Nguồn gốc của Google có liên quan đến công cụ giám sát hàng loạt của CIA và NSA

22/10/18, 09:27 Công nghệ, Tri thức

Hai thập niên trước, cộng đồng tình báo Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Thung lũng Silicon để theo dõi công dân trong không gian mạng. Nghiên cứu dẫn đến những sáng tạo đầy tham vọng của Goolge là do cộng đồng tình báo cấp quỹ và hợp tác để theo dõi các cá nhân và nhóm trực tuyến.

Nguồn gốc của Google có liên quan chặt chẽ với CIA và NSA.
Nguồn gốc của Google có liên quan chặt chẽ với CIA và NSA. (Ảnh qua Avaz)

Cộng đồng tình báo hy vọng rằng các nhà khoa học máy tính hàng đầu của Mỹ có thể lấy thông tin không được phân loại và dữ liệu người dùng, kết hợp với Internet, và tạo ra lợi nhuận. Phi vụ táo bạo này phải phù hợp với nhu cầu của cả cộng đồng tình báo và công chúng. Họ hy vọng chi phối cuộc cách mạng siêu máy tính ngay từ đầu để hiểu được hàng triệu người đang làm gì trong mạng thông tin kỹ thuật số. Sự hợp tác đó đã giúp chính quyền Mỹ hiện nay có thể giám sát toàn diện hàng loạt, cả công lẫn tư.

Chế độ giám sát hàng loạt hiện đại của chính phủ Mỹ có liên quan đến nguồn gốc đáng kinh ngạc và hầu như không được công chúng biết đến của Google. Câu chuyện sáng lập thật sự hơi khác so với những gì hai nhà đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page kể lại. Những bí ẩn không dừng lại ở nguồn gốc của Google, mà còn là sự giám sát hàng loạt của chính phủ và số tiền chính phủ tài trợ.

Bối cảnh: Cộng đồng tình báo và Thung lũng Silicon

Giữa thập niên 1990, cộng đồng tình báo Mỹ bắt đầu nhận ra họ đang đứng trước một cơ hội. Cộng đồng siêu máy tính chỉ mới bắt đầu chuyển từ môi trường đại học sang khu vực tư nhân, được các khoản đầu tư từ Thung lũng Silicon dẫn dắt.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số được tiến hành, nó sẽ thay đổi phương thức thu thập dữ liệu toàn cầu và giúp chúng ta nhận được lượng thông tin khổng lồ. Cộng đồng tình báo muốn định hướng những nỗ lực của Thung lũng Silicon ngay từ khi thành lập bởi nó sẽ có ích cho mục đích quân sự và an ninh quốc gia.

Mối quan tâm lớn của cộng đồng tình báo là: Mạng siêu máy tính này có thể lưu trữ hàng triệu megabyte thông tin hay không, có thể giúp cơ quan tình báo hiểu rõ dấu vết số do người dùng để lại không?  

Thu thập tình báo là công việc từ xưa của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA), tuy nhiên họ nhận ra rằng tương lai của họ có thể được định hướng sâu sắc ở khu vực dân sự. Thời điểm đó ngân sách quân sự và tình báo của chính quyền Bill Clinton cũng bị thu hẹp, còn địa bàn tư nhân có nguồn tài nguyên khổng lồ để họ tùy ý sử dụng. Nếu cộng đồng tình báo muốn tiến hành giám sát hàng loạt vì mục đích an ninh quốc gia, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa chính phủ và các công ty siêu máy tính mới nổi.

Để làm được điều này, họ đã tiếp cận với giới khoa học tại các trường đại học Mỹ – những người đang tạo ra cuộc cách mạng siêu máy tính. Lúc đó, các nhà khoa học đang phát triển các phương pháp thu thập lượng dữ liệu khổng lồ – Đây là điều cộng đồng tình báo không tưởng tượng ra được.

Chính phủ Mỹ có lịch sử lâu đời về tài trợ khoa học

Các nhà khoa học hàng đầu của Mỹ và cộng đồng tình báo đã có lịch sử hợp tác lâu đời, từ chế tạo bom nguyên tử, vệ tinh nhân tạo đến đưa người lên Mặt trăng.

Thực ra, bản thân Internet là sản phẩm của ngành tình báo. Vào thập niên 1970, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) phát triển các công nghệ mới cho mục đích quân sự, tình báo và an ninh quốc gia, đã liên kết 4 siêu máy tính để xử lý và truyền khối dữ liệu khổng lồ. Một thập kỷ sau, họ chuyển giao công nghệ cho Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), và nhanh chóng trở thành mạng lưới mà hàng ngàn trường đại học sử dụng, rồi truyền ra công chúng, từ đó tạo ra cấu ​​trúc và nền tảng của mạng toàn cầu World Wide Web.

Thực ra, bản thân Internet cũng là sản phẩm của ngành tình báo.
Thực ra, bản thân Internet cũng là sản phẩm của ngành tình báo. (Ảnh qua Microsoft Insider)

Thung lũng Silicon cũng vậy. Vào thập niên 1990, cộng đồng tình báo đã gieo mầm khi tài trợ cho những dự án phát triển siêu máy tính nhiều tiềm năng nhất ở khắp các học viện, dẫn lỗi cho những nỗ lực tạo ra lượng thông tin khổng lồ hữu ích cho cả lĩnh vực tư nhân cũng như cộng đồng tình báo.

Họ tài trợ cho các nhà khoa học máy tính thông qua chương trình không bảo mật, chia nhỏ ở cấp độ cao, được các nhà thầu quân sự và tình báo lớn quản lý cho CIA và NSA. Nó được gọi là Dự án Hệ thống dữ liệu số lớn (MDDS).

Dự án Hệ thống dữ liệu số lớn (MDDS)

MDDS được giới thiệu với hàng chục nhà khoa học máy tính hàng đầu tại các trường đại học như Stanford, CalTech, MIT, Carnegie Mellon, Harvard… với báo cáo của chính phủ nhằm miêu tả những gì CIA, NSA, DARPA và các cơ quan khác hy vọng đạt được. Nghiên cứu phần lớn được các cơ quan khoa học không cần bảo mật như NSF tài trợ và quản lý, cho phép hệ thống nghiên cứu mở rộng trong khu vực tư nhân nếu nó đáp ứng yêu cầu mà cộng đồng tình báo mong muốn.

Trong một báo cáo năm 1993, cộng đồng tình báo nhắc đến MDDS như sau:

“Không chỉ các hoạt động trở nên phức tạp hơn, mà nhu cầu hay thay đổi, nên đòi hỏi cộng đồng tính báo phải xử lý các loại dữ liệu khác nhau cũng như khối lượng lớn hơn”. “Do đó, cộng đồng tình báo đóng vai trò tích cực trong việc kích thích nghiên cứu phương thức quản lý hiệu quả các cơ sở dữ liệu khổng lồ và đảm bảo rằng các yêu cầu của cộng đồng tình báo có thể được kết hợp hoặc điều chỉnh thành các sản phẩm thương mại. Vì những thách thức không phải là duy nhất đối với bất kỳ một cơ quan nào, Đội ngũ quản lý cộng đồng (CMS) đã ủy thác một nhóm hoạt động của Hệ thống dữ liệu số lớn [MDDS] để giải quyết nhu cầu, xác định, và đánh giá các giải pháp khả thi”.

Những năm sau đó, mục đích của chương trình là cung cấp hơn một chục khoản tài trợ trị giá vài triệu USD để đẩy mạnh ý tưởng nghiên cứu này. Các khoản tài trợ được gửi trực tiếp chủ yếu thông qua NSF, để tạo cơ sở cho các công ty thu hút vốn đầu tư từ Thung lũng Silicon. Loại hệ thống công – tư kiểu mới này đã giúp các công ty khoa học và công nghệ hùng mạnh ra đời, như Qualcomm, Symantec, Netscape… Nó còn tài trợ cho nghiên cứu chủ chốt trong các lĩnh vực như radar theo dõi thời tiết, sợi quang học (hiện nay là lĩnh vực chính của các công ty lớn như AccuWeather, Verizon và AT&T). Ngày nay, NSF cấp gần 90% tài trợ liên bang cho nghiên cứu khoa học máy tính ở các trường đại học.

Mục tiêu cuối cùng của CIA và NSA

Mục tiêu của CIA và NSA là theo dõi và giám sát toàn diện hàng loạt người dân. (Ảnh qua crypto-radar.com)

CIA và NSA trang bị đầy đủ cho nghiên cứu với hy vọng rằng những học giả giỏi nhất của giới khoa học máy tính có thể nhận định được “những người có tính nết giống nhau”. Giống như đàn ngỗng bay cạnh nhau thành hình chữ V lớn, hoặc đàn chim sẻ bất thình lình di chuyển hòa hợp vào nhau, họ dự đoán những nhóm người có cùng suy nghĩ sẽ có những hoạt động trực tuyến cùng nhau. Mùa xuân năm 1995, “phiên họp về những người có tính nết giống nhau được cộng đồng tình báo khởi xướng về hệ thống dữ liệu số lớn” đã diễn ra tại khách sạn Fairmont ở thành phố San Jose, Mỹ.

Mục đích nghiên cứu là theo dõi đặc điểm nhận dạng kỹ thuật số bên trong mạng thông tin toàn cầu đang mở rộng nhanh chóng, sau này là Internet. Họ đặt ra các câu hỏi: Trong toàn bộ thông tin thế giới số, các yêu cầu của người dùng có thể được theo dõi và phân loại phải không? Các truy vấn của họ có thể được liên kết và xếp hạng theo thứ tự độ quan trọng hay không? Cộng đồng và các nhóm “những người có tính nết giống nhau” được xác định bên trong biển thông tin này có thể được theo dõi một cách có tổ chức hay không?

Thông qua hợp tác với các công ty dữ liệu thương mại mới nổi, CIA và NSA muốn theo dõi những nhóm người cùng tư duy trên Internet và nhận dạng họ từ đặc điểm nhận dạng kỹ thuật số mà những người này để lại, giống như pháp y xác định tội phạm qua dấu vân tay. Cũng giống như “những người có tính nết giống nhau”, cơ quan tình báo dự đoán rằng những kẻ khủng bố tiềm ẩn sẽ giao tiếp với nhau trong thế giới kết nối toàn cầu mới mẻ này, và họ có thể tìm thấy chúng bằng cách xác định các mẫu thông tin đồ sộ. Khi các nhóm này bị nhận dạng, họ có thể theo dõi các dấu vết truy cập kỹ thuật số của họ ở mọi nơi.

Thần đồng máy tính Sergey Brin và Larry Page

Năm 1995, một khoản tài trợ đầu tiên và hứa hẹn nhất của MDDS đã dành cho nhóm nghiên cứu khoa học máy tính tại Đại học Stanford. Đây là trường đại học có lịch sử lâu đời thực hiện các nghiên cứu từ các khoản tài trợ của NSF và DARPA. Mục tiêu chính của khoản trợ cấp này là “tối ưu hóa truy vấn các truy vấn cực kỳ phức tạp được mô tả bằng cách sử dụng phương pháp ‘truy vấn đám đông’”.

Khoản trợ cấp thứ hai — khoản trợ cấp DARPA-NSF gắn liền với nguồn gốc của Google — nhằm phối hợp xây dựng thư viện số khổng lồ lấy Internet làm trụ cột. Hai khoản tiền trên đều tài trợ cho nghiên cứu của hai sinh viên tốt nghiệp, đang có những tiến bộ chóng vánh về kỹ thuật xếp hạng trang web, theo dõi và hiểu ý nghĩa các truy vấn của người dùng. Đó chính là Sergey Brin và Larry Page – các nhà đồng sáng lập Google sau này.

Nghiên cứu nhận được trợ cấp của Brin và Page đã trở thành chức năng chính của Google: tìm ra chính xác những gì người ta muốn bên trong đại dương dữ liệu khổng lồ. Tuy nhiên, cộng đồng tình báo lại nhận ra một lợi ích khác: Liệu trong mạng Internet, người dùng cá nhân có thể được nhận dạng và theo dõi đặc biệt hay không?

Điều này hoàn toàn phù hợp với mục đích chống khủng bố và an ninh quốc gia: cá nhân và nhóm cùng tư duy có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia có thể bị nhận dạng đặc biệt qua các hoạt động hay thói quen trực tuyến lạ thường trước khi họ gây ra thiệt hại. Vì thế cộng đồng tình báo cảm thấy những nghiên cứu của Brin và Page rất hấp dẫn. Trước đó, CIA chủ yếu dùng hoat động tình báo của các nhân viên để xác định cá nhân và các nhóm có khả năng gây hại.

Quá khứ trước khi thành lập của Google đã có khởi đầu như vậy. Hai nhà quản lý cộng đồng tình báo đã thường xuyên gặp mặt Brin khi nghiên cứu của anh có tiến triển. Brin cũng là tác giả của một số tài liệu nghiên cứu khác, là kết quả do MDDS tài trợ trước khi anh và Page thành lập Google.

Hai nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page.
Hai nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page. (Ảnh qua: Forumbudur.Com)

Các khoản tài trợ giúp đã Brin và Page tạo nên dự án này, góp phần vào những đột phá trong việc xếp hạng trang web và theo dõi các truy vấn người dùng.

Câu chuyện Google rất muốn quên

Brin đã không làm việc cho cộng đồng tình báo. Google cũng không trực thuộc cộng đồng tình báo. Brin chỉ là nhà nghiên cứu của Đại học Stanford tận dụng khoản trợ cấp do NSA và CIA cung cấp thông qua chương trình không bảo mật MDDS.Tuy nhiên, MDDS chưa bao giờ được Google đưa vào chuyện kể về nguồn gốc của mình.

Mặc dù người điều tra nghiên cứu chính về khoản trợ cấp riêng biệt của MDDS đã gọi Google là thành tựu trực tiếp từ nghiên cứu của họ. Ông cho biết: “Công nghệ cốt lõi của nó được khoản trợ cấp này hỗ trợ một phần, cho phép tìm kiếm các trang web chính xác hơn các công cụ tìm kiếm khác”. Trong bài nghiên cứu được công bố bao gồm một số công trình chủ chốt của Brin, các tác giả cũng ám chỉ khoản tài trợ của NSF do chương trình MDDS tạo ra.

Thay vào đó, chuyện Google được sáng lập như thế nào chỉ đề cập đến một khoản trợ cấp của liên bang: trợ cấp NSF/DARPA cho “thư viện số”. Lúc đó, “thư viện số” được thiết kế để các nhà nghiên cứu Đại học Stanford tìm kiếm toàn bộ mạng toàn cầu được lưu trữ trên máy chủ của trường. NSF cũng vậy, trong lịch sử nguồn gốc của Google chỉ nhắc đến các khoản tài trợ thư viện kỹ thuật số, chứ không phải tài trợ cho MDDS.

Trong bài nghiên cứu nổi tiếng “Mổ xẻ công cụ tìm kiếm web siêu văn bản quy mô lớn”, kể về việc sáng tạo ra Google, Brin và Page đã cảm ơn NSF và DARPA đã tài trợ thư viện số cho Stanford. Nhưng khoản trợ cấp từ chương trình MDDS của cộng đồng tình báo — được thiết kế đặc biệt cho bước đột phá mà dựa vào đó Google được tạo ra — đã chìm dần vào bóng tối.

Trước kia, Google nói rằng nó không được CIA tài trợ hoặc tạo ra. Chẳng hạn, năm 2006 khi chuyện Google nhận được tài trợ từ cộng đồng tình báo trong nhiều năm được thảo luận, công ty này nói với John Battelle, người sáng lập tạp chí Wired rằng: “Những phát biểu liên quan đến Google hoàn toàn không đúng sự thật”.

CIA có trực tiếp tài trợ cho nghiên cứu của Brin và Page rồi từ đó tạo ra Google hay không? Không. Nhưng Brin và Page nghiên cứu chính xác điều mà NSA, CIA, và cộng đồng tình báo trông mong, và được hỗ trợ bởi các khoản trợ cấp của họ. Đó là điều chắc chắn.

Thực ra, CIA và NSA đã tài trợ cho chương trình không bảo mật, được chia nhỏ và thiết kế ngay từ đầu để thúc đẩy tạo ra một thứ gần giống Google hiện nay.

Nghiên cứu đột phá của Brin về xếp hạng trang web qua theo dõi truy vấn của người dùng và liên kết chúng với nhiều tìm kiếm được tiến hành — về bản chất là xác định “những người có cùng tính nết” – đó là mục tiêu chính của chương trình MDDS. Và Google đã thành công vượt quá những giấc mơ ngông cuồng nhất của cộng đồng tình báo.

Di sản kéo dài của cộng đồng tình báo ở Thung lũng Silicon

Giữa cộng đồng tình báo và những gã thương mại công nghệ khổng lồ đều có mối quan tâm chung về quyền riêng tư kỹ thuật số. Trong những năm gần đây, mối quan tâm đó đã tăng lên. Tuy nhiên, người ta vẫn không hiểu rõ rằng cộng đồng tình báo dựa dẫm vào các công ty khoa học – công nghệ lớn nhất thế giới để chống khủng bố và bảo vệ an ninh quốc gia đến mức độ nào.

Nhiều năm qua, các nhóm vận động dân sự tự do đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến Đạo luật Patriot (Đạo luật Yêu nước). Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ ACLU cho biết: “Được thông qua vội vã 45 ngày sau vụ khủng bố 11/9 vì quyền lợi an ninh quốc gia, Đạo luật Patriot là tiền lệ đầu tiên về nhiều thay đổi luật giám sát, giúp chính phủ dễ dàng theo dõi những công dân Mỹ bình thường bằng cách mở rộng quyền giám sát thông tin liên lạc qua điện thoại, email, thu thập hồ sơ ngân hàng và báo cáo tín dụng, theo dõi hoạt động của những người Mỹ vô tội trên Internet”. “Trong khi hầu hết người Mỹ nghĩ rằng nó được đưa ra để bắt những kẻ khủng bố, thì Đạo luật Patriot thực sự biến công dân bình thường thành những kẻ tình nghi”.

Khi được hỏi, các công ty công nghệ và truyền thông lớn nhất – từ Verizon và AT & T cho đến Google, Facebook và Microsoft – nói rằng họ không bao giờ cố ý và chủ động cung cấp cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ của mình cho các cơ quan an ninh và thi hành án liên bang. Họ chỉ đáp ứng các trát đòi hầu tòa hoặc các yêu cầu theo Đạo luật Patriot.

Lướt nhanh qua các hồ sơ công khai gần đây, dễ thấy các công ty công nghệ luôn tục bị yêu cầu cung cấp thông tin, đến nỗi có thể phá bỏ lời hứa bảo mật này. Giai đoạn từ ​​năm 2016 đến 2017, chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang ở Mỹ đã ra hơn 260.000 trát hầu tòa về chống khủng bố hoặc các vấn đề hình sự, lệnh tòa án, lệnh bắt và các yêu cầu pháp lý khác đối với công ty Verizon. Có hơn 250.000 yêu cầu như vậy đối với AT&T; gần 24.000 trát đòi hầu tòa, lệnh khám xét cho Google. Trong số đó, yêu cầu liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia hoặc chống khủng bố chiếm phần nhỏ. Quy trình pháp lý liên quan đến Đạo luật Patriot đã trở nên thường xuyên đến nỗi các công ty đều có bộ phận chuyên môn chỉ để chăm lo cho những yêu cầu này.

Như vậy, sự hợp tác giữa cộng đồng tình báo và các công ty khoa học – công nghệ – thương mại lớn đã thành công rực rỡ. Khi các cơ quan an ninh của Mỹ cần xác định và theo dõi cá nhân và các nhóm, họ biết tìm ở đâu – và họ cũng thường xuyên làm như thế. Đó là mục tiêu ngay khi khởi đầu và đã thành công xa hơn tưởng tượng lúc đó.

>>> Donald Trump ngụ ý vụ khủng bố 11/9 là một vụ phá hủy có kiểm soát

>>> Dự án Dragonfly của Google tạo điều kiện cho TQ tăng cường kiểm duyệt người dân

>>> Huyền thoại rock & roll David Bowie trăn trối: “Google chính là Illuminati”

Bảo Long, theo QZ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La