt xe khách từ Bình Phước về bến xe Miền Đông (TP.HCM) để về quê Cà Mau đón tết muộn. Ảnh: Việt Văn.

Gần chục năm nay, cứ vào độ mùng 5, mùng 6 Tết, bà Tăng Thanh Hiếu (SN 1958, quê Cà Mau) mới bắt xe khách từ Bình Phước về bến xe Miền Đông (TPHCM), rồi đón xe khách về Cà Mau để ăn Tết muộn với gia đình. Vừa xuống xe, một tay bà xách thùng quà to nặng, toàn trái cây ở Bình Phước mang về cho nội ngoại hai bên.

Quê bà ở tận Cà Mau, căn nhà nhỏ nằm sâu trong vùng sông nước của huyện Ngọc Hiển. Muốn về đến nhà, bà phải đi thêm một chuyến đò. Nhưng đò không chạy vào ban đêm nên từ Bình Phước về TPHCM, bà phải ở lại chờ đến buổi tối mới bắt xe khách từ TPHCM về Cà Mau để cho kịp trời sáng bắt đò về nhà.

Bà Hiếu kể: “Tuổi mình cũng lớn, tìm được công việc giữ lô cao su ở Bình Phước có thu nhập ổn định không phải dễ, nên năm nào cũng ở lại trông coi cho hết Tết. Đến lúc người ta ăn Tết xong mình mới đón xe về quê cùng gia đình. Nhưng còn ai ở đó đâu”.

Một đứa con trai lập gia đình ở Tây Ninh. Tết về thăm nội ngoại ở Cà Mau vừa lên hôm mùng 4 Tết. Đứa con gái cũng vừa lên mùng 5 Tết, cũng là lúc bà về nhà. “Về nhà ăn Tết mà mấy đứa nhỏ quay lên Sài Gòn hết nên buồn lắm. Nhưng vì công việc nên phải chịu thôi. Cũng nhờ công việc ổn định mà giờ mình mới nuôi được hai đứa con đều học xong đại học cả”, bà Hiếu nói.

Đối với gia đình chị Lê Thị Hạnh (SN 1975, quê Quảng Ngãi, tạm trú quận Thủ Đức) vì công việc nên tận mùng 5 Tết cả gia đình mới bắt xe về Quảng Ngãi. Chồng chị vào TPHCM làm nghề phụ hồ, Tết vẫn theo công trình. Còn chị ở lại bán hàng rong mấy ngày Tết trên đường hoa Hàm Nghi (quận 1) để kiếm thêm tiền về quê.

“Tiền về Tết đủ để cả gia đình ăn uống gần nửa năm. Nên ai cũng đắn đo suy nghĩ mỗi khi về. Năm nay, mấy đứa nhỏ đòi về quê với ông bà quá nên mình cùng chồng làm liều về, về sau Tết tiền vé cũng không đắt lắm”.

Chị Lê Thị Hạnh, sinh 1975, quê Quảng Ngãi, tạm trú tại quận Thủ Đức (TPHCM)

Chị Hạnh cho biết, ở khu trọ của chị, nhiều người chung hoàn cảnh, phải đi bán hàng rong quanh năm suốt tháng. Mấy ai được về quê ăn Tết cùng gia đình. Có khi vài ba năm họ vẫn chưa về. Làm quanh năm suốt tháng cũng chỉ đủ tiêu xài ở đất Sài Gòn, chứ tiền đâu về Tết. “Tiền về Tết đủ để cả gia đình ăn uống gần nửa năm. Nên ai cũng đắn đo suy nghĩ mỗi khi về. Năm nay, mấy đứa nhỏ đòi về quê với ông bà quá nên mình cùng chồng làm liều về, về sau Tết tiền vé cũng không đắt lắm”, chị Hạnh nói.

Ăn tết ngoài đường

Công việc lặng thầm hơn, những người công nhân quét dọn vệ sinh ở TPHCM cũng không được nghỉ Tết, thậm chí ngày Tết còn là giờ cao điểm của họ trong việc dọn vệ sinh, làm sạch thành phố. Trưa 30 tháng Chạp, khi chợ hoa Công viên 23/9 (quận 1), bắt đầu dọn chợ, từng đống rác nằm ngổn ngang khắp công viên, chị Trần Thị Hà (SN 1977, quê Nha Trang) cùng tổ của mình bắt đầu quét dọn.

Công nhân quét dọn vệ sinh ở TPHCM dịp tết. Ảnh: Việt Văn.

Chị cho biết: “Vào Sài Gòn gần chục năm, gắn bó với công việc này đến nay, chưa có năm nào tôi đón giao thừa bên gia đình đang thuê nhà trọ ở Sài Gòn, chứ nói chi đến việc về quê ăn Tết. Năm nào cũng đón giao thừa ở ngoài đường cả. Mấy anh chị em xúm lại ăn ổ bánh mì, bánh bao để chờ bắn pháo hoa xong là lao vào công việc quét dọn”.

Vào TPHCM mưu sinh, rồi chị lấy chồng cùng quê, hai người thuê căn nhà trọ ở quận Thủ Đức. Chồng chị cũng đi làm thuê kiếm sống, công việc không ổn định. Hai người có đứa con trai 13 tuổi. Từ sáng 30 Tết chị đã cùng tổ ra công viên chuẩn bị quét dọn và trực đến hết ngày mùng 4 Tết, khi đường hoa Hàm Nghi dọn xong. Lúc đó công việc mới nhẹ hơn. “Trong tổ anh chị em không ai về quê đón Tết, cả năm cứ làm suốt. Cố gắng làm xong lịch trực vào những ngày cao điểm, lúc đó mới có thời gian về nhà mua sắm, ăn Tết với chồng con”, chị Hà nói.

Bà Phạm Thị Là, tổ trưởng tổ dọn vệ sinh công viên 23/9 thuộc Công viên Cây xanh TPHCM cho biết, những ngày Tết, tổ của bà được tăng cường gấp ba, bốn lần lực lượng để tranh thủ quét dọn rác. Năm nào cũng vậy, công việc của các anh chị em trong đội vệ sinh vào những ngày cuối năm rất bận rộn. Không ai về ăn Tết, cũng chẳng ai có thời gian bên gia đình.

Công nhân quét dọn vệ sinh ở TPHCM dịp tết. Ảnh: Việt Văn.

Theo Tiền Phong

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp