Nga và Trung Quốc “khuynh đảo” nội bộ Phương Tây

15/04/15, 18:00 Tin Tổng Hợp
BizLIVE - Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với "Giấc mơ Trung Hoa" lẫn "Thế giới của Nga".

BizLIVE – Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với “Giấc mơ Trung Hoa” lẫn “Thế giới của Nga”.

Lính thủy Nga trong lễ kỷ niệm một năm sáp nhập Crimea, ngày 18/03/2015 – REUTERS/Maxim Shemetov

Nga áp đặt luật chơi trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc gây đảo lộn trật tự tài chính thế giới với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng AIIB. Mỗi bên theo cách riêng của mình đang thách thức trật tự thế giới đã được hình thành sau Đệ nhị Thế chiến, RFI bình luận.

Tờ Le Monde của Pháp số ra ngày Chủ nhật 12 và thứ Hai 13/4/2015 có bài bình luận đề tựa: “Náo loạn trong sân chơi của các ông lớn”.

Tác giả bài viết Sylvie Kauffmann ví không gian địa chính trị của chúng ta như sau: Trong không gian bé nhỏ đó, có hai cường quốc mà người ta tạm cho là những quốc gia mới trỗi dậy. Đây là cấp độ trung gian giữa sân chơi cho trẻ nhỏ và sân chơi người lớn. Lối vào sân chơi người lớn sẽ được tiến hành theo một quy định bất thành văn do một nhóm nhỏ những “ông lớn” trong sân áp đặt: đó là “tuyển chọn”.

Sân “ông lớn” chính là câu lạc bộ phương Tây, mà đứng đầu là một cường quốc có sức mạnh trội hơn hoặc chí ít cũng xấp xỉ với một số khác: đó là Hoa Kỳ.
Xung quanh “ông anh cả” này sẽ bao gồm nhiều quốc gia có cùng chung quyền lợi. Dĩ nhiên trong sân lớn đó cũng có những nhóm nhỏ hơn và đôi khi còn làm đối trọng với “anh cả” chẳng hạn như là “Liên hiệp Châu Âu”. Nhìn chung bầu không khí khá ôn hòa, dù thỉnh thoảng cũng có chút xung khắc nhưng rồi cũng vượt qua.

Nhưng giờ đây hai cường quốc mới trỗi dậy đó lại không chấp nhận luật chơi này. Trung Quốc và Nga, mỗi bên có cách riêng của mình, đang tìm cách thách thức và thay đổi trật tự trên, rũ bỏ vị thế “mới trỗi dậy” để có thể hội nhập vào sân các “ông lớn”.

“Thế giới Nga”

Nước Nga của ông Vladimir Putin đang tìm cách lấy lại vai trò cường quốc trong khu vực. Một vai trò mà Moscow đã bị tước đi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Nga phải rút quân khỏi các quốc gia Đông Âu vào năm 1989, nước Đức hợp nhất Đông – Tây, và Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991.

Một trật tự mới được hình thành, Phương Tây tỏ ra hài lòng về điều đó. Nhưng nước Nga thì không. Hai thập niên sau, ông Vladimir Putin khi lên cầm quyền đã bắt đầu có những phản ứng mạnh mà điển hình nhất vụ khủng hoảng tại Ukraine gần đây. Ông Putin không chấp nhận Kiev gia nhập phe phương Tây. Đối với ông, Ukraine phải thuộc về “thế giới Nga”. Để chứng minh rằng ông không hề đùa, Nga đã cho sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraine.

Rõ ràng là “nước Nga đã cắt đứt với hệ thống của hậu chiến tranh lạnh” theo như nhận định của ông Dmitri Trenin, chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Carnegie vào năm 2014. Nga phản đối Châu Âu mở rộng liên minh và sự phản đối đó được thực hiện bằng sức mạnh, bằng cách thay đổi đường biên giới và áp đặt sự hình thành Liên hiệp Á – Âu với các nước láng giềng như Belarus và Kazakhstan.

“Giấc mơ Trung Hoa”

Nếu như Nga sử dụng chiến thuật “địa chính trị”, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghĩ đến cái gọi là “địa kinh tế” để khẳng định ưu thế của mình trên chính trường quốc tế. Ngay từ đầu, Phương Tây không hề mảy may nghi ngờ, cứ nghĩ rằng đó chỉ là cách Bắc Kinh muốn gia nhập sân chơi. Nhưng một khi đã gia nhập rồi, Trung Quốc lại yêu sách về vai trò kinh tế của mình, vốn dĩ không ngừng gia tăng.

Đương nhiên đó là một lý lẽ không thể chối cãi được. Càng giàu, càng mạnh, thì người ta càng muốn được nhìn nhận một cách tương xứng. Đòi hỏi của ông Tập Cận Bình cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện được “Giấc mơ Trung Hoa”.

Khác với nước Nga của ông Putin, Trung Quốc của ông Tập Cận Bình còn là một đối trọng kinh tế không thể nào so sánh được của Hoa Kỳ hay Châu Âu.

Khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa” đó còn phải được đi kèm với hệ thống điều hành không minh bạch, xây dựng một đạo quân hùng cường và làm nổi sóng trên vùng Biển Đông, gây hốt hoảng cho các nước trong khu vực. Do đó, trong sân chơi các “ông lớn”, ai cũng phải dè chừng kẻ mới đến, tuy túi đầy tiền nhưng vẫn che giấu mọi ý đồ, tờ báo Pháp viết.

Bị nghi ngờ và không được giao chìa khóa sân chơi, Trung Quốc quyết định phản kháng theo cách riêng. Không những Bắc Kinh chỉ trích trật tự được hình thành hậu chiến tranh lạnh mà còn phê phán cả trật tự kinh tế được hình thành sau Thế chiến thứ hai, thông qua các thỏa thuận Bretton Woods ký kết năm 1994.

Vì không được giao một vị trí tương xứng với sức mạnh kinh tế trong các định chế tài chính quốc tế, như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu, Bắc Kinh tuyên bố thành lập một định chế riêng của mình là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng.

Phản ứng trái chiều của phương Tây

Điều lạ là từ hai sự việc trên phương Tây lại có những phản ứng trái ngược nhau. Trước sự thách thức của Nga, bất chấp những bất đồng trong khối, nhưng vào thời điểm quan trọng, phương Tây vẫn tỏ ra đoàn kết. Trong khi đó, đối với thách thức của Trung Quốc, Tây phương lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Chống lại ý kiến của Washington, và những cảnh báo về công tác quản lý của ngân hàng tương lai, lần lượt từng quốc gia kéo nhau tham gia vào định chế tài chính của Bắc Kinh. Châu Âu cũng như một số đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á, tất cả đều bị triển vọng phát triển kinh tế tại Châu Á làm cho mê hoặc.

Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận, thui thủi một góc, Hoa Kỳ giờ ngồi nghiền ngẫm lại cú tát đau điếng. Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với “Giấc mơ Trung Hoa” lẫn “Thế giới của Nga”.

MINH ANH

Tin liên quan
Cùng dòng sự kiện

Theo BizLive

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới