Những người âm thầm dọn sạch phân trên đỉnh Everest

29/01/18, 12:11 Cuộc sống

Theo thống kê năm 2016, có 36.000 khách du lịch đã đặt chân tới vùng núi Everest, tăng 35% so với năm 2015 nhưng thêm người thì thêm rác, thậm chí cả “rác” mà cơ thể người thải ra. Khách du lịch đang để lại hàng đống phân trên núi Everest.

Ngày nay, việc chinh phục đỉnh Everest dễ dàng hơn bao giờ hết. Người ta có những công cụ hỗ trợ tốt hơn trước, việc leo núi tiện nghi hơn, số lượng hướng dẫn viên du lịch đông đảo sẵn sàng đưa khách lên núi khiến nơi đây ngợp bóng khách du lịch. Theo thống kê năm 2016, có tới 36.000 người đã đặt chân tới vùng núi tuyết phủ quanh năm này, tăng 35% so với năm 2015.

Nepal hưởng lợi trực tiếp từ hoạt động du lịch trên núi Everest và đó là một khoản lợi nhuận không nhỏ: Mỗi du khách trả từ 30.000 cho tới 100.000 USD cho mỗi chuyến đi, tùy theo hướng dẫn viên họ chọn và sở thích cá nhân của cả đoàn. Nhưng, thêm người thì thêm rác, thậm chí là thêm cả “rác” mà cơ thể người thải ra. Khách du lịch đang để lại hàng đống phân trên Everest.

Hàng năm, tại Trại Nền – Base Camp, giới hạn đầu tiên mà người leo núi phải vượt qua nếu họ muốn chinh phục Everest, người leo núi để lại gần 12 tấn phân. Lượng phế thải ấy nằm tại đó, ô uế trong những thùng đựng màu xanh (thùng đựng còn có cả bệ ngồi để khách du lịch đi vệ sinh) cho tới khi có người tới mang chúng xuống. Những thùng phân này được đưa tới Gorakshep, một vùng đáy hồ đã đóng băng, vốn là Trại Nền để leo Everest xưa kia.

Năm 2014, chính quyền Nepal yêu cầu những người leo núi hoặc phải mang 8kg rác xuống, hoặc là bỏ ra 4.000 USD tiền phạt. Nhưng vấn nạn phân của khách du lịch thì không xử lý bằng cách này được.

“Điều này thực sự khiến cảm xúc tôi xáo trộn”, Garry Porter, một nhà leo núi dày kinh nghiệm, là cựu kỹ sư của Công ty Boeing cho biết.

“Chúng ta đã tới đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới, có được chuyến leo núi này, và rồi phải đứng nhìn họ vác phân của chúng ta mang đi đổ. Thực sự cảnh tượng này chẳng cân xứng với những gì chúng ta đã được chiêm ngưỡng”, ông Porter bổ sung. “Chẳng lẽ đó là những đóng góp cuối cùng của chúng ta cho những người dân Nepal sao?”.

Bảy năm trước, ông Porter đã coi trách nhiệm của mình là phải giải quyết vấn nạn phân đang làm đỉnh Everest bốc mùi. Ông đồng sáng lập nên Dự án Biogas Núi Everest, nhờ cậy những kỹ sư sẵn sàng góp sức và những nhà thiết kế tài năng từ khắp nơi để xử lý được vấn dề này. Cần phải làm càng nhanh càng tốt, bởi những hậu quả đã bắt đầu xuất hiện rồi: một trong hai nguồn nước gần Gorakshep đã bị ô nhiễm và vi phạm quy chuẩn nước sạch uống được của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Giải pháp mà Dự án Biogas nêu ra không hào nhoáng bóng bẩy nhưng điều quan trọng là nó làm được việc. “Đây chẳng phải là thứ công nghệ cao mới mẻ gì đâu”, ông Porter nói. Đó là một bình lớn chứa vi khuẩn ăn phế thải hữu cơ, thải ra khí methane và một thứ phân bón lỏng. Khí gas ấy có thể được lưu lại, sử dụng để cung cấp năng lượng cho các căn hộ, các thiết bị điện tử. Trên đỉnh Everest có Internet, và phải có điện thì mới tận dụng được Internet.

Trên lý thuyết thì đây là một giải pháp rất vẹn toàn. Ngoài thực tế, nhất là tại cái thực tế khắc nghiệt của đỉnh Everest, thì đó lại là một câu chuyện khác. Những con vi khuẩn sản sinh ra khí methane cần phải được giữ ấm ở mức 20-30 độ C, mà ở độ cao hơn 5.000 mét so với mực nước biển của Trại Nền, nơi mà nhiệt độ thường xuyên xuống mức âm, thì đây là một bài toán khó.

Những kỹ sư dự án cần phải tìm cách giữ ấm cho vi khuẩn 24 giờ một ngày với những thứ phần cứng dễ lắp đặt và thay thế, có sẵn tại địa phương. “Chúng tôi muốn đây là một dự án của chính người dân Nepal. Chúng tôi sẽ dùng hết năng lực để xây dựng nó, và giao phó lại mọi thứ cho người dân”, ông Porter nói với phóng viên Motherboard.

Họ đã có một cách giải quyết hiệu quả: đó là một hệ thống pin năng lượng Mặt Trời 8,5 kilowatt đội ngũ có thể tìm được tại Kathmandu. Khi kết nối hệ thống này với 48 cục pin 2 volt, họ có thể tạo ra được một lượng năng lượng giữ ấm được những con vi khuẩn trong đêm tối giá lạnh của Everest.

“Chúng tôi đã sẵn sàng áp dụng hệ thống này, chúng tôi đã có những người sẵn sàng lắp đặt rồi, tuy nhiên vẫn cần phải gây quỹ nữa”, ông Porter dù nói vậy, nhưng vẫn chưa đưa ra được một mức gây quỹ ước tính cho dự án của mình. Dù mọi thứ vẫn đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng với sự trợ giúp từ Đại học Seattle và Đại học Kathmandu, họ chứng minh được mọi thứ hoạt động trơn tru trong điều kiện phòng thí nghiệm: những con vi khuẩn sử dụng phân tạo ra khí methane một cách hiệu quả.

Đội ngũ phát triển dự án đã tiến hành bước tiếp theo, đó là đảm bảo thứ phân bón lỏng – phụ phẩm thứ hai mà hệ thống biogas tạo ra – không chứa mầm bệnh. Nếu như thứ phân bón này không an toàn, chúng sẽ không thể được dùng chăm sóc mùa màng được.

Dự án Biogas Núi Everest đang làm việc với hai tổ chức tại Nepal là Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Sagarmatha và Ủy ban Quản lý Vùng đệm Công viên quốc gia Sagarmatha, nhằm đảm bảo thiết kế này đạt được các điều kiện cần có và có thể được lắp đặt dễ dàng bởi người dân địa phương.

“Câu hỏi lớn nhất của chúng tôi hiện tại là lúc nào thì dự án có thể bắt đầu đi vào hoạt động, bởi lẽ những gì mà người leo núi làm với nơi đây quả thật quá bất kính với ngọn núi hùng vĩ này”, ông Porter nói.

Nhiều người leo núi hiện tại đã nhìn Everest với một con mắt khác: nó đã trở thành một điểm du lịch đông đúc chứ không còn là một thử thách tột cùng với giới hạn con người nữa. Nhưng dù Đỉnh Everest có trở thành gì đi nữa, di sản của những gì ta đang thấy đã được xây dựng trên lưng của những con người không tên thầm lặng làm việc trên sườn núi, những tấm lưng mang phân của chính những vị khách du lịch đặt chân tới đây. Dự án Biogas Núi Everest sẽ giúp đỡ nhiều những con người tận tụy ấy.

“Phải làm thế nào để bảo vệ được ngọn núi, để nó còn tồn tại cho con cái tôi, và cả con của chúng nữa”, ông Porter nói. “Chẳng qua đây chỉ là tôi đang bỏ công sức ra cho đời sau được hưởng mà thôi”.

Theo Genk

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

    Tiết lộ của bậc thầy thôi miên: Hầu hết con người ngày nay đều là Thần chuyển sinh

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL