Những hiện tượng tự nhiên thú vị “khiêu chiến” thuyết tiến hóa của Darwin
Có rất nhiều hiện tượng đi ngược lại với học thuyết tiến hóa của Darwin được nhắc đến trong “thuyết đấu tranh sinh tồn” hay “thuyết chọn lọc tự nhiên”. Sau khi xem những ví dụ này, chúng ta đối chứng với thuyết tiến hóa thì có thể tự mình đưa ra những phán đoán chính xác.
Cặp mắt to của bạch tuộc
Bạch tuộc và mực là hai loài động vật sống trong vùng biển sâu. Mỗi ngày chúng đều sống ẩn nấp ở trong điều kiện môi trường đen tối và đại đa số các loài cá sống ở môi trường tương tự như vậy đều là những loài bị mù.
Nhưng kỳ lạ ở chỗ, cấu tạo mắt của bạch tuộc và mực gần như giống với cấu tạo mắt của con người. Dựa vào giả thuyết “chọn lọc tự nhiên”, vậy thì trên thực tế chúng không sử dụng được đôi mắt to này. Còn dựa vào “thuyết đấu tranh sinh tồn” thì đôi mắt này của chúng cũng sẽ không gia tăng khả năng cạnh tranh sinh tồn nào. Do đó, ví dụ này cho thấy rõ giả thiết sai lầm của thuyết tiến hóa.
Ký sinh trùng không có tính cạnh tranh
Sán lá gan ký sinh trong gan dê. Con sán cái mỗi lần đẻ khoảng 15.000.000 trứng và trứng sẽ bám theo phân của dê thải ra ngoài. Phương thức sinh nở của nó rất đặc biệt, đó là nhất định phải có ốc sên bò qua, bởi vì trứng sán sẽ bám vào ốc sên, thông qua ốc sên, trứng sán sẽ di chuyển đến và sinh trưởng trên các loài thực vật.
Hơn nữa, chỉ khi những loài thực vật này được dê ăn thì mới tiếp tục trở về sinh sôi nảy nở ở trong gan dê. Trong quá trình này, 15 triệu trứng thì ước chừng có khoảng hơn chục trứng có thể tồn tại. Quá trình sinh sôi nảy nở này đối với thuyết chọn lọc tự nhiên mà nói đáng lẽ không dễ dàng cạnh tranh với các loài vật khác, nhưng ngược lại, hàng triệu năm trở lại đây loài sán lá gan này vẫn đều dùng phương thức tương tự để sinh tồn.
Con lười chậm chạp
Con lười (Folivora), một loài sinh sống trên cây ở Châu Úc, động tác của chúng cực kì chậm chạp, lúc bài tiết nhất định phải bò xuống đất. Tuy nhiên, khu vực đất nào mà loài vật này bài tiết lại rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, bởi con lười động tác lúc nào cũng chậm chạp nên các loài săn mồi trên mặt đất rất dễ có cơ hội bắt giữ nó.
Có rất nhiều động thực vật trong quá trình sinh sôi nảy nở, sinh tồn, đều có những tình huống không hợp lý như thế. Theo cách lý giải của thuyết chọn lọc tự nhiên, hẳn là rất dễ bị đào thải. Nhưng những loài động thực vật này đã tồn tại rất lâu, hơn nữa rất nhiều cấu tạo của những động thực vật này cũng không biến đổi lớn trong hàng triệu năm.
Nghi vấn về thủy tổ của loài ngựa
Người ta thường lấy ngựa để làm ví dụ tuần tự về sự tiến hóa. Căn cứ vào việc từ trong nham thạch có được từ thế Eocen hay thế Thủy Tân (một đơn vị phân chia chính trong niên đại địa chất và là thế thứ hai của kỷ Paleogen trong đại Tân Sinh), đã phát hiện ra hóa thạch móng chân ngựa thủy tổ 4 ngón loại nhỏ.
Những nhà học thuyết tiến hóa cho rằng ngựa thủy tổ chính là tổ tiên của loài ngựa hiện đại, cho rằng những đặc trưng của loài này tương xứng với loài ngựa hiện đại, chứng tỏ một loại hình thức tiến hóa.
Song, sự thật lại không hoàn toàn ủng hộ quan điểm này, đó là dựa vào 4 nguyên nhân dưới đây chúng ta không thể khẳng định ngựa thủy tổ là tổ tiên của loài ngựa hiện đại nữa.
- Hóa thạch ngựa thủy tổ không hề được phát hiện trong tầng sâu của nham thạch, trái lại, xương cốt của ngựa thủy tổ thường được tìm thấy ở tầng bề mặt của Trái Đất.
- Có người giải thích, kích thước của ngựa thủy tổ nhỏ hơn so với kích thước của ngựa hiện đại. Có thể thấy được sự tiến hóa dần từ nhỏ đến lớn, tiến hóa đến các loài ngựa hiện nay. Cách nói này rõ ràng không hợp lý, bởi vì loài ngựa tồn tại ngày nay vốn có kích thước to nhỏ khác nhau.
- Ngựa thủy tổ và ngựa hiện đại đều có 18 cặp xương sườn, nhưng con người cũng phát hiện rằng có một loài ngựa có kích cỡ trung gian Orohippus có 15 cặp xương sườn. Đồng thời có một loại kích thước trung khác là Pliohippus có 19 cặp xương sườn.
- Kết cấu xương cốt của ngựa thủy tổ tương tự như móng của loài thỏ hiện đại. Mà điểm này lại hoàn toàn không được con người nhận thức đến. Một số các nhà khoa học tin rằng ngựa hiện đại với ngựa thủy tổ không có chút gì liên quan, nó có thể là một loại biến dạng của móng thỏ.
Tóm lại, bằng chứng hóa thạch không thể chứng minh được thuyết tiến hóa từ thấp đến cao của sinh vật, ngược lại, rất nhiều động vật cao cấp lại đột nhiên xuất hiện trong nham thạch, lại khớp với khoảng thời gian mà chư Thần trong các thần thoại hoặc truyền thuyết tạo ra muôn loài muôn vật.
Tuệ Tâm, theo Aboluowang