Những ngôi chùa cổ giữa lòng Sài Gòn

10/08/15, 05:45 Tin Tổng Hợp
Không chỉ nổi tiếng là một thành phố năng động nhất Việt Nam, Sài Gòn còn là nơi có nhiều ngôi chùa vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa, không gian tĩnh lặng và những tư liệu quý báu.

Không chỉ nổi tiếng là một thành phố năng động nhất Việt Nam, Sài Gòn còn là nơi có nhiều ngôi chùa vẫn giữ được lối kiến trúc cổ xưa, không gian tĩnh lặng và những tư liệu quý báu.

Dưới đây là những ngôi chùa cổ mà du khách ghé qua Sài Gòn nên dành thời gian viếng thăm và thắp hương.

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm hiện được xem là ngôi chùa lâu đời nhất ở Sài Gòn, được cư sĩ Lý Thụy Long xây dựng vào năm 1744. Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa này có nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm. Ngày nay, chùa Giác Lâm tọa lạc tại đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình.

Tồn tại đến nay cũng hơn 200 năm, kiến trúc của chùa được xem là tiêu biểu cho lối kiến trúc chùa ở vùng Nam Bộ. Chùa có hình chữ nhật, gồm 3 lớp nhà chính: chính điện, giảng đường và nhà trai. Bên cạnh đó, còn có các nhà phụ.

Nơi đây còn lưu giữ nhiều tư liệu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tôn giáo. Du khách đến đây ngoài việc tham quan chùa còn có thể tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn hóa Phật giáo.

Bước chân vào trong sân chùa, bạn sẽ như bước vào một thế giới khác, nơi chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng. Những lo toan trong cuộc sống sẽ được xoa dịu, thay vào đó là cảm giác thanh thản nơi tâm hồn.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Tọa lạc trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm luôn đông đúc người dân đến thắp hương và cúng bái. Chùa được xây dựng vào năm 1964 và là một trong những ngôi chùa có cơ sở vật chất khang trang bậc nhất ở Sài Gòn.

Kiến trúc của ngôi chùa được xây dựng dựa trên nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa khác cùng tên ở tỉnh Bắc Giang. Theo lời kể lại thì ngôi chùa ở Bắc Giang có từ thời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật pháp của Thiền phái Trúc Lâm.

Kiến trúc chùa theo lối cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại. Đây là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật gáo Việt Nam ở thể kỷ 20. Ảnh: Phong Vinh

Ghé thăm chùa, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tòa tháp được xây dựng công phu, bao gồm: Tháp Quán Thế Âm, Tháp Xá Lợi Cộng Đồng và Tháp đá Vĩnh Nghiêm. Mỗi một tòa tháp lại mang những ý nghĩa và giá trị riêng nhưng chung quy đều hướng đến sự từ bi hỷ xả, và mang lại sự bình an cho người dân.

Đặc biệt, bên hông chính điện có một chiếc chuông to được làm bằng đồng. Ai đến đây cũng tự cầm dùi đánh vào chuông vài cái rồi mới ra về. Tiếng chuông như đánh thức tâm trí trong sáng, đánh tan u mê trong bản thân mỗi con người. Vì thế, lúc nào ngôi chùa cũng ngân vang những hồi chuông thanh tịnh .

Chùa Bà Thiên Hậu

Tọa lạc tại đường Nguyễn Trãi, Quận 5. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống và văn hóa của người Hoa sinh sống tại Sài Gòn từ thời xa xưa. Chùa được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1993.

Người Hoa gọi ngôi chùa này là Phò Miếu, tức là Đức Bà. Ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Bà Chợ Lớn. Với lối kiến trúc tam quan tạo sự thoáng đãng nên người dân đến đây dễ dàng di chuyển, dù lúc đông khách.

Trải qua nhiều năm, Phò Miếu đã được trùng tu nhiều lần những vẫn giữ được những nét kiến trúc vốn có tạo nên bản sắc riêng cho ngôi chùa. Nóc chùa được trang trí tinh tế bởi những hoa văn hình lá và hình nhân bằng gốm sứ được sản xuất vào năm 1908. Điều đáng chú ý làm nên sự đặc biệt cho ngôi chùa cổ xưa này, đó chính là chùa được xây dựng toàn bằng vật liệu từ bên Trung Quốc mang qua, từ viên gạch cho đến những tấm ngói.

Mang những giá trị nghệ thuật kiến trúc và lưu giữ những cổ vật xưa, chùa Bà Thiên Hậu mang bản sắc văn hóa giao thoa giữa người Hoa và người Việt trong quá trình chung sống. Hiện nay, chùa vẫn tiếp đón khá đông người dân và cả khách du lịch nước ngoài đến viếng thăm.

Lăng Ông (Bà Chiểu)

Với diện tích 18.500 mét vuông, Lăng Ông nằm kế bên khu chợ Bà Chiểu nên người dân ở đây hay gọi là Lăng Ông – Bà Chiểu. Đây là nơi thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt. Năm 1989, toàn bộ khu lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.

Khuôn viên sân phía trước lăng rộng rãi, thoáng mát với vài cây cổ thụ to lớn tạo nên sự cổ kính. Bạn sẽ bị ấn tượng bởi những cánh cửa ra vào được làm bằng gỗ, sơn một màu đỏ thẫm. Buổi sớm hay buổi tối cũng vậy, khi có ánh nắng chiếu vào cộng thêm khói nhang thì không gian ở đây trở nên như chốn tiên cảnh.

Chung quanh khu lăng có bức tường bao bọc dài 500 mét, cao 1,2 mét được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng. Ảnh: Đào Nguyên

Tuy không phải là một ngôi chùa đúng nghĩa, nhưng từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh quen thuộc của người dân địa phương và cả khách thập phương. Người ta đến đây thắp hương, cúng bái và cầu cho mình những điều bình an trong cuộc sống.

Phong Vinh

Theo VnExpress – Du Lịch

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi