Nguồn gốc tên gọi của các hành tinh quen thuộc trong hệ Mặt trời

01/03/14, 10:29 Tri thức

Nhiều vị thần Hy Lạp được đổi tên trong hệ thống thần của La Mã, ví dụ như Zeus đổi thành Jupiter. Những cái tên La Mã đó đã trở thành thông lệ cho giới thiên văn phương Tây khi họ dùng đặt tên cho các thiên thể của Hệ Mặt trời.

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 1

1. Sao Thủy

Sao Thủy là hành tinh gần Mặt trời nhất và chỉ có thể quan sát lúc Mặt trời mọc hay lặn. Người Hy Lạp từng nhầm tưởng đó là 2 ngôi sao khác nhau và đặt cho nó 2 cái tên: Apollo (lúc bình minh) và Hermes (lúc hoàng hôn).

Đến thế kỉ thứ IV TCN, họ nhận ra đây chỉ là một hành tinh duy nhất. Sau đó, người La Mã chọn thần Mercury (phiên bản của thần Hermes) làm tên chính thức của hành tinh này.

Trong 5 hành tinh được biết đến từ thời cổ đại, Sao Thủy là hành tinh di chuyển nhanh nhất trên bầu trời. Điều này khiến người phương Tây liên tưởng đến Mercury – vị thần đưa tin đi nhanh như chớp trong thần thoại cổ.

2. Sao Kim

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 2

Sao Kim là thiên thể sáng thứ 3 trên bầu trời, chỉ kém Mặt trời và Mặt trăng. Ánh sáng rực rỡ của Sao Kim khiến người phương Tây xưa liên tưởng đến nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite của người Hy Lạp. Về sau, người La Mã gọi nữ thần này là Venus hay còn được biết đến với tên gọi thần Vệ Nữ.

Ở Hy Lạp cổ, từng có thời kì người ta nhầm Sao Kim là hai ngôi sao khác nhau, giống như ta ngày xưa quan niệm có Sao Hôm và Sao Mai vậy.

3. Sao Hỏa

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 3

Tính từ trung tâm Hệ Mặt Trời, Sao Hỏa là hành tinh thứ 4. Các oxit sắt trên bề mặt Sao Hỏa khiến hành tinh này có một màu đỏ cam nổi bật. Có lẽ màu sắc này đã khiến người xưa liên tưởng đến màu máu và binh đao.

Người La Mã cổ gọi Sao Hỏa là Mars – vị thần của chiến tranh. Còn trong thần thoại Hy Lạp, Mars chính là Ares, con trai của thần Zeus và nữ thần Hera.

4. Sao Mộc

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 4

Sao Mộc là hành tinh có khối lượng lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Trong các hành tinh, ánh sáng của Sao Mộc chỉ kém sau Sao Kim. Người phương Tây xưa đặt tên hành tinh này là Jupiter, vua của các vị thần.

Về sau, các nhà thiên văn đã phát hiện ra rất nhiều vệ tinh quay quanh Sao Mộc. Nhiều vệ tinh được đặt theo tên những cô gái bị thần Jupiter quyến rũ trong thần thoại.

5. Sao Thổ

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 5

Ở các nước phương Tây, Sao Thổ mang tên Saturn – vị thần cai quản thời gian và nông nghiệp của người La Mã. Nguyên mẫu của Saturn là thần Cronus trong thần thoại Hy Lạp.

Theo truyền thuyết, thần Cronus lấy nữ thần Rhea và sinh được 6 người con, trong đó có ba người con trai là Zeus, Poseidon và Hades. Lo sợ một đứa con sẽ phản lại mình, thần Cronus bèn nuốt hết những đứa con vào bụng. Về sau, Cronus bị con trai của mình là thần Zeus phế truất.

6. Sao Thiên Vương

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 6

Năm 1781, nhà thiên văn học người Anh – William Herschel phát hiện ra Sao Thiên Vương, hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt trời. Lúc đầu người ta định đặt tên Sao Thiên Vương là Georgium Sidus nhằm tôn vinh vua George III của Anh nhưng không được chấp nhận.

Cuối cùng, các nhà khoa học quyết định tuân thủ truyền thống của người xưa – sử dụng tên một vị thần. Hành tinh thứ 7 được gọi là Uranus – vị thần của bầu trời và là ông nội của Zeus. Đây cũng là hành tinh duy nhất được đặt tên Hy Lạp chứ không phải tên La Mã.

7. Sao Hải Vương

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 7

Đến năm 1846, nhà toán học người Pháp – Urbain Le Verrier phát hiện ra Sao Hải Vương. Hành tinh này được đặt tên là Neptune, vị thần La Mã cai trị toàn bộ biển cả và sông ngòi.

Neptune nguyên là thần Poseidon của người Hy Lạp. Vị thần này thường mang theo mình cây đinh ba có khả năng hô mưa gọi gió. Poseidon còn là anh trai của thần Zeus.

8. Sao Diêm Vương

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 8

Năm 1930, nhà toán học Clyde Tombaugh người Mỹ phát hiện ra Sao Diêm Vương lúc ông chỉ mới 24 tuổi. Venetia Burney, một nữ sinh 11 tuổi ở Oxford, nước Anh là người đầu tiên gợi ý nên đặt tên hành tinh mới là Pluto – vị thần cai quản địa ngục (tức thần Hades của người Hy Lạp). Đề xuất của cô bé đã được các nhà khoa học hoàn toàn ủng hộ.

Mãi cho đến năm 2006, Sao Diêm Vương được coi là hành tinh thứ 9 của Hệ Mặt trời. Ngày nay, nó đã bị “giáng” xuống làm “hành tinh lùn”, do không thỏa mãn định nghĩa mới về hành tinh của các nhà khoa học.

9. Hành tinh lùn Ceres

Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 9

Vào năm 1801, nhà thiên văn học người Ý – Giuseppe Piazzi phát hiện một hành tinh nhỏ bằng đá nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Giới thiên văn đặt tên hành tinh này là Ceres, nữ thần của nông nghiệp và mùa màng. Bà chính là thần Demeter của người Hy Lạp, một người chị của thần Zeus. Con gái của bà là Persephone, bị thần Hades bắt xuống âm phủ làm vợ.

Tuy là một hành tinh nhưng Ceres có kích thước rất bé, nhỏ hơn cả Mặt trăng của Trái đất. Ngày nay, Ceres được xếp vào nhóm “hành tinh lùn”.

10. Hành tinh Eris

 
Sự thật sau mỗi cái tên của các hành tinh quen thuộc 10

Năm 2005, các nhà thiên văn phát hiện ra một hành tinh nằm ngoài rìa Hệ Mặt trời có kích thước xấp xỉ bằng Sao Diêm Vương và gọi đây là “hành tinh thứ 10”.

Hành tinh này được đặt tên là Eris – nữ thần bất hòa. Trong thần thoại, Eris đã lăn quả táo vàng “dành cho người đẹp nhất” vào bữa tiệc, khiến các nữ thần Hera, Athena và Aphrodite tranh cãi không ai chịu ai.

Eris cũng đã mang đến sự “bất hòa” cho các nhà thiên văn học, khiến Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (AIU) phải tranh cãi lại về định nghĩa hành tinh. Kết quả là một năm sau đó, cả Eris và Sao Diêm Vương được xếp hạng lại là “hành tinh lùn”.

Theo Danviet

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng