Nghị lực phi thường của nghệ nhân tàn tật

16/09/15, 13:06 Cuộc sống

Vỹ được biết đến không chỉ nghị lực phi thường mà còn có tấm lòng yêu thương người khác. Từ lúc mở cơ sở đến nay, anh đã đào tạo miễn phí cho khoảng 50 thanh niên thành thợ.

Ông chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Lạc Việt Lê Tiến Vỹ

Ngay từ lúc hỏi đường vào nhà anh Lê Tiến Vỹ (36 tuổi, ở thôn Thi Phương, xã Điện Phong, TX Điện Bàn, Quảng Nam), chủ cơ sở gỗ mỹ nghệ Lạc Việt, người dân cho hay: “Nhà của anh ấy đấy. Anh ấy giỏi thật, tàn tật thế mà làm ăn “ngon” lắm, xây cái nhà to đùng cho vợ con”.

Vượt qua nỗi đau

Bên một góc nhỏ của cơ sở, Vỹ kể rằng, mình chẳng hề có tuổi thơ. Anh vốn lành lặn từ lúc sinh ra. Ấy thế mà khi lên 4 tuổi, căn bệnh bại liệt quái ác đã cướp mất quyền đi lại của đôi chân anh.

Dù nghèo khó, túng quẫn nhưng gia đình vẫn chạy vạy chữa bệnh cho con, song lực bất tòng tâm. Anh Vỹ đành mang trong mình nỗi đau tật nguyền và phải nương nhờ vào đôi nạng gỗ để đi lại.

Tuy lúc ấy còn nhỏ, nhưng mình cũng đã biết nhận thức. Đang được tung tăng chạy nhảy, thế mà đùng một cái không đi lại được, mình rất buồn.

Cũng nhờ ba má thương, hun đúc nghị lực, nên mình đã cố gắng vượt qua. Đến tuổi, mình vẫn cắp sách đến trường như chúng bạn bình thường”, Vỹ nhớ lại.

Nhà rất khó khăn khi có tới 7 anh chị em, lại cách trường gần 10km đường đồi núi, do vậy khi lên cấp 3, Vỹ đành ngậm ngùi rời ghế nhà trường. Từ đấy, anh bắt đầu hành trình mới lắm bẽ bàng.

Vỹ kể: “Nghỉ học rồi mình suy nghĩ tìm việc làm mãi. Nhưng thấy mình tàn tật, chẳng nơi nào chịu nhận. Đó là chưa nói có lúc, người ta dè bỉu mình kinh lắm, nên đôi khi tưởng chừng bỏ cuộc.

Ấy vậy mà chẳng hiểu sao, mình không thể bỏ cuộc được. Có lẽ, do mình ý thức được hoàn cảnh lúc đó. Và khi ý thức được, mình không buồn nữa, mà ngược lại, nó giúp mình có thêm động lực”.

Phải đến hơn một năm sau ngày nghỉ học, cái duyên của Vỹ và những phiến gỗ mới bén nhau. Và ngay cả bây giờ, khi đã là ông chủ của một cơ sở có tiếng trong vùng, Vỹ vẫn chưa hiểu vì sao những phiến gỗ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời anh.

Gần 20 năm về trước, trên hành trình đầy cay đắng tìm việc, một lần ngang qua xưởng gỗ mỹ nghệ Âu Lạc trong xã, những âm thanh, những nét chạm trổ dường như đã hút hồn Vỹ. Nó khiến anh mê mẩn, xui khiến anh học nghề này.

Nhưng như những lần thất bại trước, nó làm anh chững lại. Và trong lúc rối lòng thì người chủ đã cúi xuống nắm lấy tay anh, dìu dắt anh vào nghề. Vỹ bảo, đó là một trong những cú hích lớn nhất giúp mình vượt qua nỗi đau tật nguyền.

13-17-51_nh-4
Vợ chồng anh Vỹ – chị Phương

Đến với nghề điêu khắc gỗ, ban đầu Vỹ nghĩ rằng đây là cứu cánh của cuộc đời. Nhưng càng đi sâu, càng dành nhiều tâm huyết thì tài năng thổi hồn vào những phiến gỗ của Vỹ càng dần hiện hữu.

Tất nhiên, con đường từ 1 chàng trai học nghề đến 1 ông chủ cơ sở nức tiếng, không phải ngắn và không bao giờ dễ dàng. Điều đó có nghĩa, để có được như ngày hôm nay, Vỹ phải nỗ lực rất nhiều, đánh đổi bằng những thử nghiệm thất bại.

Mình chấp nhận điều đó. Không thử, sẽ không thành công được. Mà thử thì phải chấp nhận rủi ro. Mình hiểu, với cơ thể này, mình phải nỗ lực gấp 4 người thường”, Vỹ chia sẻ.

Đó là lý do vì sao, sau 10 năm làm thuê, anh đã quyết định mở cơ sở riêng vào năm 2009. Lúc bấy giờ, số vốn ít ỏi mà Vỹ dành dụm được không đủ, anh phải vay mượn thêm.

Và khoảnh đất trống của gia đình, anh căng tấm bạt, với vài ba người thợ, trở thành Cơ sở gỗ mỹ nghệ Lạc Việt. Có cơ sở rồi, gánh nặng trả nợ trong thời gian đầu cứ ghì chặt lấy Vỹ. Lí do là sản phẩm làm xong không có đầu ra, bị ép giá.

Để tìm thị trường, không còn cách nào khác, Vỹ phải đích thân mang sản phẩm đi chào hàng. Anh mang sản phẩm xuống tận TP Hội An, rồi trở ngược ra Đà Nẵng để tìm thị trường.

Thế nhưng tình hình cũng không khả quan, do lúc bấy giờ thị trường gỗ mỹ nghệ dường như đã được an bài bởi sản phẩm của các cơ sở ra đời trước đó.

Trở về từ những chuyến chào hàng không mấy khả quan, Vỹ ngày đêm suy nghĩ tìm hướng ra cho sản phẩm của mình. Nhớ lại hồi còn làm chung, vào năm 2004, anh có tham gia cuộc thi và đoạt giải cao khiến người ta chú ý.

 Anh bèn chọn con đường tiếp tục tham gia các cuộc thi triển lãm. Những lần đó, sản phẩm của anh đều đoạt giải Nhất hoặc Nhì.

Mới rồi, anh tham gia cuộc thi hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh và đoạt giải Nhất với tác phẩm “Quê hương tuổi thơ tôi” và giải Nhì với tác phẩm “Mẹ Thứ”.

Chính thành công từ các cuộc thi đã giúp tên tuổi và cơ sở Lạc Việt của anh bay cao, đơn hàng ngày càng nhiều hơn. Ở thời điểm hiện tại, dù có khoảng 8 thợ nhưng cơ sở của anh vẫn làm không kịp các đơn hàng.

Cảm kích trước nghị lực và tấm lòng của Vỹ, chị Nguyễn Thị Phương đã nảy sinh tình cảm và hai người nên duyên vợ chồng vào năm 2011. Hiện hai vợ chồng anh sống hạnh phúc cùng với một cô con gái xinh đẹp. Chị Phương trước đây là kế toán, quản lí sổ sách nơi anh Vỹ học nghề.

Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Vỹ được biết đến không chỉ nghị lực phi thường mà còn có tấm lòng yêu thương người khác. Từ lúc mở cơ sở đến nay, anh đã đào tạo miễn phí cho khoảng 50 thanh niên thành thợ.

13-17-51_nh-2
Anh Vỹ đang chỉ dạy những học viên

Mình đi qua khổ ải rồi nên hiểu rất rõ thanh niên cần gì. Do đó, mình nghĩ việc giúp đỡ anh em có công ăn việc làm là điều nên làm và không có gì to tát cả”, anh Vỹ tâm sự.Hiện tại, cơ sở của anh có khoảng 15 người, chia làm 2 nhóm, đó là thợ và học viên. Tất cả đều có đặc điểm chung là từng hư hỏng, ăn chơi lêu lổng hay vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà nghỉ học giữa chừng.

Đang làm việc tại cơ sở Lạc Việt, chàng trai trẻ Phan Phước Hiệp, 19 tuổi, cho biết, cách đây 1 năm, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên em nghỉ học sau khi hoàn thành lớp 12.

Sau đó, Hiệp đến cơ sở của anh Vỹ và được nhận để học nghề. Không những miễn phí mà anh Vỹ còn rất nhiệt tình chỉ bảo Hiệp cũng như các học viên khác, ngoài ra các học viên này đều được hỗ trợ tiền tiêu dùng hằng tháng.

Trong khi đó, em Mai Văn Hùng, 19 tuổi, cho hay: “Em nghỉ học năm hết lớp 8. Sau một thời gian lông bông, anh Vỹ nhận em để dạy nghề. Đến nay em làm cũng tương đối thành thạo. Chủ yếu là nhờ anh Vỹ tận tình chỉ bảo. Hiện em đã tự nuôi sống mình bằng nghề này”.

13-17-51_nh-3
Những trẻ em được anh thu nhận làm việc tại xưởng gỗ

Nhưng ước mơ của Vỹ không dừng lại ở đó, vì anh biết xung quanh mình còn nhiều trường hợp khó khăn nên anh đã quyết định xây nhà, có không gian làm phòng trưng bày, quảng bá sản phẩm, để thị trường được mở rộng và ổn định hơn.

Trong tương lai gần, anh sẽ mở rộng cơ sở, tuyển thêm học viên, đào tạo thêm thợ.

Có như vậy mới giải quyết rốt ráo việc làm cho thanh niên địa phương. Họ có nghề, sẽ không còn lêu lổng nữa, do đó tình hình trật tự xóm làng cũng được đảm bảo. Và hơn hết, việc mở rộng cơ sở sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng”, anh Vỹ cho hay.

Theo Nông Nghiệp

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng