Người phụ nữ bị tuyên án tử vì xách hộ vali chứa 1,8 ký ma túy cho một cụ bà
Rất nhiều trường hợp hành khách đi máy bay, thường cả tin hoặc chưa có trang bị kiến thức phong bị, đã nhận lời chuyển hộ hoặc cầm giúp vali cho người lạ qua cửa hải quan mà không lường trước được rằng việc làm của mình đôi khi có thể tự rước họa cho bản thân.
Để trốn tránh cơ quan chức năng, những tội phạm ma túy luôn tìm cách dùng mọi thủ đoạn như giấu ma túy dưới dép, trong thức ăn, hoa quả, chiếc khuy áo… với mong muốn thực hiện trót lọt các phi vụ.
Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai, trẻ em, người già… cũng bị lợi dụng tham gia vận chuyển ma túy dưới mọi hình thức mà không tự biết.
Điển hình như vụ án đã xảy ra vào năm 2010, một phụ nữ 50 tuổi người Hồng Kông trong một lần đến Malaysia thăm người thân, khi chuẩn bị rời khỏi đất nước này thì gặp một cụ già nhờ cô xách hộ hành lý qua hải quan.
Vì lòng tốt cô đã không hề nghi ngờ mà đồng ý xách đồ, đến khi bị hải quan kiểm tra mới phát hiện bên trong hành lý chứa 1,8 kg heroin. Với số lượng này cô đã bị kết án tử hình.
Người mẹ già của cô Lâm Trăn Dĩnh (hơn 80 tuổi) cho biết họ vốn là người Hoa kiều. Lúc đó khi con gái đột nhiên mất liên lạc bà đã báo cảnh sát đồng thời đến Cục Di trú thì mới biết sự tình xảy ra. Vì con gái mà bà đã phải chạy khắp nơi cầu cứu, thậm chí còn gửi thư nhờ Trưởng quan hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh giúp đỡ.
Con trai của cô Lâm lúc đó đang học cấp hai, người nhà vì sợ cậu lo lắng nên đã không nói cho cậu biết sự tình. Mãi tới gần đây, cậu mới biết sự thật. Cậu từng đến Malaysia 3 lần thăm mẹ, cậu cho biết mẹ mình đã không được xét xử công bằng và hy vọng chính phủ Hồng Kông có thể giúp đỡ trường hợp này.
Văn phòng Hồng Kông lúc bấy giờ, cũng đã gửi bức thư cho tổng lãnh sự Hồng Kông ở Malaysia, nhờ họ có thể giúp đỡ ân xá cho cô Lâm.
Trong những năm gần đây, có không ít người dân Hồng Kông gặp phải tình cảnh tương tự và bị kết án tử hình tại các quốc gia Đông Nam Á. Trong nhiều trường hợp, họ bị kết tội khi không có sự hiểu biết đầy đủ mà trót dại giúp đỡ những tay buôn bán ma tuý này.
Hơn nữa do rào cản ngôn ngữ và văn hoá tham nhũng nên đã có những vụ xét xử thiếu công bằng. Do đó, hy vọng thông qua sự việc này nhiều người hơn nữa sẽ có sự hiểu biết đầy đủ và cảnh giác hơn với các chiêu lừa bịp của tội phạm khi du lịch nước ngoài.
Được biết phần lớn các đối tượng bị lợi dụng thường có nhiều ở người già, trẻ em lần đầu đi máy bay hoặc sinh viên mới quen qua mạng xã hội không biết dễ bị lợi dụng.
Chúng dụ dỗ các đối tượng bằng những hình thức như: tổ chức cho đi các tour du lịch miễn phí, tài trợ chi phí ăn chơi ở nước ngoài rồi nhờ cầm giùm thùng áo quần mẫu, hoặc kiện dầu gội đầu, sữa tắm (trong đó có hàng cấm) nhờ mang về.
Thông qua thường hợp trên Chính ngành hải quan cũng đã đưa ra nhiều lời cảnh báo hành khách không nên cầm hộ, xách hộ hành lý hay bất kỳ va li đồ dùng nào khi người khác nhờ tại sân bay để tránh trở thành tội phạm. Hãy thận trọng khi giúp người lạ, cho dù đó là người già hay phụ nữ mang thai, kể cả họ nhờ cầm hộ họ chai nước hay bất cứ thứ gì.
Tội phạm thường ngụy trang ma túy và đồ cấm vào những vật dụng rất thông thường như: Khuy quần áo, thắt lưng hoặc đóng thành vỉ như thuốc tân dược… rồi tìm một hành khách đi cùng chuyến bay, vờ như mang đồ quá cân, năn nỉ nhờ cầm hộ một vài bộ quần áo. Thay vào đó chúng ta có thể gợi ý rằng họ hãy để đồ dưới đất và bạn có thể để mắt hộ cho.
Ngoài ra, cũng có trường hợp tội phạm lén thả ma túy, đồ cấm vào túi mà nhiều người không hề hay biết. Đến khi bị phát hiện, do không có người làm chứng sẽ khó tránh những rắc rối. Do đó, các hành khách ở sân bay nên chú ý thận trọng đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng.
Bạch Nhật (t/h)