Nghiên cứu của ĐH Harvard: Có khả năng sẽ cần cách ly xã hội đến năm 2022
Theo một nghiên cứu mới của Đại học Harvard, một số hình thức cách ly xã hội có thể cần phải thực hiện cho đến ít nhất năm 2022 để ngăn chặn sự lây lan của dịch virus Vũ Hán và để phòng tránh việc hệ thống y tế bị quá tải, theo Daily Mail.
Các nhà nghiên cứu mô hình dịch Vũ Hán (Covid-19) của trường Đại học Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan mới đây cảnh báo, biện pháp cách ly xã hội có thể cần phải thực hiện thêm 2 năm nữa nhằm ngăn chặn nguy cơ gia tăng lây lan dịch bệnh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, việc dỡ bỏ các biện pháp cách ly xã hội cùng một lúc có thể khiến đỉnh điểm của dịch bệnh kéo dài và làm nguy cơ lây nhiễm thứ phát gia tăng nghiêm trọng hơn, theo kết quả nghiên cứu công bố vào hôm 14/4 trên Science Journal.
Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng, biện pháp cách ly xã hội theo từng giai đoạn như các biện pháp hiện tại vẫn sẽ không đủ.
Lệnh cách ly xã hội ở Mỹ sẽ hết hạn vào ngày 30/4 nhưng các chuyên gia đang hối thúc tiếp tục thi hành thêm các biện pháp giãn cách để đối phó với virus Vũ Hán.
Nghiên cứu chỉ ra một vài yếu tố sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus corona trong vài năm tới, bao gồm cả việc virus biến đổi theo mùa và mức độ miễn dịch.
Những yếu tố trên nằm trong số những câu hỏi hiện đang được các quan chức y tế và các nhà lập pháp cân nhắc để đưa ra quyết định khi nào Mỹ nên mở cửa trở lại.
Các chuyên gia y tế cho rằng, dịch bệnh Vũ Hán có thể không giống như người anh em gần đây là Sars-CoV-1 bị xóa sổ bởi các biện pháp y tế công cộng chuyên sâu sau khi gây ra đại dịch ngắn. Thay vào đó, dịch bệnh Vũ Hán có thể lây nhiễm giống như cúm bằng cách biến đổi theo mùa.
Các nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan đã sử dụng dữ liệu từ các loại virus corona được tìm thấy trên người ở các giai đoạn khác nhau rồi cho tiến hành miễn dịch chéo với chủng virus corona gây dịch bệnh Vũ Hán để xây dựng mô hình tương tác nhiều năm..
Họ đã sử dụng mô hình này để xem xét liệu cần phải duy trì các biện pháp cách ly xã hội trong bao lâu để có thể kiểm soát được dịch bệnh trong 5 năm tới.
Dựa trên các mô phỏng, các nhà nghiên cứu cho biết yếu tố chính trong những năm tới là tốc độ miễn dịch của virus biến mất và các nhà khoa học vẫn chưa xác định được vì sao xảy ra hiện tượng này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trong tất cả các kịch bản mô phỏng, bao gồm cách ly xã hội một lần và không liên tục thì tình trạng lây nhiễm sẽ quay trở lại khi các biện pháp giãn cách xã hội bị dỡ bỏ.
Mô hình của họ chỉ ra rằng, nếu nới lỏng biện pháp cách ly xã hội thì khả năng virus sẽ lây lan nhanh vào mùa thu và có thể bùng phát mạnh vào mùa đông, chồng chéo với cúm mùa sẽ vượt quá khả năng của các bệnh viện.
Một kịch bản khác cho thấy, virus corona có thể hồi sinh trong tương lai đến năm 2025.
Các nhà nghiên cứu cho hay các phương pháp điều trị mới có thể làm giảm bớt sự cần thiết của biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt. Tuy nhiên, trong trường hợp không có các phương pháp điều trị cụ thể thì việc theo dõi và cách ly xã hội theo đợt cũng có thể cần được duy trì cho đến năm 2022.
Duy trì sự cách ly xã hội sẽ giúp các bệnh viện có thời gian tăng khả năng chăm sóc y tế quan trọng, đồng thời cho phép tích lũy miễn dịch cộng đồng.
“Mục tiêu của chúng tôi trong việc mô hình hóa các chính sách không phải là để chứng thực chúng mà là để xác định biện pháp thay thế nào là quỹ đạo chống dịch”, các nhà nghiên cứu viết.
Các biện pháp bổ sung, bao gồm mở rộng chăm sóc y tế và điều trị hiệu quả, sẽ cải thiện sự thành công của việc cách ly xã hội theo đợt và đẩy nhanh việc đạt được miễn dịch cộng đồng.
“Những nghiên cứu huyết thanh theo chiều dọc [nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài và sử dụng cùng một mẫu ở mỗi giai đoạn] rất cần thiết để xác định mức độ và thời gian miễn dịch đối với Sars-CoV-2 (Covid-19)”.
“Ngay cả trong trường hợp loại trừ rõ ràng, việc giám sát Sars-CoV-2 (COVID-19) vẫn phải được duy trì vì lây lan thứ phát có thể kéo dài đến cuối năm 2024”.
Ngân Khánh (Theo Daily Mail)