Nhà hoạt động nhân quyền: Trung Quốc đã hủy hoại bản tính chất phác của người châu Phi

08/10/20, 10:04 Thế giới

Vì để tránh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại, vào cuối năm ngoái, nhà hoạt động nhân quyền người Sơn Đông Giới Lập Kiến đã chạy trốn qua châu Phi để đến Hoa Kỳ. Trước đó, anh đã lưu lại ở châu Phi hơn 7 tháng và đã trải nghiệm được sự hiền lành, chất phác của con người nơi đây. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã mang tệ nạn tham nhũng đến châu Phi, phá hủy môi trường sinh thái và giết hại động vật hoang dã.

Nhà hoạt động nhân quyền: Trung Quốc đã phá hủy bản tính chất phác của người châu Phi (ảnh 1)
Nhiều trẻ em bên ngoài thủ đô Ethiopia đi gánh nước trên sông. Các công ty Trung Quốc gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường địa phương ở châu Phi, đánh cắp lừa và động vật hoang dã. (Ảnh: Epoch Times)

ĐCSTQ đã phá hủy tính cách đơn thuần của người châu Phi

“China, Money! Africa, Money!” có nghĩa là người Trung Quốc làm gì cũng đòi tiền, và người châu Phi cũng vậy. Giới Lập Kiến nói rằng ĐCSTQ ở châu Phi đã phá hủy nhân cách đơn thuần của người châu Phi, từ kinh tế, văn hóa cho đến nhiều phương diện khác đều bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

Tại thủ đô Ethiopia, “Bạn cảm thấy giống như ở Trung Quốc vậy. Đường xá, nhà lầu, cầu cống và tàu điện ngầm đều do ĐCSTQ xây dựng, nhưng người châu Phi lại không có cảm tình với Trung Quốc. Khi người Trung Quốc ở trước mặt anh ta, anh ta sẽ mắng họ là Alibaba. Alibaba chính là kẻ trộm, tên cướp, tên khốn nạn, kẻ lưu manh.” Anh nói.

Nhà hoạt động nhân quyền: Trung Quốc đã phá hủy bản tính chất phác của người châu Phi (ảnh 2)
Dường như đường xá, nhà lầu, cầu cống và tàu điện ngầm ở châu Phi đều do ĐCSTQ xây dựng. (Ảnh: Epoch Times)

Anh nêu ví dụ, việc đầu tư vào Ethiopia được kiểm soát chặt chẽ bởi các doanh nghiệp Trung Quốc, vì nhiều nước không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong đấu thầu, vì doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là doanh nghiệp nhà nước, còn các doanh nghiệp nước ngoài khác là một cá thể doanh nghiệp độc lập cho nên không thể cạnh tranh nổi với họ;

Doanh nghiệp quốc doanh mà thua lỗ thì tổn thất chính là mồ hôi nước mắt của nhân dân Trung Quốc đang bị ĐCSTQ vơ vét, còn những người đứng đầu doanh nghiệp đó chỉ là đại diện mà thôi. Do đó, nhiều công ty của các quốc gia bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ, cuối cùng đều thất bại tại Châu Phi.

Giới Lập Kiến chỉ ra rằng, các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ chấp nhận chi tiêu số tiền lớn ở nước ngoài vì muốn thâm nhập vào dư luận. Chỉ cần trong những thời khắc mấu chốt, những nước này lên tiếng ủng hộ ĐCSTQ. Nhưng thật sự họ không kiếm ra tiền. “Thực tế thì, đó là một sự đầu tư thất bại, họ chính là muốn vung tiền để lấy tiếng thơm”.

Giới Lập Kiến cho rằng, việc ĐCSTQ xuất khẩu tham nhũng trong những năm gần đây đã khiến các chính quyền địa phương ở châu Phi học hỏi từ đó. Khi chính phủ châu Phi kêu gọi đấu thầu, các công ty Trung Quốc sẽ cạnh tranh lẫn nhau, chính quyền địa phương sẽ xem các bên cạnh tranh, cuối cùng, ai đưa nhiều quà nhất và ai giữ giá ở mức thấp nhất sẽ có thể giành được dự án.

“Có nhiều quốc gia độc tài ở châu Phi, nhưng Kenya và Zimbabwe vẫn theo hệ thống thuộc địa, với Hạ viện và Thượng viện, với tam quyền phân lập (chia chính quyền của quốc gia thành: Lập pháp, tư pháp và hành pháp), nhưng tham nhũng vẫn hoàn tham nhũng.” Giới Lập Kiến nói, “Bạn đi đến thủ đô của một quốc gia địa phương nào đó, hoặc khu phố Tàu, nhà hàng, rất nhiều xe của chính phủ có treo quốc kỳ, có cả còi báo động. Khi ăn cơm, tất cả xe đều dừng lại, khi đi ra, mang theo bao lớn bao nhỏ”.

“Làm được một công trình, liền hỏi nhà thầu Trung Quốc, anh cho tôi bao nhiêu tiền? Nhưng bọn họ vẫn chưa thỏa mãn. Hôm nay cho là ngày mai cũng phải cho, (ví dụ) ‘sinh nhật vợ tôi’, cán bộ nhà nước có đến mấy bà vợ. Người dân nghèo quá đến nỗi không có cơm ăn, còn các quan chức chính phủ thì tham ô hủ bại xài toàn thương hiệu nổi tiếng và lái xe hơi sang trọng”;

“Lúc tôi đi trên đường [ở Trung Quốc], tôi đã quen với việc bị các quan chức chính phủ tống tiền.” Anh nói, “Ở châu Phi cũng giống như vậy. Có quân cảnh và một số cảnh sát địa phương sẽ lập chốt để chặn lại, đừng nói là người Trung Quốc chúng tôi, ngay cả xe chở hàng của người bản xứ cũng phải đưa năm hoặc mười nhân dân tệ mới có thể đi qua.

Đối với người Trung Quốc thì họ tống tiền còn mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Thấy tôi là người Trung Quốc, họ liền đưa tôi đến đồn cảnh sát và chỉ nói ‘money, money’. Họ sẽ nói một ít tiếng Trung, chỉ nói ông chủ, ông chủ. Anh ta tưởng tôi là nhân viên của một công ty gần đó và yêu cầu sếp đến để đưa tiền chuộc”;

“Tôi nói không có, anh ấy nói ‘không, không’ và mắng tôi là Alibaba. Dù là chính phủ hay người dân, trong thâm tâm họ, ĐCSTQ là đại diện cho những tên cướp và kẻ lừa gạt. Dù là con lừa nhà bạn bị trộm, hoặc động vật hoang dã nơi nào đó bị giết, họ sẽ nghĩ đến người Trung Quốc đầu tiên”.

Anh nói rằng ĐCSTQ cũng đã dạy cho người dân địa phương các quan niệm về đẳng cấp và sự xu nịnh. Khi người châu Phi và người Trung Quốc làm việc và phục vụ cùng nhau, “Vốn dĩ các anh chị em châu Phi có tính tình rất chất phác và vô tư như vậy. Nhưng họ (nhân viên Trung Quốc) đã dạy những hành vi cùng tư tưởng xấu xa đó bằng chính lời nói và việc làm của họ, và bây giờ người Châu Phi cũng giống như vậy. Tôi làm một việc cho bạn và bạn phải đưa tiền cho tôi. Cưới con gái của nhà người khác cũng phải tốn phí quà cáp rất cao, điều này trước đây là rất khó tin”.

“Trong tâm của các cơ quan chính phủ và những người dân bình thường, đó là ‘Trung Quốc, Tiền! Châu Phi, Tiền!’, Chính là muốn nói người Trung Quốc các bạn làm gì cũng đòi tiền, và người châu Phi chúng tôi cũng vậy.” Anh nói, “Người châu Phi rất thông minh và họ cũng bắt chước làm theo người Trung Quốc, (cho rằng gả con gái là một cơ hội để phát tài, (ĐCSTQ) đã phá hủy hoàn toàn bản tính và tư tưởng vô cùng đơn giản và thuần thiện của người châu Phi”.

Trộm cắp động vật hoang dã đã phá hoại môi trường sinh thái

ĐCSTQ đã thâm nhập và hoạt động ở châu Phi trong một thời gian dài, và quan hệ Trung-Phi đã phát triển đặc biệt nhanh chóng kể từ năm 2000. Giới Lập Kiến nói rằng, sau khi ĐCSTQ đến, ô nhiễm nguồn nước ngầm ở địa phương, ô nhiễm môi trường và thiệt hại sinh thái trở nên rất là nghiêm trọng. Nhiều trẻ em bên ngoài thủ đô châu Phi cần phải ra sông để gánh nước. “Người dân địa phương hận các doanh nghiệp nhà nước (của ĐCSTQ) đến chết mất thôi”.

Giới Lập Kiến cho biết, kẻ săn trộm ở châu Phi chủ yếu là người Trung Quốc. Châu Phi rất lạc hậu, bởi vì bị Anh và Pháp đô hộ nên đã để lại một số hệ thống luật pháp bao gồm cấm săn bắt trộm và bảo vệ môi trường. Do đó, trong khuôn khổ luật pháp này, người Trung Quốc muốn ăn thịt hoang dã cũng không có cách nào.

Theo Giới Lập Kiến, một số công ty Trung Quốc muốn ăn thịt lừa và não khỉ đầu chó, nhưng đưa bao nhiêu tiền người Châu Phi cũng không bán. Thế là họ liền thuê một số đứa trẻ vô gia cư đi ăn trộm, lợi dụng bọn trẻ đi đánh cắp lừa và săn bắt động vật hoang dã, bao gồm cả hươu, nai, linh dương Tây Tạng, v.v.

“Ban ngày họ đi săn trộm, ban đêm mang đến hoặc nửa đêm gặp nhau đưa. Những chuyện như này rất phổ biến, rất nhiều doanh nghiệp nhà nước… Trước đây tôi có thêm một số bạn bè trên WeChat, họ đều khoe hôm nay lại có thịt lừa ăn rồi, và tối nay muốn cải thiện bữa ăn. Nhưng thịt lừa thì không thể mua được.” Anh nói.

Giới Lập Kiến cho biết, ở Ethiopia và Kenya, lừa là phương tiện di chuyển quan trọng nhất. Lúc đầu, Kenya và Ethiopia có nhiều lừa nhất, chúng được xuất khẩu sang Trung Quốc để làm Gelatin da lừa, sau đó, khi nạn trộm cắp trở thành xu hướng, số lượng lừa đã giảm đi đáng kể. Người Trung Quốc không chỉ ăn mà còn cho trẻ em đi ăn trộm, rất nhiều gia đình đã lên án việc này khiến dư luận phẫn nộ.

Theo báo cáo của Mạng lưới Phúc lợi Động vật Châu Phi (ANAW), tổng số lừa ở Kenya đã giảm một nửa từ năm 2009 đến 2019, từ 1,8 triệu con xuống còn 900.000 con. Trong những năm gần đây, hơn một chục quốc gia, bao gồm Ethiopia, đã cấm giết mổ và xuất khẩu da lừa để tránh các vụ trộm cướp và vận chuyển vì lợi nhuận.

Nhà hoạt động nhân quyền: Trung Quốc đã phá hủy bản tính chất phác của người châu Phi (ảnh 3)
Tại các thành phố gần các công ty Trung Quốc, đồng nhân dân tệ được lưu hành và trao đổi trong nước. (Ảnh: Epoch Times)

Giới Lập Kiến nói rằng, muốn biết mức độ thâm nhập của ĐCSTQ ở châu Phi lớn chừng nào, thì chỉ cần từ việc trao đổi Nhân dân tệ ở các thành phố gần các công ty Trung Quốc là có thể nhìn ra được. Cả người dân địa phương và người Trung Quốc khi làm việc và kinh doanh ở đây đều phải dùng đồng nhân dân tệ.

Giới Lập Kiên nói rằng ĐCSTQ đã thực hiện các hành động phá hoại sau đây ở châu Phi:

  • Thuê các lực lượng vũ trang bất hợp pháp ở Tanzania, Botswana, Zambia để cướp hoặc chiếm các mỏ vàng, đồng và gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Mở các sòng bạc và máy đánh bạc ở châu Phi, nhiều người châu Phi đã bị hại đến tan cửa nát nhà.
  • Các doanh nghiệp Trung Quốc xuất hiện các chuỗi sản xuất công nghiệp đặc trưng. Rất nhiều phụ nữ bị dụ đến châu Phi để kiếm tiền đã trở thành đối tượng phục vụ cho các vụ khiêu dâm và bị kiểm soát bởi các băng đảng Phúc Kiến, chủ yếu dùng để hối lộ các doanh nghiệp nhà nước và quan chức chính quyền địa phương.
  • Các đội y tế đặc biệt của ĐCSTQ được xuất khẩu sang đây để cung cấp dịch vụ y tế, tặng thuốc và thiết bị miễn phí cho các quan chức địa phương. Cung cấp các khoản quyên góp giúp cho nhiều quốc gia ở châu Phi được trợ cấp y tế miễn phí. Điều đáng buồn và trớ trêu là người Trung Quốc lại không có được những phúc lợi này.

Minh Huy

Theo epochtimes.com

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

Ad will display in 09 seconds

Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

    Thực vật: bậc thầy phát hiện nói dối và có khả năng siêu cảm

  • Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng

    Khiêm nhường là một loại cảnh giới, một loại tu dưỡng