Ngày càng nhiều phụ huynh Mỹ thích giáo dục trẻ tại nhà
Giáo dục tại nhà (homeschool) còn xa lạ ở Việt Nam, tuy nhiên đây là phương pháp phổ biến tại Mỹ.
Giáo dục tại nhà là cách nuôi dạy trẻ em thông minh nhất thế kỷ 21
Alison Davis không thấy rằng mô hình giáo dục tại nhà là sự thay thế kỳ dị cho kiểu trường học truyền thống.
Người mẹ đến từ Williamstown, New Jersey này đã nói với tờ Business Inside về việc mình nuôi dạy hai con tại nhà là điều đúng đắn và hợp lý: “Các bé sẽ không được đưa vào một môi trường học tập, nơi mà tất cả mọi người đều đến từ cùng một trường và cùng một độ tuổi. Bởi theo tôi bầu không khí của trường học truyền thống không phải là thế giới thực”.
Theo đó, cô cho rằng việc giáo dục tại nhà mới chính là thế giới thực tế, nơi mà các bé rất nên được học tập.
Sự hài lòng của Davis về việc không đưa những đứa con của mình đến các trường công lập và tư thục địa phương cũng là một trong những điều được chia sẻ bởi một nhóm phụ huynh trên khắp nước Mỹ. Số lượng người có đồng quan điểm này ngày càng gia tăng theo thời gian.
Dữ liệu gần đây được thu thập bởi Bộ Giáo dục cho thấy mô hình giáo dục tại nhà đã có tỷ lệ gia tăng 61,8% trong 10 năm qua. Con số này cao đến mức mà hai triệu trẻ em chiếm 4% tổng dân số thanh thiếu niên đã được học tập thoải mái tại căn nhà riêng của mình.
Điều này hoàn toàn trái ngược với quan niệm cho rằng việc học tại nhà sẽ tạo ra sự phản đối lớn trong xã hội. Bởi sự thật là một số học sinh đã đạt được thành tích cao nhất. Niềm đam mê về bộ môn toán học và sự tiếp thu của họ tốt hơn rất nhiều khi việc học được tiến hành ngay tại cái bàn nơi nhà bếp, chứ không phải là chiếc bàn nơi lớp học.
Theo nghiên cứu giáo dục hàng đầu cho thấy sự hướng dẫn tại nhà có thể là cách phù hợp nhất, có trách nhiệm nhất và đem đến hiệu quả cao để giáo dục trẻ em trong thế kỷ 21.
>>> Đặc điểm nền giáo dục của 5 nước tiên tiến nhất trên thế giới
Cá nhân hóa là chìa khóa thành công
Trong cuốn sách năm 2015 của Ken Robinson – Giáo viên kỳ cựu và cũng là khách mời thường xuyên của chương trình TED Talks đã nói: “Sáng tạo nơi trường học chính là cuộc cách mạng cơ sở để chuyển đổi giáo dục”.
Ông nhấn mạnh rằng học sinh sẽ học tập tốt nhất với những bộ môn mà chúng yêu thích và theo cách ưa thích riêng của mình. “Tất cả học sinh là những cá nhân độc đáo. Bên trong mỗi người đều có niềm hy vọng, tài năng, nỗi lo lắng, nỗi sợ hãi, niềm đam mê và nguyện vọng của riêng mình”, ông viết: “Tham gia học tập với tư cách cá nhân là điều cốt lõi để nâng cao thành tích”.
Robinson đã không đề cập đến mô hình giáo dục tại nhà một cách trực tiếp, nhưng những gì ông viết đã ám chỉ về điều đó. Ông cho biết thêm không có hình thức giáo dục tại trường nào được thiết kế để nuôi dưỡng thêm sự phát triển của cá nhân.
Trong khi các ngôi trường truyền thống đang cố hết sức để điều chỉnh kế hoạch giảng dạy cho từng học sinh, thì giáo viên thường vẫn kết thúc việc dạy học ở giữa chừng.
Bởi đơn giản là quá nhiều trẻ em có tốc độ tiếp thu khác nhau, nên rất khó để họ đưa cho mỗi em một cách học chính xác mà chúng cần. Trong khi đó giáo dục tại nhà sẽ có một chương trình giảng dạy được thiết kế cho riêng mỗi cá nhân.
Davis nói rằng con trai của cô, Luke đã phải tập đọc sách từ rất sớm. Nhưng ngay cả khi bé đã lên lớp hai, thì nó vẫn không cảm thấy thích thú về điều này. Ngược lại Luke còn cảm thấy bị áp lực.
Ở các ngôi trường truyền thống, giáo viên sẽ không thể dành thời gian cần thiết để giúp Luke phát triển tốt hơn khả năng đọc sách của mình. Vì họ có đến 20 đứa trẻ khác cần lo lắng chứ không riêng gì Luke – Trường hợp đặc biệt trong gia đình Davis.
“Tôi có thể dành thêm thời gian cho con mình. Bây giờ cậu bé phải đọc sách suốt tuần hoặc ít hơn”, Davis nói. Khi này cô đã gia tăng thời gian tập đọc lên gấp đôi so với thời gian tập viết. Đó là lúc mà sự gắn kết giữa “Mẹ và Luke” trở nên mạnh mẽ hơn mà không trường học nào có thể cạnh tranh thay thế được.
Các hiệu ứng lâu dài của việc cá nhân hóa giáo dục là khá lớn. Theo một nghiên cứu về tiêu chuẩn hóa trong giáo dục năm 2009 cho thấy, mô hình học tập tại nhà chiếm ưu thế với thành tích cao hơn đến 86%.
Kết quả được cho là chính xác ngay cả khi việc nghiên cứu bao gồm cả những yếu tố như: kiểm soát mức thu nhập của phụ huynh, kinh phí giáo dục, thông tin giảng dạy và mức độ quy định của tiểu bang.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng số trẻ em học tại nhà có khả năng vào đại học cao hơn và chúng học tập tốt hơn tại đây.
Mô hình giáo dục tại nhà không tạo ra những học sinh biệt lập
Khuôn mẫu điển hình cho kiểu giáo dục tại nhà chính là việc giảng dạy được tiến hành liên tục trên một đối tượng học sinh, người cần được xã hội hóa và phát triển mạnh mẽ? Không đúng như thế, bởi những đứa trẻ học tại nhà vẫn có cơ hội chơi bóng đá và tham gia các dự án nhóm như tất cả học sinh theo học tại các ngôi trường truyền thống.
Gia đình Davis thường xuyên tham gia vào các hoạt động của nhà thờ địa phương, nên Luke và chị gái Amanda có rất nhiều bạn bè trong dàn đồng ca.
Những đứa trẻ hay chơi đùa cùng nhau. Riêng Amanda có một người bạn thân đang sống ở Arizona. Cô bé cũng có tuổi thơ như những đứa trẻ bình thường khác.
Điều đó cho thấy trẻ em được giáo dục tại nhà có được mọi thứ tại một trường học bình thường, mặc dù chúng cũng sẽ phải chịu một số hạn chế nhất định của nó. Điển hình là sức ép về sự đồng đẳng giới và nhóm bạn cùng tuổi.
Alison nói đôi khi những đứa trẻ khác đã bày tỏ sự ghen tuông rằng Luke và Amanda được học ở nhà, cách xa các hệ thống phân cấp xã hội của một ngôi trường bình thường: “Nó giống như kiểu, Aw anh bạn, tôi ước gì tôi cũng được học tại nhà giống bạn”. Điều này làm Divis rất ngạc nhiên.
Tất nhiên, một số phụ huynh cố gắng để giúp con cái kết bạn.
Đầu năm nay, chúng tôi đã nói chuyện với một cậu bé 7 tuổi tên là Akash sống ở San Angelo, Texas. Cậu đã được nuôi dạy tại nhà, bởi nhà tâm lý học trẻ em – Người đã nghiên cứu Akash khi còn nhỏ nói với cha mẹ em rằng đó có lẽ là lựa chọn thông minh nhất.
Người bạn tốt nhất và duy nhất của Akash chính là chị gái của cậu, Amrita. Hầu hết những đứa trẻ trong hiệp hội giáo dục tại nhà gần đó đã quá lớn hoặc quá khác biệt về tính cách. Vì vậy cha mẹ của em đã hạn chế việc để Akash chơi chung với họ. Mặc dù em đã trở nên khá ngu ngơ khi ra ngoài.
Nhưng đối với những trẻ em đang đấu tranh trong việc tìm kiếm bạn bè cho mình, thì Internet chính là thứ đã giúp chúng thực hiện nó dễ dàng hơn.
Một cuộc khảo sát được tiến hành từ năm ngoái cho thấy 55% thanh thiếu niên nói rằng họ thường xuyên dành thời gian cho bạn bè trực tuyến, hoặc thông qua truyền thông xã hội. 45% còn lại nói rằng họ gặp gỡ bạn bè thông qua các buổi ngoại khóa, vui chơi thể thao hoặc tham gia hội cùng sở thích. Điều này cho thấy các lớp học không phải là cách duy nhất để kết bạn.
Các trường học làm việc quá sức hơn những gì học sinh cần
Chúng tôi hy vọng các trường học giúp trẻ em trở nên thông minh nhưng không chống lại xã hội, thể chất phù hợp nhưng không lầm lì, tự chủ nhưng hợp tác và sáng tạo trong khi vẫn sẵn sàng tiến lên đại học. Cho dù việc chúng ta hoàn thành mục tiêu đó sẽ gây tranh cãi.
Một cuộc khảo sát gần đây được thực hiện trên 165.000 học sinh trung học đã cho thấy chỉ có một nửa trong số đó có sự chuẩn bị cho việc học đại học.
Có lẽ đó là vì rất nhiều trách nhiệm mà chúng ta đưa vào trường học lại là việc làm phù hợp hơn dành cho phụ huynh. Có lẽ Alison đã tìm thấy thành công như vậy với Luke và Amanda, bởi vì cô có thể vượt qua công việc bận rộn và chỉ tập trung vào những gì con mình cần.
“Các trường học cố gắng đem đến tất cả các bài kiểm tra, các môn học và môn tự chọn để làm cho nó giống với thế giới thực”, cô nói. “Nhưng điều đó không bao giờ có thể xảy ra trừ khi bạn thực sự sống trong thế giới đó”.
Uniwriter, theo businessinsider
>>> Đây mới là cảnh giới cao nhất của giáo dục, đọc xong thấm thía…
>>> Cậu bé lớp 8 phát biểu: “giáo dục Việt Nam quá thối nát rồi”