Những câu chuyện tâm linh kỳ bí: Làm quân sư cho sói nhận kết cục bi thảm

27/08/18, 15:24 Thế giới tâm linh

Nổi tiếng với tác phẩm “Tử Bất Ngữ” (Khổng Tử không nói), tác giả Viên Mai thời nhà Thanh đã lưu lại cho hậu thế rất nhiều những câu chuyện tâm linh kỳ bí, nhưng cũng chứa đựng những bài học làm người sâu sắc.

Làm quân sư cho sói nhận kết cục bi thảm. (Ảnh qua Pixabay)

Câu chuyện thứ nhất: Làm quân sư cho sói nhận kết cục bi thảm

Vào lúc mặt trời lặn, có một người họ Tiền chạy vội vàng men theo chân núi để quay trở vào thành. Đột nhiên, hàng chục con sói từ đâu xông đến và bao vây, muốn ăn thịt anh ta. Trong khoảnh khắc cận kề cái chết này, người họ Tiền nhìn thấy bên đường có một đống củi cao khoảng một trượng, nên đã vội trèo lên đó để tránh đi, còn thuận tay lấy một cành cây để tự vệ.

Những con sói không thể nào trèo lên được. Trong đó có một vài con sói, bỗng chạy đi đâu đó, một lúc sau thì chúng dẫn một con thú hoang quay trở lại, cảnh tượng trông giống như những phu kiệu đang khiêng một vị quan vậy.

Con thú hoang này ngồi ở chính giữa đám sói, đám sói dựng tai lên, ghé vào miệng của con thú hoang như thể đang nghe những lời dặn dò bí mật của nó. Một lúc sau, đám sói bắt đầu hành động, chúng vừa gặm những nhánh cây trong đống gỗ vừa trèo lên, làm cho đống gỗ gần như sụp đổ.

Người họ Tiền hết sức kinh sợ, cố gắng kêu cứu. Sau một lúc, may thay cũng được một vài tiều phu nghe thấy, họ cùng nhau hô lớn và chạy đến cứu anh ta. Đám sói bị hoảng sợ phải rời đi, còn con thú hoang được bầy sói bao quanh lúc nãy vẫn còn ở bên cạnh đống gỗ.

Người họ Tiền và những tiêu phu nhìn kỹ con thú đó thì thấy nó vừa giống sói mà cũng không phải sói, nó mắt tròn, cổ ngắn, miệng dài, lộ ra một hàm răng sắc nhọn. Chân sau dài nhưng yếu, không thể đứng lên được. Tiếng kêu của nó giống như tiếng vượn vậy.

Người họ Tiền nói với con thú: “Ta không thù không oán gì với ngươi, tại sao ngươi lại làm quân sư cho bầy sói, lên kế hoạch giúp chúng gây hại cho ta như vậy!”.

Con thú nghe xong, liền cúi đầu rên khổ, làm ra dáng vẻ ăn năn hối lỗi. Thế là người họ Tiền và những tiều phu đã cùng nhau bắt nó lại, kéo đến quán rượu trước thôn giết mổ, rồi nấu thành một bữa ăn ngon lành.

Đúng là, làm quân sư cho sói, chịu thiệt mà lại không hề hay biết. Cũng từng cố hết sức để bày mưu lập kế, được tôn kính trọng dụng nhưng chỉ là chuyện nhất thời. Khi hiểm nguy vừa tới, những con sói dữ chạy nhanh trốn thoát. Kẻ “quân sư” bị bỏ lại thì bị giết mổ, tiếc thay cho số phận!

Câu chuyện thứ hai: Giúp Bạch Long tiêu diệt tà ác mà trở thành giàu có

Tại khu phố cũ ở huyện Di Lặc, nơi những người Hán và các dân tộc khác sống cùng với nhau. Dưới chân núi có đầm nước Bạch Long, rộng khoảng vài mẫu, cạnh đầm nước có hàng ngàn khoảnh ruộng tươi tốt. Người dân địa phương đã xây dựng các đập đất ở bên đầm để tích nước, người ta phát hiện, khi trời đổ mưa, trong đầm thường có hai con rồng chiến đấu với nhau.

Có một người dân tộc thiểu số, tên gọi là Nông Nhị. Lúc chạng vạng, đột nhiên có một người mặc đồ tang nói rằng anh ta đến xin ngủ nhờ. Nông Nhị hỏi rằng: “Có cần chuẩn bị gì không?”. Người kia trả lời: “Cần 1 phòng, và 1 cái chum lớn chứa đầy nước sạch là được”.

Nông Nhị nghĩ rằng vị khách muốn đi tắm, nên đã sắp xếp mọi thứ theo yêu cầu của anh ta. Và cũng định chuẩn bị sẵn sàng thức ăn và đồ uống để tiếp đãi, nhưng vị khách lại nói rằng: “Không cần đâu. Chỉ có một điều phiền đến anh, nếu anh có thể giúp ta, ta cảm tạ vô cùng”.

Nông Nhị hỏi: “Không biết là điều gì?”. Vị khách nói: “Sau đầm Bạch Long có một cái cây lớn, xin anh hãy chặt nó đi. Khi cây sắp bị đứt hẳn, thì anh hãy dùng một sợi dây thừng lớn để buộc nó lại trước, đợi đến khi trong đầm có hai con dê đấu với nhau, thì lúc đó, anh hãy cắt đứt sợi dây và để cây rơi xuống!”.

Nông Nhị nghe xong liền đồng ý giúp. Sáng sớm hôm sau, Nông Nhị đi chặt cây, quả nhiên nhìn thấy nước trong đầm dâng lên hạ xuống như thủy triều, có hai con dê đen và trắng đang húc nhau. Nông Nhị nghĩ thầm: “Chuyện mà vị khách kia nhờ ta làm là chính lúc này đây”. Thế là anh liền cắt đứt sợi dây, để cho cây lớn kia rơi xuống. Khi con dê đen nhảy ra thì nước liền trở lại tĩnh lặng.

Nông Nhị vội vã trở về nhà, muốn kể với vị khách về chuyện này để được lĩnh công. Nhưng vị khách sớm đã rời khỏi nhà họ Nông rồi. Nông Nhị bèn hỏi vợ: “Vị khách kia đâu rồi?”. Người vợ nói: “Khách đang ở trong phòng, anh ta chưa ra ngoài”.

Thế rồi hai vợ chồng anh ta cùng đi vào phòng tìm kiếm, nhưng không nhìn thấy bóng dáng của vị khách kia đâu cả. Nghi rằng người đó đang ở trong cái chum, nên mở nắp chum ra để xem, nhưng lại thấy trong chum chứa đầy vàng ròng.

Lúc này, Nông Nhị mới biết rằng vị khách kia chính là hóa thân của Bạch Long. Còn con dê đen kia chính là ác long. Bạch Long đến nhờ giúp đỡ là để đoạt lại cái đầm này. Do vậy, đầm này được đặt tên theo gọi là “đầm Bạch Long”.

Ngôi nhà của Nông Nhị đến nay vẫn còn trong địa phương, được gọi là Đệ nhất Phú hộ. Vào mỗi dịp đón năm mới, Nông Nhị lại đi đến bên bờ đầm, dùng các đồ cúng bái Bạch Long. Người dân địa phương được Bạch Long bảo vệ, nên quanh năm đều được mưa thuận gió hòa.

Người dân địa phương được Bạch Long bảo vệ, nên quanh năm đều được mưa thuận gió hòa. (Ảnh: t/h)

Câu chuyện thứ ba: Trong lòng luôn giữ lễ tiết, thì sẽ có được phước lành

Giả Chính Kinh là người ở Kiềm Trung, cưới người vợ có diện mạo xinh đẹp là Đào thị. Vào dịp tiết Thanh Minh, Giả Chính Kinh và Đào thị đi tảo mộ, mới được nửa đường, đột nhiên có một cơn gió lốc kéo tới, chặn đường phía trước.

Giả Chính Kinh nghi thầm trong bụng rằng ma và Thần đến đây để cầu thực, nên đã bày vật cúng, ruới rượu xuống đất, nhẹ nhàng nói lời chúc tụng: “Kẻ hèn mọn này đường đột đến đây, không có thứ gì có thể cống tiến, chỉ có một ly rượu này, xin các ngài đừng chê nó ô uế”. Cúng bái xong, hai người đi đến trước ngôi mộ, quét dọn cúng bái xong thì quay trở về nhà.

Vào mùa xuân năm sau, Giả Chính Kinh tạm biệt vợ để đi xa. Một ngày nọ, lúc trời gần tối, khi còn cách xa quán trọ ở phía trước, lòng đang lo lắng nơi hoang dã này không có chỗ ăn ở, thì đột nhiên có người trông như tôi tớ đang đứng bên đường, đi đến trước mặt và hỏi: “Người đang đi đến có phải là Giả tướng công không? Nô tài tôi được lệnh của chủ nhân đến đây chờ ngài lâu rồi”.

Giả Chính Kinh hỏi: “Chủ nhân của ngươi là ai?”. Người kia đáp: “Tướng công cứ đi về phía trước, tự nhiên sẽ biết”. Nói xong, chỉ về nơi xa xa có ánh đèn, nói đó chính là làng của họ. Giả Chính Kinh thấy vui trong lòng, nên liền đi theo người này. Đi được khoảng một dặm đường thì chủ nhà đã chào đón khách sẵn ở trước cửa, những dãy nhà lầu xếp hàng ở phía trước, tất cả đều được trang trí lộng lẫy huy hoàng.

Giả Chính Kinh hàn huyên vài câu với vị chủ nhà này, rồi hỏi: “Ta tối nay ngang đây, vô tình bị lạc đường. May thay ngài cho người đến đón, không biết gì hơn ngoài lòng cảm kích. Kẻ hèn mọn này đã tự cao rồi, trước đây chưa từng gặp qua ngài, không biết ngài làm sao mà đoán được chuyện này mà chiếu cố đến ta như vậy”.

Người đó trả lời: “Năm ngoái chúng ta từng gặp nhau trên đường, lúc đấy ngài đã tiếp đãi ta nồng hậu. Mới đây không lâu mà, sao ngài lại sớm quên như vậy chứ?”. Giả Chính Kinh nghe xong hết sức bối rối.

Chủ nhà lại cho biết: “Năm ngoái vào ngày Thanh Minh đó, vợ chồng ngài đã đến quét dọn và bái tế mộ, cơn lốc chặn ngang đường của hai vợ chồng ngài chính là tôi đây”. Giả Chính Kinh nói: “Nói như vậy, hóa ra ông là Thần tiên sao?”.

Chủ nhà liền trả lời: “Ta không phải Thần tiên, ta chỉ là Địa tiên thôi”. Giả Chính Kinh hỏi chức vụ của ông ấy là gì? Ông ta đáp: “Nói ra thì thật xấu hổ, ta cai quản nhân duyên tạm thời ở nhân gian này”. Giả Chính Kinh nói đùa rằng: “Kẻ hèn mọn tôi đây là người đa tình, có thể phiền ngài giúp ta xem thử xem, kiếp này của ta có gặp chuyện tốt lành gì trong vấn đề này không?”.

Địa tiên liền giở sổ ra, lật ra xem đọc xong thì mỉm cười nói: “Thật kỳ lạ, kiếp này của ngài vô phận, nhưng tôn phu nhân (vợ ngài) trước mắt thì lại có thể gặp được một đại lương duyên”. Giả Chính Kinh nghe xong, liền đổ mồ hôi. Nhớ đến người vợ Đào thị, đang thời son sắc trẻ đẹp, nếu như đó là sự thật, thì sẽ là nỗi xấu hổ cả đời của mình.

Thế là liền thỉnh cầu vị Địa tiên: “Muốn hóa giải được điều này, để nó không xảy ra thì có được không?”. Địa tiên nói rằng: “Đây là chuyện đại sự của cả một sinh mệnh, ta không thể thay đổi được đâu”.

Giả Chính Kinh nhiều lần cầu xin, Địa tiên ngẩng nhìn trời trầm ngâm, một lúc lâu sau mới nói rằng: “Thiện tai, thiện tai! May thay người mà vợ của ngài gặp phải là một tên nô bộc tầm thường, tâm tham lam tiền tài còn hơn là sắc đẹp. Ngài mau quay về nhà đi, để mà còn tránh chuyện xấu hổ này; nhưng mà phải chịu bị mất một số tiền lớn đó”.

Giả Chính Kinh tính toán quãng đường mình đã đi thì thấy rằng đã ra khỏi nhà được 4 ngày rồi, e rằng bây giờ trở về không kịp nữa. Lại nghĩ, mình ra ngoài để mưu sinh, nếu như vì một chút lợi lộc mà khiến cho người vợ phản bội, thì thật sự không nên. Vì vậy, anh ta đã từ biệt vị Địa tiên, vội vã trở về nhà.

Giả Chính Kinh ngày đêm tranh thủ đi đường, đến khi chỉ còn cách nhà khoảng 40 dặm nữa, thì bất chợt trời đổ mưa lớn, không cách nào đi tiếp được, phải đến giờ ngọ ngày hôm sau mới về đến cửa nhà. Vừa vào nhà, thấy bức tường chỗ phòng ngủ đã bị mưa lớn làm sụp đổ, nghĩ đến ở cạnh nhà là một thiếu niên trai tráng, rồi lại nhớ đến lời của vị Địa tiên kia, bất giác anh ta thở dài oán hận.

Người vợ hỏi tại sao anh ta lại thở dài? Giả Chính Kinh nói: “Bức tường bị sập, 2 nhà lại nối với nhau, cô nam quả nữ với nhau, chuyện như vậy còn phải nói ra sao? Nàng lại còn hỏi ta ư!”. Đào thị đáp lời: “Thì ra phu quân là vì chuyện này à. Chuyện đó quả thật đã xảy ra, nhưng may mà đã mất đi 10 lượng bạc, nên mới có thể tránh được”.

Giả Chính Kinh tra hỏi sự tình, Đào thị trả lời: “Sau khi bức tường đổ xuống, thiếu niên kia thực sự đã đến quấy rối. Em liền chạy trốn qua nhà hàng xóm, nhưng bạc giấu trong gối đã bị hắn ta đánh cắp hết. Hôm nay, hắn sợ chàng về, nên đã cao chạy xa bay rồi”. Giả Chính Kinh đã báo chuyện này lên quan phủ, sau đó quan phủ đã bắt được thiếu niên kia và đánh cho hắn một trận. Nhưng số tiền bị đánh cắp thì khó mà đòi lại được.

Giả Chính Kinh gặp được Địa tiên trên đường, biết kính lễ tiếp đãi, nên đã được báo đáp, giúp anh ta không bị lâm vào chuyện xấu hổ nhục nhã. Có thể thấy rằng con người nếu biết giữ lễ tiết thì sẽ luôn có được phúc báo!

(Trích trong “Tử Bất Ngữ” của tác giả Viên Mai thời nhà Thanh)

>>> Lễ xá tội vong nhân: Làm phúc bố thí không quên nhắc nhở bản thân mình

>>> Truyền thuyết dân gian: Phá hủy chùa chiền, cả gia tộc diệt vong

Tuệ Tâm, theo NTDTV

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng