Người phụ nữ 57 tuổi ở Hà Nam thoát chết nhờ trốn trong tủ lạnh, trôi nổi suốt 17 giờ

31/07/21, 16:55 Trung Quốc

Tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) gần đây đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, nhiều làng mạc và thị trấn đã bị nhấn chìm trong nước lũ. Một người phụ nữ 57 tuổi tại Hà Nam đã may mắn thoát chết nhờ trốn vào trong tủ lạnh khi lũ đến và trôi nổi suốt 17 tiếng đồng hồ trong nỗi sợ hãi và lạnh giá.

Hà Nam gần đây đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, nhiều làng mạc và thị trấn đã bị nhấn chìm trong nước lũ. (Ảnh: Sputnik Mundo)

Theo báo cáo của “Hồng Tinh tân văn”, vào sáng ngày 20/7, bà Trương Quế Hoa, sống tại thị trấn Tị Thủy, thành phố Huỳnh Dương, tỉnh Hà Nam, như thường lệ mở cửa hàng tạp hóa và bắt đầu một ngày bận rộn.

Cửa hàng nằm trên đường Khang Thái ở thị trấn Tị Thủy. Bà Trương Quế Hoa, 57 tuổi, sống và làm việc một mình trong cửa hàng. Cả hai con trai của bà đều sống ở thành phố Trịnh Châu. Hôm đó trời mưa to, khách không nhiều lắm, buổi sáng chỉ bán được vài chiếc ô.

12 giờ trưa, bà Trương Quế Hoa gửi video cho con dâu, quay cảnh cầu thang bên ngoài cửa hàng đã bị ngập nước một nửa.

Ngay sau bữa trưa, cửa hàng bị cúp điện. Bà Trương cảm thấy có điều gì đó không ổn, nhưng bà không nhận được bất kỳ thông tin cảnh báo lũ lụt nào vào thời điểm đó. Bà gọi điện cho con dâu nhưng không ai trả lời. Mười phút sau, con dâu gọi lại nhưng không ai nghe máy.

Vào khoảng 1 giờ chiều, mực nước đột ngột dâng cao, nước chảy cuồn cuộn và tràn vào trong cửa hàng. Bà vội đóng hai cánh cửa kính lại nhưng nước cứ liên tục chảy vào qua các khe cửa.

Bà nhanh chóng lấy chăn bông, cố gắng bịt kín các khe cửa. Nhưng chăn mền còn chưa kịp trải, một trận nước lớn bất ngờ ập tới, cánh cửa thủy tinh bên phải đã bị sóng đánh vỡ nát, nước lớn cùng những mảnh vỡ thủy tinh bị cuốn trôi vào. Trương Quế Hoa suýt chút nữa là ngã nhào xuống nước, bàn chân và ngón chân của bà đã bị thủy tinh cứa phải, vết thương dài cả một ngón tay, máu phun ra ngoài.

Lúc này, điện thoại di động của bà không biết đã rơi ở chỗ nào, lũ nhanh chóng đã lên qua đầu gối, sóng đánh dữ dội, người cũng không thể đứng vững. Bà nhớ lại, mực nước dâng cao từ đầu gối đến thắt lưng rồi tới ngực, toàn bộ quá trình còn chưa đến mười phút.

Các kệ hàng bị lũ cuốn nghiêng ngả khắp nơi, chặn luôn lối ra cửa sau (cửa sau mới có thể lên lầu). Lúc này, Trương Quế Hoa nhìn thấy chiếc tủ lạnh nổi lên mặt nước, bà liền dùng hết sức để trèo lên tủ lạnh.

Nước dâng lên nhanh chóng, và bà cũng nổi lên cùng với tủ lạnh. Khi đầu của bà sắp chạm vào trần nhà làm bằng thạch cao, bà liền tháo cửa kính của tủ lạnh, trèo vào trong rồi dùng hai tay đánh mạnh vào trần nhà. Ý chí sinh tồn mạnh mẽ khiến bà bộc phát sức mạnh to lớn, và toàn bộ trần nhà bị bà đập vỡ.

Mực nước trong cửa hàng tiếp tục dâng cao, khi nước tràn qua các cửa sổ thì căn phòng tối hẳn. Cửa hàng rộng 96 mét vuông bị nước cô lập trở thành một hòn đảo hoang, không đèn, không điện, chỉ có tiếng nước chảy róc rách bên tai.

Vào khoảng 2 giờ chiều, cô con dâu thứ hai của Trương Quế Hoa thấy trên mạng xã hội đăng thông tin lũ lụt ở thị trấn Tị Thủy rất dữ dội, phố lớn ngõ nhỏ đều bị ngập nước. Cô lo lắng cho an toàn của bà, liền không ngừng gọi điện thoại, nhưng không có ai trả lời.

Theo video do con dâu thứ hai của bà cung cấp, vào ngày 21/7 tầng 1 của ngôi nhà ở thị trấn Tị Thủy bị ngập. Cửa hàng của Trương Quế Hoa chỉ còn tấm biển màu trắng phơi trên mặt nước.

Lúc này, quần áo của Trương Quế Hoa đã ướt sũng, bên trong tủ lạnh, lớp đá đóng dày từ hai đến ba phân. Bà nói rằng khi bà chân trần bước vào trong tủ đá, bà không cảm thấy lạnh hay đau đớn, thân thể bà lúc này như gỗ đá. Bà vứt bỏ hết mọi thứ ra ngoài và nằm yên lặng trong tủ, bởi có kêu cứu cũng vô ích, chỉ có thể kiên nhẫn chờ đợi.

Trời âm u mù mịt, nước trong cửa hàng thì mỗi lúc một nhiều, cửa tủ lạnh đã chạm tới trần bê tông. Trong bóng tối, bà không thể cảm nhận được thời gian. Rồi không biết từ bao giờ, nước ngừng dâng, bà cũng dần càng cách xa trần nhà.

Khoảng 5 giờ sáng ngày hôm sau, Trương Quế Hoa cuối cùng cũng đợi được lực lượng cứu hộ giải cứu và đưa đến nơi an toàn.

Trương Quế Hoa cho biết, bà đã mở cửa hàng được 25 năm và sống ở đây từ những ngày đầu. Thế nhưng hôm nay, một trận hồng thủy đi qua, khiến cho bao nhiêu vốn liếng của bà đổ sông đổ biển. Theo ước tính của bà, thiệt hại của toàn bộ cửa hàng lên đến 400 đến 500 nghìn NDT.

Thảm cảnh ở cửa đường hầm Kinh Quảng, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc sau đợt lũ vừa qua. (Ảnh chụp màn hình)

Nghi vấn về số người thiệt mạng ở Trịnh Châu

Vào ngày 20/7, một trận lũ lụt thảm khốc đã xảy ra ở Trịnh Châu, Hà Nam, gây ra thảm kịch ở tàu điện ngầm và đường hầm Kinh Quảng. Đồng thời, nhiều ngôi làng và thị trấn xung quanh Trịnh Châu cũng bị ảnh hưởng. Trận lũ nghiêm trọng này có liên quan đến việc cơ quan chức năng xả lũ nhưng không thông báo cho người dân.

Chính quyền Trung Quốc chính thức thông báo vào ngày 29/7 rằng đã có 99 người đã chết trong trận lũ lụt ở Hà Nam, nhưng số liệu này bị thế giới đặt ra nghi vấn. Theo bà Jennifer Zeng – một nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng về Trung Quốc – trái ngược với những bằng chứng rõ ràng đang được phơi bày trên mạng xã hội, các phương tiện truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ xác nhận một số rất ít các trường hợp tử vong và vẫn giữ “im lặng” về thiệt hại.

Bà Jennifer Zeng cho biết: “Số người thiệt mạng có thể ít nhất là hàng nghìn, hoặc thậm chí hàng chục nghìn người”. Giải thích cho con số ước tính này, bà Zeng nói rằng: “Đường hầm mà chúng ta đã thấy dài khoảng 5km, có 6 làn xe, có người nói là 8 làn. Cứ cho là có 6 làn đường, và nước ngập đạt đỉnh vào cuối buổi chiều ngày 20/7, thời điểm mà mọi người đang hối hả về nhà”.

Bà tiếp tục: “Nếu cứ 7 mét lại có một chiếc ô tô chạy trong đường hầm, đây là một ước tính khá thận trọng. Nếu 5.000 mét chia cho 7, nhân với 6 làn xe, chúng ta được 4.285 ô tô. Nếu 1 trong số 3 xe ô tô có 2 người ngồi trong đó, thì số người chết có thể lên đến hơn 6.000 người. Số người chết có thể vượt quá 8.000, thậm chí 12.000 người nếu mỗi chiếc xe có 2 hoặc 3 người bên trong”.

Hiện tại, tình hình thảm họa ở vùng nông thôn Hà Nam ngày càng nghiêm trọng, Internet tràn ngập thông tin dân làng cầu cứu trong cảnh bất lực. Ngoài ra, dân làng ở nhiều nơi còn bắt quả tang quan chức bí mật đào phá đê và cho nổ tung con đê vào lúc nửa đêm. Do đó, người dân ở nhiều ngôi làng vừa phải phòng chống lũ lụt và tự cứu bản thân, lại vừa phải đề phòng các thủ đoạn của chính quyền.

Tuệ Tâm (Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

    Chú rồng nhỏ đến từ phương Đông

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc