Người do dự thường thiếu quyết đoán nhưng ‘do’ và ‘dự’ là gì?

26/08/19, 07:53 Tri thức

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

Chim ra ràng

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Nhiều bạn trẻ hay nói ‘chim ra ràng’ (như cu đất mới ra ràng, bồ câu mới ra ràng) thì ra ‘ràng’ là gì.

‘Ràng’ là âm Hán Việt xưa rất là xưa của chữ 翎, âm Hán Việt hiện đại đọc là ‘linh’, nghĩa là lông, lông chim, lông cánh của loài chim, nên chim ra ràng là chim mới ra lông.

Rối ren

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Âm Hán Việt hiện đại không có từ nào bắt đầu bằng phụ âm ‘R’, dễ thấy nhất là quanh chúng ta có rất ít người tên bắt đầu bằng chữ ‘R’ bởi những chữ bắt đầu bằng phụ âm ‘R’ thường mang tính thuần Việt, đặt tên nghe không sang. 

Tuy nhiên, đó là diện mạo tiếng Việt hiện đại. Còn tiếng Việt xưa thì có chút khác, vẫn có những từ gốc Hán bắt đầu bằng phụ âm ‘R’ như ‘rối ren’.

– Rối là âm Hán Việt cổ của chữ 颣, âm Hán Việt hiện đại là ‘lỗi’, nghĩa là chỗ dây xoắn lại không gỡ ra được, chỗ nút thắt của dây nhợ các loại;

– Ren là âm Hán Việt cổ của chữ 联, âm Hán Việt hiện đại là ‘liên’, nghĩa là dính liền, nối liền vào nhau, hợp lại với nhau (chính là chữ liên trong liên kết, liên minh).

‘Rối ren’ là từ ghép gốc Hán thời xưa của tiếng Việt, thường dùng để chỉ những chuyện… rối ren.

Manh nha

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Từ gốc Hán, viết là [ 萌芽 ], cả manh và nha đều có nghĩa là mầm cây cỏ mới nảy, mới mọc. Do đó ‘manh nha’ được dùng để chỉ sự vật, sự việc mới có ý định, sắp hoặc mới phát sinh. 

Ví dụ: Manh nha làm cách mạng.

Mầm mống

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

‘Mầm mống’ là từ ghép dùng để chỉ cái mới xuất hiện, mới nảy sinh, trong đó:

– Mầm là chồi non, cây non mới nhú ra khỏi hạt hay mới trồi lên khỏi mặt đất;

– Mống cũng có nghĩa như mầm. Chữ ‘mống’ này là âm Hán Việt cổ của chữ ‘manh’ trong ‘manh nha’ vừa được giải thích ở trên.

Do dự

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Từ ghép gốc Hán, viết là 猶豫, phiên âm là /yóuyù/, Thiều Chửu giải thích từ nguyên của hai chữ này như sau:

– Do là con do, giống như con khỉ, tính hay ngờ (tức nghi ngờ), nghe tiếng người leo ngay lên cây, không thấy người mới xuống lại;

– Dự là con dự, một loài thú có tính đa nghi.

Theo các từ điển tiếng Hán giải thích thì đây là hai con thú có tính đa nghi, nên ‘do dự’ thường dùng để chỉ người thiếu quyết đoán, hay đa nghi, hay trù trừ.

Mọi rợ

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Đa phần mọi người đều hiểu ‘mọi rợ’ nghĩa là từ dùng để chỉ những người còn hoang dã, mông muội, kém văn minh. 

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì giảng ‘mọi’ là ‘người rừng không biết lễ phép’, ở đây, phải hiểu ‘lễ phép’ là lễ và phép (tức pháp), là những thói ứng xử lễ nghĩa, chứ không nên hiểu cạn ‘không biết lễ phép’ là hỗn hào hay không ngoan ngoãn. 

‘Rợ’ là chữ Nôm, viết là 助, với ý nghĩa tương tự như ‘mọi’, dùng để chỉ giống người hoang dã, không được ánh sáng văn minh chiếu rọi, cũng là tiếng gọi miệt thị những dân tộc bị khinh khi. 

Trong Sử ký Tư Mã Thiên, bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hiến Lê có dùng ‘rợ Hung Nô’ (‘Mối lo lớn nhất của nhà Hán là rợ Hung Nô’) để chỉ cách gọi của người Hán với người Hung Nô.

Ngày nay, chữ ‘rợ’ gần như đã mờ nghĩa và ít khi dùng một mình mà hay đi kèm với ‘mọi’ thành tổ hợp ‘mọi rợ’.

Hở hang

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Từ ghép, trong đó:

– Hở là không kín, không liền nhau;

– Hang là thông suốt, chữ Hán hay chữ Nôm đều ghi nhận là 亨, âm Hán Việt hiện đại là ‘hanh’, tức thông suốt, là chữ ‘hanh’ trong từ ‘hanh thông’.

Cụ thể thì ‘hang’ là một dạng biến thể của ‘hanh’, ngoài ra còn có một dạng nữa là ‘hênh’ trong ‘hớ hênh’, nghĩa là hở ra, hớ ra, không kín đáo. Về mối quan hệ của -anh và -ang có thể tìm thấy trong mành – màng, mảnh – mảng, canh/cánh – càng (càng lúc càng…).

Châm chước

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Từ ghép, tiếng Hán viết là 斟酌. phiên âm là /zhēnzhuó/, trong đó:

– Châm là rót như rót nước, rót trà hay rót rượu. 

– Chước thì có nghĩa là rót rượu. 

Thông thường khi rót nước, rót trà, rót rượu thì người rót phải lường trước độ nông sâu của ly mà rót cho vừa phải, cho nên ‘châm chước’ được dùng để chỉ sự gì cần thương lượng, cần định liệu giữa các bên sao cho phù hợp nhất. ví dụ như ‘‘em nó còn nhỏ dại, có chuyện gì mong ngài châm chước cho’.

Thi thố 

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Từ ghép gốc Hán, tiếng Hán viết 施措, đọc là /shīcuò/, trong đó:

– Thi là thực hiện, tiến hành, bày ra, đặt ra, thể hiện ra, làm ra cái gì đó gọi là ‘thi’ như thi công, thi lễ, thi hành…

– Thố là bắt tay vào làm, sắp xếp, lo liệu, đặt để các thứ, đây cũng là chữ ‘thố’ trong ‘thất thố’.

‘Thi thố’ nghĩa là đem sức mình thể hiện ra, lấy tài năng mà bày ra cho người khác thấy.

Rầy rà

Ảnh qua facebook.
Ảnh qua facebook.

Là từ ghép, và còn là một từ ghép đặc biệt, nửa Nôm nửa Hán, cụ thể:

– ‘Rầy’, chữ Nôm, nghĩa là quở mắng, cũng có nghĩa là nói om sòm, chát tai;

– ‘Rà’, gốc Hán, nghĩa là la lối, cũng có nghĩa là nói om sòm. 

‘Rà’ là một âm Hán Việt cổ của chữ 囉, âm Hán Việt hiện đại của nó là ‘la’, nghĩa đương nhiên cũng là nói om sòm, làm rùm beng hay… la lối. ‘Rầy rà’ cũng chính là ‘rầy la’ hay ‘la rầy’. (Đây không phải là chữ ‘rà’ trong ‘rề rà’ hay ‘rà soát’. Chữ ‘rà’ này thì viết “邏”, âm Hán Việt hiện đại của nó cũng là ‘la’.)

Vũ Tuấn (sưu tầm)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng