Nhật Bản: Tỷ lệ người già phạm tội tăng, nhưng lý do mới khiến nhiều người cảm thán

17/12/20, 17:18 Cuộc sống

Những người già phạm tội, thường bị bắt về những hành vi như trộm đồ trong cửa hàng, siêu thị. Trong đó 70% tội phạm là người từ 70 tuổi trở lên, riêng phụ nữ chiếm 1/3 trong đó. Có những phạm nhân còn tái phạm đến 5 – 6 lần để được ngồi tù. Vậy nguyên nhân là gì?

Người già Nhật Bản cô đơn, muốn vào tù để dưỡng già. (Ảnh qua Kenh14)

Tại Nhật Bản, không ít trường hợp nhiều người già sống một mình trong cô đơn vì vợ hoặc chồng mất. Các con trưởng thành thì có gia đình riêng, nên không còn liên lạc với bố mẹ, hoặc có người lại không muốn sống phụ thuộc vào con cái.

Rất nhiều trường hợp, người cao tuổi phải qua đời trong nhà riêng một mình, cho đến nhiều ngày mới có người phát hiện. 

Có một sự thật rằng, những người trẻ tại Nhật thường thỏa mãn với cuộc sống bận rộn với mức thu nhập ổn định, nhưng đến khi tuổi già, họ không còn đủ sức làm ra tiền nữa, nhưng lòng tự tôn khiến họ không muốn phụ thuộc vào con cái, nên thường sống một mình.

Lương hưu không đủ để chi trả cho các chi phí sinh hoạt, cuộc sống “thân ai nấy lo” khiến họ cảm thấy quá tẻ nhạt và buồn chán. Từ đó, họ bắt đầu nảy ra ý định “cố tình” vi phạm pháp luật để gây chú ý và “được” vào tù.

Đơn cử trường hợp của ông Toshio Takata, 69 tuổi. Kế hoạch trộm cắp đầu tiên của ông được thực hiện khi ông 62 tuổi. Đó là lấy trộm một chiếc xe đạp rồi lái xe đến đồn cảnh sát, nói với họ rằng: “Nhìn xem, tôi đã lấy nó”. Và ông đã được như ý nguyện, bị kết án 1 năm tù.

Ông Toshio không có dáng vẻ gì của một tội phạm và còn từng là họa sĩ. (Ảnh: BBC)

Khi được ra tù sau bản án đầu tiên, ông Toshio Takata lại tiếp tục cố tình vi phạm pháp luật bằng cách cầm dao đe dọa những người phụ nữ ở công viên với hy vọng sẽ có người báo cảnh sát. Và kết cuộc, đã có người làm như thế và ông đã được toại nguyện.

Một ví dụ khác là bà Keiko (dùng tên giả), 70 tuổi. Bà nói nguyên nhân sâu xa cho việc muốn ngồi tù, là không muốn sống chung với chồng nữa, nhưng bà lại không còn nơi nào để đi, nên lựa chọn duy nhất của bà là ăn cắp. 

Bà Keiko cũng là một trong số rất nhiều tội phạm “quá tuổi”, cứ bị bắt rồi lại ra tù liên tục.

Điểm chung của những vụ án này, là những món đồ bị đánh cắp thường là món không có giá trị cao, như đồ ăn, thức uống (chỉ khoảng dưới 3000 yên). Chủ yếu là người già họ cần thực phẩm để sống qua ngày, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch COVID-19 diễn ra kéo dài, làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, trong khi người già nghỉ hưu không thể tìm được việc làm thêm kiếm tiền.

Người cao tuổi khó kiếm được thu nhập đủ để trang trải cuộc sống. (Ảnh qua Dân trí)

Tuy có lương hưu nhưng khoản này gần như không thể đủ ở Nhật với chi phí cho nơi ở, điện nước, thực phẩm… rất đắt đỏ.

Nhìn chung, những người “tội phạm tóc bạc” này đều yêu thích cuộc sống trong tù hơn tự do. Trước mắt là họ được ở miễn phí, thứ hai là với nếp sống tập thể cùng những tù nhân khác làm họ không còn cảm thấy cô đơn hay bị cô lập.

Tuy nhiên, tỷ lệ tội phạm người già gia tăng, cũng kéo theo nhiều vấn đề cho những nơi giam giữ cải tạo họ. Điển hình, nhà tù bắt buộc phải nâng cấp cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị y tế, và hóa đơn để chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe, cũng dài thêm. Không những thế họ còn phải tuyển thêm nữ cai ngục (vì tỉ lệ tội phạm nữ hiện tăng lên nhanh). 

Chi phí cho việc giam một tù nhân ở Nhật Bản là 20.000 USD, nhưng đối với người cao tuổi thì còn hơn như thế.

Một phòng giam tập thể trong nhà tù Nagasaki, trông không còn giống một buồng giam bình thường nữa. (Ảnh qua Kenh14)

Những cuộc diễu hành tập dượt trong nhà tù cũng trở nên khốn đốn khi dù một số “tù nhân tóc bạc” rất cố gắng, nhưng vẫn không theo kịp vì có người phải chống nạng tham gia.

Một số “tù nhân tóc bạc” rất cố gắng, nhưng vẫn không theo kịp vì có người phải chống nạng tham gia. (Ảnh qua cafebiz)

Trước đây, tội ăn cắp ở Nhật có thể bị phạt 10 năm tù cùng 500.000 yên. Tuy nhiên ngày nay do có quá nhiều người cố tình phạm tội, nên từ năm 2005 thì luật đã sửa đổi thành chỉ tạm giam những người đã tái phạm từ 1 – 3 lần, nếu tái phạm 5 – 6 lần thì mới xác lập tội danh và ngồi tù với mức án 2 năm.

Để giải quyết tình trạng “thích vào tù hơn tự do”, Bộ Tư pháp Nhật Bản cùng các sở cảnh sát đang bắt tay vào dự án nghiên cứu khảo sát các địa bàn có số lượng lớn tội phạm người cao tuổi, nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp thiết thực nào để giải quyết loại “tội phạm” này cả.

Mạch Khê (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!