Những chiếc ly bạc từ văn minh Peru cổ đã thay đổi lịch sử Chachapoyas

30/06/16, 15:51 Bí ẩn, Văn minh cổ đại

Hai ly bạc trang trí tinh xảo được tìm thấy trong khu vực Chachapoyas ở Peru có thể viết lại lịch sử về những người cổ đại bí ẩn, với khả năng gia công kim loại chưa được biết đến trước phát hiện này.

Hai ly bạc có thể thay đổi sự hiểu biết của các nhà khảo cổ học về văn hóa Chachapoyas (Hình ảnh: Wilfredo Sandoval/El Comercio)

Mặc dù Chachapoya nghĩa là “người của những đám mây“, nơi đây có những thành phố, một loại hình chữ viết, và giao dịch thương mại đường dài, nhưng họ chưa bao giờ được biết đến với khả năng gia công kim loại. Tuy nhiên, vẫn xảy ra trường hợp hai cái ly đó thuộc về người Inca, những người đã giao chiến với dân Chachapoya.

Các ly bạc đã được một nhóm khảo cổ ở Soloco Purunllacta, Chachapoyas, tỉnh Amazonas. Họ không giống với bất kỳ thứ gì được tìm thấy trước đó.

Việc phát hiện những ly này sẽ làm thay đổi câu chuyện về Chachapoyas“, Jose Santos Trauco Ramos tại Sở Văn hóa địa phương Amazonas, nói với tờ El Comercio.

Các ly này đều có điểm tương đồng nhau, họa tiết trang trí lớn, mỗi cái nặng 152 gram, cao 112 mm và có đường kính 117 mm. Chúng dày khoảng từ 0.8 mm đến 1 mm và không có bất kỳ một sự ăn mòn kim loại nào. Chúng sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Chachapoyas.

Thành phố Chachapoya của Kuelap rất lớn và là đối thủ của những công trình kiến trúc khác ở châu Mỹ cổ đại (Ảnh: Martin St-Amant/Wikimedia Commons)

Họa tiết trang trí trên những cái ly là hình ảnh những nam và nữ với những bàn tay nắm lại với nhau, họ mang khăn trùm đầu, mặc quần áo được thiết kế góc cạnh. Một trong số những nhân vật mang theo một túi xách và một số mang rìu. Cũng có những họa tiết trang trí gồm điểm chấm và vết khía hình chữ V.

Gần đây, hai cái ly này đã hoàn thành quá trình phục hồi trong 60 ngày tại khu vực bảo tồn của Museo Nacional Arqueologico Bruning của Lambayeque. Trauco nói còn quá sớm kết luận, nhưng cũng có thể những cái ly này đã chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Inca, và là một quà tặng“, Tờ Peru This Week nói.

Những người Chachapoya có một kiểu họa tiết trang trí kiến trúc hình tròn và hình zig-zag, sống trong một một lãnh thổ rộng, khó xâm nhập ở thượng nguồn của sông Amazon, nằm giữa sông Huallaga và Maranon trong rừng mây của các sườn núi phía Đông dãy núi Andes. Nền văn hóa của họ đã phát triển mạnh mẽ giữa những năm 900 và 1500 SCN.

Các nhà khảo cổ biết rằng nó là một xã hội theo chủ nghĩa quân bình vì người dân ở tất cả các tầng lớp xã hội đều được ướp xác. Xã hội này có hơn 500.000 người kiểm soát các tuyến đường thương mại giữa các dân tộc trên dãy núi Andes và Amazon, Bảo tàng Anh cho biết, trong đó có nhiều hiện vật của nền văn hóa Chachapoyas.

Những người Chachapoyas sử dụng hệ thống thông tin liên lạc gọi là Quipu, hệ thống sử dụng dây leo và nút thắt bằng các màu sắc khác nhau để truyền đạt thông tin, một người biết chữ Quipu có thể đọc những thông điệp này. Bảo tàng Anh gọi Quipu hay Khipu là “một trong những bí ẩn lớn của khảo cổ học mà chưa bao giờ được giải mã“.

Quipu ở Bảo tàng quốc gia Peru (Ảnh: Jorge Mori/Wikimedia Commons)

Kuelap, một thành phố có tường bao quanh của Chachapoyas, rất lớn và có thể so sánh với những công trình kiến trúc khác ở châu Mỹ. Các thành phố này, giờ đã là đống đổ nát, ở nơi cao 3.000 m so với mực nước biển. Những bức tường có thể cao đến 600 m và cao 19 m. Nó có thể đã được xây dựng để bảo vệ thành phố trước sự xâm lược của người Huari hoặc những tộc người khác. Hơn 2.000 viên đạn đá đã được tìm thấy trong một ngôi tháp ở Kuelap, có thể dùng để bảo vệ thành phố chống lại sự tấn công của các chiến binh Inca trong thế kỷ 15.

Bảo tàng Anh nói về các xác ướp Chachapoyas: “Làm thế nào mà sự chuẩn bị cho cái chết của người Chachapoyas lại cho thấy dấu hiệu rõ ràng nhất về sự bình đẳng trong xã hội của họ. Các điều kiện thể hiện sự kính trọng được áp dụng lên mỗi cá nhân và cách họ được ướp xác, bảo quản, thường xuyên thăm viếng cho thấy mối liên hệ giữa sự sống và cái chết luôn được duy trì“.

Một xác ướp của người Chachapoyas (Ảnh của Bảo tàng Anh).

Thanh Phong dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!