Những câu chuyện thần thoại về nhạc cụ của người Maori

11/02/20, 17:44 Tri thức

Maori chính là những cư dân đầu tiên của New Zealand, nhóm ời đã sáng tạo nên một nền văn hóa đặc sắc khó nhầm lẫn với bất kỳ quốc gia nào khác. Và một trong những nét đặc trưng đó chính là âm nhạc được thể hiện đa dạng với nhiều loại nhạc cụ khác nhau, cùng những truyền thuyết bí ẩn được lưu truyền lại từ ngàn xưa.

“Trong màn đêm, các vị thần hát mừng sự ra đời của nhân loại. Bóng tối qua đi nhường chỗ cho ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi, tiếng hát vang vọng chào mừng sự khai sinh của vạn vật”, tù trưởng bộ lạc Ngai Tahu (Maori), ông Matiaha Tiramorehu đã kể lại câu chuyện thần thoại của người dân Maori bằng tiếng ngôn ngữ địa phương vào năm 1849.

Tiếp nối câu chuyện đó, một bậc thầy chạm khắc và nhà sản xuất nhạc cụ truyền thống người Maori, ông Brian Flintoff, đã viết lại câu chuyện thần thoại này trên trong cuốn sách của ông với tên gọi: ‘Ta Ta Pu Puoro: Kho báu ca hát: Nhạc cụ của người Maori

Flintoff cho rằng để có thể hiểu rõ nét đặc sắc của nền nhạc cụ người Maori, thì cần phải tìm hiểu nguồn gốc ra đời, sự sáng tạo của các loại nhạc cụ này thông qua những câu chuyện thần thoại và truyền thuyết của họ.

Thợ chạm khắc bậc thầy Brian Flintoff bên ngoài xưởng của mình ở Nelson trên đảo Nam của New Zealand . (Được phép của Brian Flintoff)
Thợ chạm khắc bậc thầy Brian Flintoff bên ngoài xưởng của mình ở Nelson trên đảo Nam của New Zealand. (Ảnh: Brian Flintoff)

Tuy nhiên những câu chuyện dân gian đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ, do đó ắt hẳn sẽ không thể đảm bảo được nội dung là không bị thay đổi. 

“Đặc điểm của những câu chuyện truyền miệng đa phần là những tình tiết thường bị thêm thắt thay đổi dựa theo lời của người kể, do vậy ấn phẩm cũng không tránh được sự sai sót so với bản nguyên tác ban đầu.” Flintoff viết trong email.

Ông cũng cho biết, người Maori rất chú ý đến nền âm nhạc của nước mình. Âm thanh được thể hiện rất đa dạng trên các loại nhạc cụ.

“Tất cả các thể loại bài hát của người Maori đều bắt nguồn từ những cảm xúc được các vị thần thể hiện trong suốt quá trình sáng tạo ra nhân loại. Những bài hát thể hiện đa dạng các cung bậc cảm xúc: từ vui buồn, tức giận, thương xót; cho đến nỗi cô đơn; ao ước, hân hoan; cuối cùng là hòa bình và tình yêu. Âm thanh vang lên từ những loại nhạc cụ kết hợp với các vũ điệu nhảy múa góp phần tô điểm và truyền tải ý nghĩa của bài hát mà họ thể hiện.”

Do đó, nhạc cụ Maori là một phần quan trọng trong việc duy trì truyền thống kể chuyện của người Maori, được sử dụng để truyền đạt những câu chuyện thần thoại, các tri thức được truyền từ tổ tiên..v..v.. Nét đặc trưng của các loại nhạc cụ vì thế cũng được lưu truyền và phát triển mạnh mẽ qua nhiều thế hệ.

Porotiti: Âm nhạc góp phần cải thiện sức khỏe

“Một trong những loại nhạc cụ đơn giản được tạo ra của người Maori là porotiti, được dịch ra có nghĩa là vòng tròn. Nhưng porotiti lại được tạo ra với các hình dáng đa dạng khác nhau miễn là khi làm ra hình dáng vẫn có thể đảm bảo được độ cân xứng,” ông Flintoff giải thích trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. 

Porotiti: Âm nhạc góp phần cải thiện sức khỏe. (Ảnh: Brian Flintoff)

Về kết cấu của Porotiti được làm với một sợi dây được luồn qua hai lỗ ở giữa. Nó có thể được tạo ra từ nhiều loại vật liệu như: gỗ, xương, đá và thậm chí là các tông. 

“Khi chúng tôi còn là những đứa trẻ, chúng tôi đã làm nó từ một miếng bìa các tông và sử dụng nó làm nút thắt của áo khoác”, Flintoff chia sẻ. 

Ông còn cho biết “Nhạc cụ này cũng là một di sản cổ truyền của người Scotland”. “Porotiti thường được sử dụng như một món đồ chơi của trẻ em, nhiều người có lẽ biết yo-yo, Porotiti gần giống như vậy”. 

Ông giải thích: “Tuy nhiên người Maori đã sáng tạo nó trở thành một loại nhạc cụ độc đáo. Porotiti được chơi bằng cách xoay dây cho đến khi nó quay, nó sẽ tạo ra âm thanh vo ve, giống như người bắt nhịp cho bài hát.” 

Không chỉ vậy, âm thanh mà porotiti phát ra còn có công dụng như một loại thuốc.

Video: Âm thanh của nhạc cụ Porotiti

Trong những ngày đầu mới đến định cư ở châu Âu, khi dịch cúm lây lan khắp nơi ở New Zealand, người Maori không nhận được sự hỗ trợ nào để chống lại dịch bệnh. Ông Flintoff cho biết, một nhóm người Maori ở Taranaki, phía tây đảo Bắc của New Zealand, đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ đang chơi một loại nhạc cụ bé xíu là porotiti lại không hề bị nhiễm bệnh. Vì vậy, mọi người đã tham gia chơi porotiti với bọn trẻ suốt đêm và kỳ tích đã xảy ra, không một ai trong số họ bị nhiễm bệnh. Trong khi đó ở các khu vực khác của New Zealand, khắp mọi nơi đều chịu thiệt hại nghiêm trọng do bệnh truyền nhiễm gây ra.     

Ngoài ra, porotiti còn được dùng để chữa trị bệnh viêm khớp. Ông Flintoff cho biết: “Những người già, như tôi, sẽ quay và nhảy theo âm thanh mà nó phát ra, đồng thời di chuyển nó đến các vị trí khác nhau của cơ thể, sự rung động của sợi dây lên cơ thể có thể chữa được bệnh viêm khớp.”  

Ngày nay, porotiti còn được phát hiện có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị bệnh hen suyễn. 

Koauau: Âm nhạc mang thông điệp bí ẩn 

Koauau âm nhạc mang thông điệp bí ẩn. (Ảnh: Brian Flintoff)

“Lắng nghe tiếng koauau, một loại nhạc cụ phổ biến của người Maori tương tự như chiếc sáo, được làm bằng gỗ, xương, hoặc đá. Khi các nhạc sĩ chuyên nghiệp thổi koauau, bạn có thể nghe được từng từ của lời bài hát vang vọng qua tiếng sáo koauau. Vì vậy, nếu bạn thực sự biết rõ bài hát này, bạn sẽ có thể nhận ra thông điệp mà nhạc sĩ đang muốn truyền tải”, Flintoff cho biết.

“Có những câu chuyện rất thú vị về những người muốn truyền tải thông điệp bí ẩn qua các bài hát mà họ thổi” ông nói. 

Video: Âm thanh của nhạc cụ Koauau

Ông còn kể lại một câu chuyện tương tự về một chàng trai trẻ tình cờ phải lòng công chúa của một bộ lạc khác. Khi bị người trong bộ tộc của mình phát hiện, hình phạt đưa ra cho anh ta là cái chết. Trước khi chết, anh thỉnh cầu có thể được chơi một khúc nhạc bằng koauau lần cuối. Được sự chấp thuận, anh ta đã bắt đầu thổi một khúc nhạc cho người yêu của mình có thể nghe thấy. Biết được bài hát, cô gái nhận ra rằng anh muốn bảo với cô hãy đến gặp anh ở điểm hẹn. Không một ai có thể nghe hiểu được thông điệp mà anh muốn truyền tải ngoại trừ cô gái. Liên tục trong bốn giờ, mọi người đều chìm đắm trong bản nhạc mà anh thổi đến nỗi ngủ quên đi mất. Nắm lấy cơ hội, anh trốn thoát. Anh chạy thật nhanh, leo xuống vách đá để đến một bờ suối, nơi anh em của anh đang ngồi đợi trên một chiếc ca nô để đưa anh đến gặp người yêu của mình. 

Putatara: Âm nhạc của Thần và truyền thuyết về ba giỏ chứa đựng tri thức thiêng liêng

Putatara hay còn gọi là kèn vỏ sò, một nhạc cụ phổ biến trên khắp Thái Bình Dương. Kết cấu của kèn với ống ngậm được làm từ gỗ được chạm khắc tinh tế và một chiếc chuông làm từ vỏ ốc xà cừ được xem là biểu tượng tượng trưng cho hòa bình. 

Video: Âm thanh của nhạc cụ Putatara

Khi nhắc đến putatara người ta còn liên tưởng ngay đến câu chuyện thần thoại của người Maori – Khi tiếng kèn lệnh vang lên là báo trước sự trở lại của vị thần sáng tạo, Tane. Ông cũng là vị thần của rừng núi, muông thú và là vị thần của hòa bình. 

Chuyện kể rằng, Tane khi ấy được giao phó cho một sứ mệnh quan trọng là lên thiên đàng và mang về ba giỏ tri thức (kete o te wananga) nhằm đem đến sự phồn vinh cho nhân loại. Trong mỗi giỏ sẽ chứa một loại tri thức khác nhau: Tri thức sáng tạo của thần, tri thức từ tổ tiên và tri thức trong cuộc sống.  

Vì đây là nhiệm vụ thiêng liêng nên chắc chắn chuyến đi lên thiên đường của Tane cũng gặp không ít trở ngại. Ngài không chỉ phải vượt qua 12 tầng trời để đến thiên đàng gặp đấng tối cao và thỉnh cầu ba giỏ tri thức, mà còn phải đối mặt với mọi thủ đoạn cản trở từ người anh trai Whiro. 

Vì lòng đố kỵ, Whiro cho rằng Tane không có đủ năng lực để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng này. Với tư cách là anh trai, ông ta tin rằng mình mới là người xứng đáng có thể đảm nhận trọng trách ấy. 

Với suy nghĩ đố kỵ đó, Whiro đã dùng mọi thủ đoạn tàn độc nhằm cản trở Tane. Ông ta sai hàng loạt sinh vật ghê tởm như côn trùng, bò sát và chim ăn thịt từ các tầng trời để ngăn trở đường lên của em trai mình. Những sinh vật độc ác này cố gắng hút máu của ngài nhằm làm thân xác của ngài phải chịu đau đớn và bị hủy diệt. Đối mặt với vô vàn nguy hiểm, Tane vẫn dũng cảm và kiên định không chùn bước. Cảm động trước tấm lòng cao cả của ngài, các vị thần gió đã tạo ra một cơn lốc xoáy cuốn ngài đi cùng sự trợ giúp của các thiên thần gió từ các tầng trời bảo vệ và đẩy ngài lên đến thiên đường. 

Tới nơi Tane còn được thánh mẫu Io sai các vị thần hộ mệnh đến tẩy tịnh thân thể và ban cho ngài nhiều xưng hiệu cao quý của thần. Và dĩ nhiên lời thỉnh cầu của Tane cũng được thánh mẫu Io chấp nhận.

Các vị thần hộ mệnh sau đó đã đưa cho ngài những chiếc giỏ và 2 viên đá thần, 2 viên đá phép thuật này có thể giúp ngài phân biệt được ham muốn xuất phát là tốt hay xấu của loài người. 

Cũng có một chi tiết khác trong câu chuyện kể về hành trình Tane phải đối mặt và chinh phục cái ác; quá trình tẩy tịnh nhân tâm của ngài khi phải chịu đựng nhiều khổ nạn trên con đường lên trời và quay về trần gian. 

Khi thần Tane trở lại trái đất, các thành viên trong gia đình của ngài, Uru-ao và Tupai đã phát ra một âm thanh báo hiệu cho các vị thần khác biết rằng Tane đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về trái đất. Tiếng kèn báo hiệu huyền thoại đó là nguồn gốc cho sự ra đời loại kèn putatara, nhạc cụ linh thiêng của người Maori. 

Putatara hay còn gọi là kèn vỏ sò
Putatara hay còn gọi là kèn vỏ sò. (Ảnh: Brian Flintoff)

Ngày nay, tiếng kèn putatara có thể được nghe thấy trên khắp mọi nơi ở New Zealand và trở thành một phần không thể thiếu trong các nghi thức lễ của người Maori hay tại nhiều marae (nhà họp và căn cứ của người Maori)..v.v. Một số trường học ở New Zealand còn dùng tiếng kèn thay thế tiếng chuông báo hiệu giờ tan học.

Tiếng tù và putatara đã trở thành một nền tảng quan trọng về tín ngưỡng và thực hành tâm linh của người Maori. Họ tin rằng có lẽ đâu đó trên những tầng trời, các vị thần cũng nghe được âm thanh vang vọng của kèn putatara.

Để tìm hiểu thêm thông tin về Brian Flintoff và nghe giới thiệu về một số nhạc cụ của ông ấy, vui lòng truy cập vào trang web: JadeAndBone.co.nz

An Nhiên biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng