Nhât ký 168 giờ đợi tàu cứu hộ ở Cô Tô

06/08/15, 17:30 Tin Tổng Hợp
Trong lúc hoảng loạn mọi người chen lấn, xô đẩy, thậm chí trong số những người đợi cứu hộ có một người đàn ông sẵn sàng ôm vội 01 đứa trẻ vờ đó là con mình nhằm hưởng quyền ưu tiên xuống thuyền trước. Đáng buồn hơn không ít người đã bộ lộ bản chất “tham sống sợ chết” để len lỏi đạp lên người khác nhằm tìm cách thoát thân. Một cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra tại đảo Cô Tô trong những ngày mưa bão.

Trong lúc hoảng loạn mọi người chen lấn, xô đẩy, thậm chí trong số những người đợi cứu hộ có một người đàn ông sẵn sàng ôm vội 01 đứa trẻ vờ đó là con mình nhằm hưởng quyền ưu tiên xuống thuyền trước. Đáng buồn hơn không ít người đã bộ lộ bản chất “tham sống sợ chết” để len lỏi đạp lên người khác nhằm tìm cách thoát thân. Một cảnh tượng kinh hoàng đã diễn ra tại đảo Cô Tô trong những ngày mưa bão.

Anh Trịnh Minh Đức chia sẻ: Ngày 24/7, anh và các đồng nghiệp đã tới thiên đường Cô Tô mà không hề hay biết, ngay ngày hôm sau bão đã về.Bắt đầu từ ngày 25 đến 28/7, do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục vắt qua Bắc Bộ, Quảng Ninh mưa rất to. Tại Cô Tô lượng mưa cả đợt lên tới 1.000 mm, sóng to, gió lớn buộc chính quyền phải đóng cửa ra biển.

Vào sáng 26/7, theo chương trình của tour du lịch, anh Trịnh Minh Đức cùng với công ty của mình (Công ty TNHH Thời trang BOO) sẽ từ Vân Đồn đi thuyền sang đảo Cô Tô con để tham quan và sau đó trở về Hà Nội. Nhưng do trời đột nhiên mưa lớn nên kế hoạch bị hủy. Tới 11h trưa đoàn tập trung tại sảnh khách sạn để đợi bắt tàu quay lại cảng Vân Đồn thì chính thức nhận được tin có lệnh cấm tàu du lịch hoạt động.Vậy là từ một vị khách du lịch, anh Đức và cả đoàn trở thành nạn nhân của bão biển và bắt đầu chuỗi ngày chờ đợi trong nỗi lo lắng vì công việc, gia đình từ đó.

Theo anh Đức, trong 2 ngày 27 và 28, đoàn anh chỉ chờ thời tiết tốt hơn để Chính quyền bỏ lệnh cấm tàu để có thể trở về với gia đình và công việc. Trong thời gian này, cơ quan chức năng của huyện đảo Cô Tô có kêu gọi khách sạn/nhà nghỉ giảm 50%-100% giá thuê phòng cho du khách, tổ chức 1-2 bữa ăn miễn phí.

5h sáng 31/7, lần thứ 02 du khách ra xếp hàng đợi tàu hải quân 634 vào đón ( ảnh: Minh Đức)

“Do mưa lớn, chúng tôi phải ở trong phòng suốt, nghe điện thoại và check email công việc qua điện thoại nên rất bất tiện. Có nhiều việc cần sử dụng tài liệu lưu trong laptop nhưng lại không mang theo nên không thể xử lý được” – Anh Đức chia sẻ.

“Mắc kẹt” như vậy, những nạn nhân bất đắc dĩ phải tìm cách giết thời gian bằng việc mở điện thoại nhắn tin cho người thân. Thế nhưng vì nhu cầu công việc cần có in tenet nhưng cả đảo chỉ có 02 quán net nhỏ xíu nên cũng không đủ cho tất cả mọi người. Trong tình trạng công việc dồn ứ, gia đình lo lắng thì việc để chơi cũng phải xếp hàng là một điều quá sức.Vàrồi tiền mặt mang theo cũng hết mà cả đảo thi chỉ có duy nhất 01 cây ATM của Agribank (lúc rút được, lúc không khiến những ngày kẹt lại trên đảo dường như dài bất tận”.

Tới ngày 29, bắt đầu có thông tin chính xác về việc có 2.500 du khách bị mắc kẹt trên đảo. Ban đầu theo thống kê ban đầu chỉ có 1.500 người nhưng sau khi kiểm tra lại thì phát hiện ra do các trưởng đoàn du lịch chỉ khai tạm trú tạm vắng cho khoảng 1/2 số lượng đoàn để mang tính đại diện thì con số lên tới hơn 2.500. Mà theo dự báo, khoảng 2-3 ngày nữa thực phẩm trên đảo sẽ không còn đủ để cung cấp cho tất cả mọi người. Các đoàn du lịch bắt đầu chủ động đi mua nước và mỳ ăn liền để dự trữ. Nhiều gia đình có con nhỏ, các mẹ còn đảm đang đi chợ dân sinh để mua thực phẩm tươi sống về nấu nướng tại nhà bếp của khách sạn.

Chính quyền bắt đầu có thông tin về việc 6h30 ngày 30/7, các trưởng đoàn tập trung tại cửa cầu cảng Cô Tô bốc thăm thứ tự để các đoàn du lịch lên tàu cứu hộ của hải quân 634 trở về cảng Vân Đồn. Từ thời điểm này, du khách nào cũng chỉ có suy nghĩ phải bắt tàu để về đất liền bằng mọi giá.

Ngày 29 tới 31/7 xảy ra cảnh hỗn loạn, chen lấn của du khách để được lên tàu 634. Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ có mặt tại cửa Cầu cảng chỉ dừng ở việc chặn cửa, không có bất kỳ hành động nào để tổ chức du khách xếp hàng giữ trật tự. Bên cạnh đó, họ đưa ra những thông tin thiếu chính xác, không đầy đủ và kịp thời. Chỉ có một số bộ phận khách du lịch có quan hệ thì mới có thông tin chính xác và được ưu tiên qua cửa kiểm soát, không phải chen lấn, xếp hàng. Nhận ra điều đó, có rất nhiều du khách chấp nhận việc có mặt từ cầu cảng từ rất sớm (4-5h sáng), khi mà chính quyền còn chưa hoạt động tại cổng cầu cảng để đợi tàu.

Từ đó phát sinh ra nhu cầu mua áo mưa và thực phẩm đóng gói. Do mưa lớn cả ngày, đảo Cô Tô bị cháy mặt hàng áo mưa, mỳ gói…giá bán thì nhích lên từng giờ. Giá áo mưa ban đầu là 50k, rồi lên 80k, đỉnh điểm là 120k.

14h cùng ngày, tàu cập cảng, mỗi lần thành tàu va chạm cầu cảng là lại rung lên. ( ảnh: Minh Đức)

Tới 16h chiều 31/7 thì anh Đức đã lên đươc tàu 634 (đây là chuyến thứ 03 kể từ ngày 29/7). Nhưng trước khi lên được tàu cứu hộ, cảnh tượng chen lấn đã in đậm khiến anh không bao giờ quên được, để lại trong lòng nhiều suy ngẫm:“Để lên tới tàu, nhóm chúng tôi đã phải trải qua 2 tiếng chen lấn. Đó là một cảnh tượng quá khủng khiếp, mặc dù đã có yêu cầu từ thuyền trưởng ưu tiên người già, phụ nữ và trẻ em lên trước; nhưng có rất nhiều thanh niên chen ngang, bản thân nhóm chúng tôi (có 03 người) suýt nữa xô xát với 01 thanh niên khi đã chen ngang lại còn chửi bới. Lúc đó tôi nhớ tới cảnh phim Titanic đoạn tàu chuẩn bị chìm; mọi người chen lấn, hoảng loạn; có cả đàn ông sẵn sàng ôm vội 01 đứa trẻ để giả vờ đó là con mình nhăm ưu tiên xuống thuyền cứu hộ, có 01 nhóm nhạc công chơi violon vì xác định kiểu gì cũng chết, nhóm tôi cũng thế, khi mọi người chen lấn không chịu xếp hàng theo yêu cầu, thì nhóm tôi bật nhạc qua loa ngoài rồi hát hò, nhảy nhót. Tóm lại, dù chưa tới mức như Titanic, nhưng có nhiều người đã không kiểm soát được tính ích kỷ của bản thân …”.

14h-16h, mọi người cảnh chen lấn để được lên tàu khiến người ta liên tưởng tới cảnh con tàu Titanicăóp chìm ( ảnh: Minh Đức)
Người già, phụ nữ và trẻ nhỏ được bố trí ngồi khoang hành khách còn thanh niên ngồi tại kho chở hàng. ( ảnh: Minh Đức)

Biển vẫn động và chỉ có duy nhất tàu 634 được phép hoạt động đưa khách vào đất liền.Phụ nữ và trẻ em được ngồi trên khoang hành khách, còn lại, thanh niên trai tráng phải ngồi ở khoang chở hàng trên biển.“ Khoảng 2 tiếng trên khoang trở khách khiến mọi người nôn nao, say sóng.Tiếng động cơ của tàu ồn ào, mùi dầu máy bốc lên, sóng biển đánh tràn vào boong tàu…cũng là trải nghiệm thú vị. Nhưng thực sự, bình an trở về đến nhà đã là một điều rất tuyệt vời rồi.” là những cảm nhận của anh Đức trên đường từ đảo về đất liền

18h30 thì những người trên chiếc thuyền cứu hộ thứ 3 lên được tới đất liền – cảng Vân Đồn. Mọi người nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương gồm: 200 ngàn tiền mặt, 01 hộp sữa, 01 chai nước và 01 cái bánh ngọt. Lý do được đưa ra là không nghĩ rằng đợt bão này lại kéo dài như vậy, nên không điều động tàu hải quân sớm hơn mà phải đợi tới bây giờ mới xử lý.

Ngoài ra, xe buýt được điều động miễn phí để đưa khách từ cảng Vân Đồn ra bến xe Cửa Ông về Hà Nội. Thông báo là miễn phí nhưng cuối cùng phụ xe lại thu phí 20k/người. Chưa kể họ còn tranh thủ móc nối với các nhà xe để bán khách, kiếm tiền hoa hồng.

Từ dưới khoang chở hàng nhìn lên ( ảnh: Minh Đức)

“Cho tới lúc này, khi đã trở về nhà an toàn, bản thân tôi thấy đây là 01 trải nghiệm thú vị. Dù sao thì nếu có ở đảo thêm 1-2 ngày để đợi thời tiết tốt hơn, tàu du lịch được hoạt động trở lại thì cũng không có vấn đề gì quá lớn.Tôi chủ động lựa chọn đi tàu hải quân 634 thay vì đợi tàu du lịch được hoạt động trở lại. Không hẳn vì sốt ruột muốn về nhà sớm mà phần nhiều là do muốn thử cảm giác đi tàu hải quân nó ra sao, muốn quan sát trực tiếp con người khi được đặt trong tình huống chen lấn để lên tàu 634 sẽ có những phản ứng ra sao. Từ đó, tôi cảm nhận rất rõ về hoạt động tổ chức của chính quyền được chưa tốt, nhưng đó là tình trạng chung rồi, vui vẻ đối mặt thôi.Còn về tình cảm con người với nhau trong lúc gặp khó khăn, vẫn luôn là vậy, tốt, xấu lẫn lộn. Bên cạnh việc các đồng nghiệp trong đoàn công ty anh không ngừng chia sẻ, hỏi thăm nhau khi có người bắt tàu về được trước, người về sau, chia sẻ các bữa ăn trên đảo thì bên cạnh đó cũng có những người sử dụng quan hệ, chen lấn thô bạo để lên tàu…hay tranh thủ tăng giá bán các mặt hàng cần thiết tại thời điểm đó để kiếm lời chốc nhát…”

Qua những lời chia sẻ của anh Trịnh Minh Đức- một nạn nhân bất đắc dĩ của cơn bão bất ngờ, nhận thấy chúng ta chưa có sự chuẩn bị thật tốt để chống chọi với nhũng sự cố thiên tai bất ngờ.. Thiết nghĩ, chúng ta nên được học cách sẵn sàng ứng phó với thiên tai, học cách nhường nhịn, chia sẻ, hướng tới cái chung. Bởi lẽ trong nhiều trường hợp, nếu ai cũng chỉ nghĩ tới bản thân mình sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Theo Công lý

Theo Bảo Vệ Pháp Luật

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?