Nghệ nhân hiệu bánh trung thu danh trấn Sài Thành: Bánh ngon ở cái tâm

20/09/18, 15:05 Cuộc sống

Hơn 50 năm qua, người dân Sài Gòn đã không xa lạ gì với thương hiệu bánh trung thu nhà hàng Đồng Khánh. Người tạo nên giá trị cho chiếc bánh Trung thu Đồng Khánh là lão nghệ nhân Nguyễn Văn Thê, tên thường gọi là bác Tư Thê, mà nhiều người trong giới tôn xưng là “người làm bánh trung thu số 1 Sài thành”.

Bánh trung thu Đồng Khánh. (Ảnh: Internet)

Năm nay bác Tư Thê 83 tuổi. Tính ra, ông đã có hơn nửa thế kỷ gắn bó với cái nghề làm bánh, bắt đầu từ năm 1947… Ông kể, ông tên thật là Nguyễn Hữu Phú, sinh năm 1926, quê quán ở Bến Tre. Nhưng sau này , ông lấy tên là Nguyễn Văn Thê.

Vì gia đình có người cha theo nghề làm bánh, nên sau 9 năm học làm bánh với gia đình, năm 1947, Tư Thê rời Bến Tre lên Mỹ Tho – địa phương cách Bến Tre chừng mươi cây số, rất nổi tiếng với nghề làm bánh in – để tiếp tục “tu nghiệp”, học thêm nghề tại lò bánh Khương Lạc nổi danh thời ấy. Tư Thê say mê cách làm bánh Trung thu của thầy Tiên Lâm nổi tiếng ở tiệm bánh Tân Tân – Chợ Lớn nên ông đã bỏ ra 9 năm trời chỉ để học riêng bí quyết làm bánh Trung thu.

Sau 1954, ở Đà Nẵng, hai năm đầu, ông đi làm công cho một xưởng bánh tên là Quảng Sanh, từ số tiền làm công dành dụm được, ông mở một tiệm bánh riêng lấy tên là Hương Nam Bĩnh Gia – tức tiệm bánh Hương miền Nam. Theo lời ông thì tiệm bánh Hương Nam Bĩnh Gia này hiện nay vẫn còn ở số 109 Trần Phú, TP Đà Nẵng, do một người con thứ của ông quản lý. Hương Nam Bĩnh Gia nổi danh, làm ăn phát đạt, thế nên “thừa thắng xông lên”, năm 1960, Tư Thê cho mở tiếp xưởng bánh Lợi Sanh, kinh doanh chính là mặt hàng bánh bích quy.

Sau 1975, ông trở lại SG năm 1983 ông mới về làm cho Đồng Khánh. Ông Tư Thê cho biết, thực ra thương hiệu bánh Trung thu Đồng Khánh đã nổi danh từ rất lâu. Hằng năm, cứ đến tết Trung thu, dãy đại sảnh tầng trệt nhà hàng Đồng Khánh mở quầy san sát bán bánh thưởng nguyệt. Công lao làm nên thương hiệu ấy do một nghị sĩ Quốc hội chế độ cũ tạo dựng.

Về nghề làm bánh Trung thu, may mắn được thọ giáo một thầy người Hoa ở Chợ Lớn. “Ông này sống khá bí ẩn, mỗi năm ông bay qua Hồng Kông một tháng làm bánh Trung thu, còn lại ông không làm cho ai cả” – ông Tư Thê kể.

Theo ông, cái khó của nghề làm bánh Trung thu không phải ai làm cũng được. Phải học hỏi cho đàng hoàng mà còn phải thật tinh tế nữa. Ông nói, khác với các nghề làm bánh khác, khi làm bánh Trung thu, muốn ra được công thức phải mất rất nhiều thời gian vì thường thì các thợ chia ngành chia bậc rất rõ ràng, việc ai người ấy làm. Làm bánh Trung thu “gian nan” vì trải qua rất nhiều khâu. Một cái bánh nhỏ như vậy nhưng có đến hơn 20 nguyên liệu phối hợp. Riêng bột cũng chia ra mấy loại. Rồi còn phức tạp ở khâu làm nhân.

Ông dẫn dụ hiện nay trong xưởng của ông, để làm một cái bánh Trung thu, cả êkíp thợ đã phải chia thành 7 ngành 6 bậc: thợ cả, thợ làm nhân…; băng nướng, băng nhồi bột…; khâu gói bánh, khâu định hình v.v… Một người học nghề như ông, để làm ra cái bánh tự mình ra được công thức, tự mình chế biến phải trải qua gần… 10 năm. Còn về việc truyền nghề thì do bánh Trung thu mỗi năm chỉ bán được trong vòng một tháng. Tới mùa làm tất bật túi bụi nên không thể chờ đợi để dạy nghề. Người muốn học phải có thiện chí lắm, phải cố gắng lắm mới học được, trung bình học phải ròng rã khoảng 5-7 năm mới thành nghề.

Làm nhân bánh. (Ảnh minh họa)

Hỏi ông theo nghề bánh đã lâu, vậy có bí quyết gì không? Ông thong thả trả lời: “Bánh Trung thu nhà hàng Đồng Khánh xưa thế nào, nay vẫn vậy. Chúng tôi không trộn hơn 20 loại nhân như thịt nạc xá xíu, gà, jambon, lạp xưởng, yến xào, vi cá, mứt sen, mứt gừng, mứt bí… với nhau mà giữ nguyên từng loại để người tiêu dùng cảm nhận được hương vị từng loại nhân”.

Ông nói, hiện nay các công ty xí nghiệp chuyên làm bằng công nghệ hiện đại. Đứng về quan điểm nghề nghiệp mà xét thì làm bánh bằng quy trình công nghệ giữ được lâu nhưng ăn lại không ngon. Làm bằng công nghệ thủ công, thời gian lưu giữ được ít hơn nhưng cái bánh làm ra hương vị rất ngon.

Trong thời buổi mới, ở Đồng Khánh hiện nay, khâu làm bánh cũng kết hợp sức người và máy móc. Tuy vậy, chỉ các khâu định hình bánh phải làm bằng máy, còn các khâu khác quan trọng thì phải làm thủ công. Đó cũng là nguyên nhân làm nên đặc trưng của cái bánh Đồng Khánh, với đặc điểm rất riêng là lớp vỏ cực mỏng, không phân biệt giữa vỏ và nhân, da bóng mềm, vàng dịu. Vị ngọt của bánh đã được nghệ nhân Tư Thê chủ động nghiên cứu bớt 30-40% lượng đường trong mỗi cái bánh. Riêng về nhân, ông đề xướng phương thức không làm nhân trộn nhuyễn mà để y nguyên như thế, kết hợp từng nguyên liệu để khi thưởng thức bánh, thực khách cảm thấy “thấm thía”. Đó là “chủ kiến” của chính nghệ nhân Tư Thê.

Tuy vậy, chỉ các khâu định hình bánh phải làm bằng máy, còn các khâu khác quan trọng thì phải làm thủ công. (Ảnh minh họa)

>>> Tuổi thơ trong veo qua những bức ảnh Trung thu xưa

Ông lý giải: “Nếu nhân xay nhuyễn thì dễ vô máy, bánh đẹp, nhưng theo tui không ngon. Bánh Trung thu Đồng Khánh nhân phải để nguyên. Chỉ cần sắp xếp các thành phần nguyên liệu làm nhân lại với nhau. Mỗi thứ có một hương vị riêng, ăn tới đâu thấm tới đó, vậy mới ngon”. Thậm chí, nhân làm bánh Trung thu Đồng Khánh có khi lên đến trên… 25 thứ nguyên liệu. Đặc biệt, để tạo ra hương thơm cho bánh, bao giờ khi ướp nhân, ông cũng cho vào những loại rượu ngon như Hennessy hoặc Rhum. Nghệ nhân Tư Thê lại tủm tỉm cười: “Cái bánh cũng như cuộc đời vậy mà: có dai, có mềm, có ngọt, có bùi, thậm chí có đắng đót trong đó nữa. Ăn tới đâu “đụng” tới đó mới đã”!

Hơn nửa thế kỷ làm bánh, ông cũng rất tự hào vì mình là người đầu tiên khai sinh ra loại bánh Trung thu cao cấp với nhân làm bằng vi cá, yến sào. Tác dụng của các loại thực phẩm này theo ông lý giải là “Người lớn ăn giúp tế bào chống lão hóa, con nít ăn có nước da đẹp”. Hỏi vì sao ông dám mạnh dạn làm những thứ ít người dám làm như vậy, ông cười mà bảo rằng vì ông từng vừa là thợ, vừa là chủ nên mới dám làm thử nghiệm để có những chiếc bánh Trung thu ngon nhất, đẹp nhất. “Có lẽ ít ai dám lấy yến sào để làm bánh Trung thu. Yến sào rất đắt, đã đắt rồi nhưng xử lý nó như thế nào để có chiếc bánh ngon thì… khó lắm” – Ông Tư Thê lại tủm tỉm cười.

Hơn nửa thế kỷ làm bánh, ông cũng rất tự hào vì mình là người đầu tiên khai sinh ra loại bánh Trung thu cao cấp với nhân làm bằng vi cá, yến sào. (Ảnh: Internet)

Bí quyết làm bánh của ông không phải ai cũng có được. Thế nên, dù đã bước qua cái tuổi “đại thọ bát tuần”. Không chỉ thành đạt trong công việc làm ăn, ông Tư Thê còn “giàu có” về đường con cháu. Ông có chín người con và hơn chục người cháu. Hiện nay, hai người con của ông cũng đã nối nghiệp cha. Nỗi âu lo về người kế thừa tài năng của một người thợ làm bánh Trung thu tài hoa vì vậy cũng phần nào được khỏa lấp !…..

>>> Thưởng thức “bánh Trung thu” mùa đoàn viên, ai nỡ chối từ

Tăng Bá Sên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng