Nguy cơ từ chất làm ngọt nhân tạo

06/05/15, 08:47 Dinh dưỡng, Sức khỏe

Chúng ta đều quen thuộc với các gói nhỏ đầy màu sắc của chất làm ngọt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ thường xuyên các chất này cần được xem xét kỹ lưỡng.

(Steve Snodgrass/Flickr/CC BY 2.0)
Mặc dù những chất làm ngọt nhân tạo có tác dụng tích cực là ít calo, nhưng mặt tiêu cực thậm chí còn vượt xa hơn lợi ích. (Steve Snodgrass/Flickr/CC BY 2.0)

Hiện nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt sáu loại đường tổng hợp: kali acesulfame (Sweet One), aspartame (Equal), advantame (aspartame và vanillin, chưa có thương hiệu), neotame (Newtame), saccharin (Sweet ‘N Low), và sucralose (Splenda). Mặc dù những chất làm ngọt nhân tạo có tác dụng tích cực là ít calo, nhưng mặt tiêu cực thậm chí  còn vượt xa hơn lợi ích.

Nhiều trong số các nghiên cứu về chất làm ngọt nhân tạo đã được thực hiện ở động vật hoặc gián tiếp với con người bằng cách tiêu thụ nước giải khát có chứa đường hóa học. Những nghiên cứu chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo có tác động bất lợi trên khắp cơ thể.

1. Cơn thèm liên tục

Chất làm ngọt nhân tạo có thể đùa cợt với bộ não và cơn thèm của bạn đối với vị ngọt. Tại Đại học California, San Diego, các nhà nghiên cứu đã xem xét cách mà đường và chất làm ngọt nhân tạo (sucralose, hay Splenda) tác động đến bộ não qua phản ứng với vị ngọt.

Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI), họ phát hiện ra rằng não bộ phản ứng bình thường với đường, nhưng với sucralose thì không. Các tác giả chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo “có thể không hoàn toàn thỏa mãn mong muốn tiêu thụ calo từ vị ngọt tự nhiên”, và do đó khiến bạn thèm đồ ngọt nhiều hơn.

(Shutterstock)
Chất làm ngọt nhân tạo không hoàn toàn thỏa mãn mong muốn tiêu thụ đường của não bộ, và do đó khiến bạn thèm đồ ngọt nhiều hơn. (Shutterstock)

2. Phiền muộn

Trong số những người trưởng thành khỏe mạnh, tiêu thụ aspartame (10 mg / kg thể trọng / ngày) được liên kết với kích thích, trầm cảm và điểm số thấp cho các bài kiểm tra định hướng không gian. Lượng aspartame được sử dụng trong nghiên cứu này là dưới mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (tối đa là 40-50 mg / kg thể trọng / ngày).

3. Hạn chế vị giác

Sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có thể thay đổi khẩu vị của bạn. Theo David Ludwig, chuyên gia về Béo phì và giảm cân tại Đại học Harvard-trực thuộc Bệnh viện nhi Boston, chất làm ngọt nhân tạo có thể kích thích quá mức tiêu thụ của đường, có nghĩa là chúng “có thể hạn chế khả năng thích ứng nhiều hương vị phức tạp”, chẳng hạn như trái cây tự nhiên và các loại rau.

Chất làm ngọt nhân tạo khiến bạn khó thích ứng với hương vị phức tạp như rau quả.

4. Tăng nguy cơ dị ứng và hen suyễn

Những phụ nữ tiêu thụ nhiều đồ uống chứa đường hóa học trong quá trình mang thai, được phát hiện có 1.23 lần khả năng em bé bị chẩn đoán hen suyễn và nhiều khả năng đứa trẻ bị viêm mũi dị ứng. Những phát hiện này không được tìm thấy với mức tiêu thụ đồ uống có đường thông thường.

5. Tăng cân và béo phì

Tiêu thụ các chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến tăng cân và béo phì. Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Nature báo cáo rằng, hàm lượng lâu dài của chất làm ngọt nhân tạo có liên quan với tăng cân, chỉ số đường huyết cao hơn và tỷ lệ vòng eo-hông lớn hơn (một chỉ báo của bệnh béo phì ở bụng).

6. Tiểu đường loại 2

Một nhóm chuyên gia của Israel gần đây đã báo cáo rằng, việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của hiện tượng không dung nạp glucose. Đây là một vấn đề lớn, xem xét dịch bệnh tiểu đường loại 2 trên thế giới và thực tế là, nhiều người thừa cân hoặc béo phì và những người thường xuyên sử dụng đồ uống chứa đường hóa học và các mặt hàng khác, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Researchers in Israel found that mice who ate artificial sweeteners went into a pre-diabetic state. (humonia/iStock/Thinkstock)
Những người thường xuyên sử dụng đồ uống chứa đường hóa học, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. (humonia/iStock/Thinkstock)

7. Nguy cơ ung thư

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tiếp tục nhấn mạnh rằng, những chất làm ngọt nhân tạo trên thị trường không gây ung thư cho con người. Tuy nhiên, một số chuyên gia có xu hướng khác.

Một bài viết gần đây (năm 2014) trên American Journal of Industrial Medicine báo cáo về tác dụng gây ung thư của aspartame sau khi xem xét các dữ liệu về chủ đề này. Họ kết luận là có “bằng chứng phù hợp về tiềm năng gây ung thư của APM (hay aspartame)” và trong trường hợp đó, “việc đánh giá lại vị trí hiện tại của các cơ quan quản lý quốc tế phải được coi là một vấn đề cấp bách của sức khỏe cộng đồng”.

Saccharin vẫn còn là chất làm ngọt nhân tạo gây nhiều tranh cãi khi nói đến ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy saccharin gây ung thư buồng trứng, mạch máu, da, bàng quang và các bệnh ung thư khác ở động vật. Sau đề xuất cấm chất làm ngọt nhân tạo bởi FDA, Quốc hội Mỹ đã can thiệp và cho phép nó nhập lại thị trường.

An Nhiên, theo Epoch times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng