Người dân Trung Quốc chúc mừng năm mới Thầy Lý – Nhà sáng lập Pháp Luân Công
Trong khi người Trung Quốc chuẩn bị chào đón năm mới vào 8/2/2015, hàng chục ngàn người đã dành thời gian để gửi những lời chúc tốt đẹp và bày tỏ lòng biết ơn đối với một người Trung Quốc đang sống ở hải ngoại: Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện Pháp Luân Công.
Những tấm thiệp chúc mừng điện tử từ khắp Trung Quốc đang được đăng tải trên Minghui.org, trang web tin tức của Pháp Luân Công. Những người gửi thường là (nhưng không phải tất cả) các học viên của môn tu luyện Pháp Luân Công, là một phương pháp tu luyện cổ xưa nhằm tự cải thiện bản thân qua các bài học đạo đức theo nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn, cùng năm bài tập nhẹ nhàng.
Từ năm 1999 Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu mà chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn loại bỏ. Đây có lẽ là cuộc đàn áp tàn khốc và lớn nhất mà ĐCSTQ thực hiện đối với tín ngưỡng của người dân nước này.
“Vợ tôi là một học viên Pháp Luân Công, và cô ấy đã hồi phục sức khỏe sau khi bắt đầu tập”, một công dân Trung Quốc viết. “Tôi cảm ơn Sư Phụ Lý đã cho tôi một người vợ hoàn hảo.” Người này sử dụng biện pháp giấu tên, bởi vì việc ủng hộ Pháp Luân Công ở Trung Quốc có thể bị trừng phạt do sự đàn áp khốc liệt. “Tôi chúc Sư Phụ Lý mọi điều tốt đẹp nhất và năm mới may mắn”, ông nói thêm.
Những lời chúc mừng cho thấy các nỗ lực của chính quyền Trung Cộng nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công ở Trung Quốc – thông qua một chiến dịch có phạm vi trên toàn quốc được đề xướng từ những cấp cao nhất ở Trung Quốc– đã không thể bóp nghẹt được môn tu luyện này, và có nhiều người thông cảm với hoàn cảnh của các học viên, mặc cho những lời tuyên truyền của ĐCSTQ nhằm kích động hận thù đối với Pháp Luân Công và những người thực hành Pháp Luân Công.
Ví dụ, bên cạnh việc gửi lời chúc mừng năm mới đến Sư phụ Lý, những người dân Thâm Quyến ở miền nam Trung Quốc cũng bày tỏ sự ủng hộ với môn tu luyện:
“Bản thân chúng tôi đã chứng kiến thực tế bi thảm khi tên vô lại như Giang Trạch Dân sử dụng quyền lực để bức hại Pháp Luân Công. Giang thực sự đã bức hại tất cả những người Trung Quốc chúng tôi”, cá nhân trên viết. “Chúng tôi chỉ muốn một điều đơn giản là công lý, chúng tôi chỉ muốn ký tên mình nhằm tham gia vào đơn khiếu nại nhằm thêm sức mạnh của việc nỗ lực đưa Giang Trạch Dân ra xét xử trước pháp luật và trả lại công bằng cho các học viên Pháp Luân Công”.
Giang Trạch Dân khi còn là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tuyên bố rằng Pháp Luân Công là kẻ thù của Đảng, và bất chấp sự phản đối của các đảng viên khác thời đó, Giang phát động chiến dịch “bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể, vắt kiệt tài chính” nhằm tiêu diệt và “nhổ tận gốc” môn tu luyện khí công Phật gia đang phổ biến này ở Trung Quốc.
Kể từ tháng 5 năm ngoái, hơn 200.000 học viên đã nộp đơn khiếu nại hình sự đối với Giang Trạch Dân lên tòa án tối cao và cơ chế tố tụng của chế độ, cáo buộc Giang tội diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại.
Tại nhiều quốc gia ở châu Á, hơn 1 triệu người đã ký tên trong một cuộc vận động ủng hộ nỗ lực đưa Giang ra trước công lý. Tại huyện Thanh Viễn thuộc tỉnh Liêu Ninh, 4651 công dân đã ký tên hoặc điểm chỉ để ủng hộ nỗ lực này, theo Minghui.org đưa tin ngày 6/1 năm nay.
Các học viên Pháp Luân Công từ tất cả các tầng lớp xã hội như nhân viên dịch vụ bưu chính, công ty than, đường sắt, mỏ dầu, quân sự, hàng không, nông nghiệp, ngân hàng, quản lý đô thị… đều gửi lời chúc Sư phụ Lý năm mới vui vẻ và bày tỏ mong muốn sớm đón Sư phụ Lý trở về Trung Quốc.
Một học viên từ Trường Xuân, thành phố quê hương của Sư phụ Lý, nơi Ngài lần đầu phổ biến các bài giảng của Pháp Luân Công, đã viết: “Chúng đệ tử nhớ Sư phụ, mong ngóng đến ngày Sư Phụ trở về quê hương, và chúng ta có thể cùng nhau đón mừng năm mới”.
Trong số 23 tỉnh và 4 thành phố tự trị ở Trung Quốc, tính đến thời điểm thực hiện bài viết này Minghui.org đã nhận được thiệp chúc mừng điện tử và những lời chúc tốt đẹp từ ít nhất 13 tỉnh và các thành phố cấp tỉnh như Bắc Kinh, Trùng Khánh, Thượng Hải và Thiên Tân.
Một học viên từ Thiên Tân viết: “Cảm ơn Sư Phụ tôn kính đã cứu vớt chúng con cùng tất cả mọi thứ Sư phụ đã làm. Cảm ơn Sư phụ!”
Không riêng gì học viên Trung Quốc, tất cả các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đều một lòng biết ơn Sư phụ Lý, đặt niềm hy vọng vào một thế giới tràn đầy Chân-Thiện-Nhẫn.
Sơ lược về Pháp Luân Công và Sư phụ Lý:
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, trước 20/7/1999 —ngày ĐCSTQ / bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công— ở Trung Quốc có 100 triệu người theo tập, nhiều người vẫn kiên trì cho đến nay. Toàn thế giới hôm nay, dân chúng của các dân tộc khác nhau trên 114 quốc gia và địa khu cấp quốc gia đang học Pháp Luân Công. Những văn bản công nhận và khen tặng Pháp Luân Công của chính phủ các nước và các cơ quan quốc tế nay có hàng nghìn: người ta tự tấm lòng cảm thấy rằng Pháp Luân Công đem lại ánh sáng “Chân-Thiện Nhẫn” cho thế giới. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, đại sư Lý Hồng Chí vinh dự nhận giải “Lãnh tụ tinh thần”, và bốn lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.
Tuy nhiên, trong danh sách đen của ĐCSTQ, đại sư Lý Hồng Chí bị ĐCSTQ truy nã. Từ năm 2002 đến nay, Quốc hội Mỹ quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết 188, 304 và 605, mạnh mẽ yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhưng hành vi thô bạo cướp đi nhân quyền cơ bản của 1/5 dân số thế giới ấy, tội ác trong 12 năm qua ấy, vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay tại Trung Quốc.
Là người sáng lập Pháp Luân Công, ông được mọi người gọi một cách trang trọng như “Đại sư Lý Hồng Chí”, “Thầy Lý”, “Lý Sư phụ”, “Master Li”. Ngày 13-5-2011 là ngày sinh nhật lần thứ 60 của đại sư Lý Hồng Chí, và cũng là “Ngày Pháp Luân Đại Pháp” lần thứ 12. Người dân các nơi trên thế giới trang trọng kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời khiếu nại khẩn cấp bảo vệ sự trong sạch của đại sư Lý Hồng Chí. Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử, khám phá sự thật, biết một câu chuyện thực tế về đại sư Lý Hồng Chí.
(Trích: “Truyền kỳ về đại sư Lý Hồng Chí” trên Chanhkien.org)
Bách Thông tổng hợp