Năm thủ đoạn kiểm soát dư luận của các kênh truyền thông bẩn

03/08/20, 16:28 Thế giới

Ngày nay, thuận theo sự phát triển của truyền thông từ báo chí, tạp chí, phát thanh, điện ảnh, truyền hình, đến truyền thông mạng, truyền thông xã hội, truyền thông cá nhân xuất hiện,…vv thì tốc độ và phạm vi quảng bá, tuyên truyền đều được tăng cường rất nhiều, sức ảnh hưởng đối với xã hội và đại chúng cũng ngày một tăng lên.

Các kênh truyền thông đã sử dụng nhiều mánh khóe để hướng bạn đến một cảm xúc tất yếu mà họ đã định sẵn. (Ảnh qua Pinterest)

Tuy nhiên vì sự ỷ lại, tín nhiệm vào truyền thông cũng như về mặt nhận thức, người ta dễ có quan niệm “tiên nhập vi chủ” (cái gì vào trước thì làm chủ). Thêm nữa, nhiều hãng truyền thông đã vứt bỏ trách nhiệm đưa tin chân thực, bảo vệ đạo đức và lương tri của xã hội. Nhận thức rõ hiện trạng của truyền thông, và đưa truyền thông có trách nhiệm trở lại vào giai đoạn hiện nay đã trở nên vô cùng quan trọng.

Gần đây, QAnon – một tổ chức tình báo ẩn danh đã đăng nhiều bài viết liên quan đến truyền thông, các bài đăng của họ dường như đang muốn vạch trần sự lừa dối mà những kênh truyền thông đưa tin.

Ngày nay, các kênh truyền thông đã sử dụng nhiều mánh khóe trong những quyển sách bẩn để siết chặt cảm xúc của bạn với một vấn đề chính trị, hoặc hướng bạn đến một cảm xúc tất yếu mà họ đã định sẵn. Vậy nếu đa số những tin tức họ đưa ra là giả, thì họ đã làm cách nào để chúng ta không chút nghi ngờ? Làm cách nào để chúng ta không biết được mình đang bị lừa? Họ sử dụng các chiến thuật gì để đưa chúng ta đến kết luận đã được sắp đặt trước, khiến chúng ta bị cuốn theo những gì họ báo cáo? 

Trong bài viết này, những vấn đề trên sẽ được vạch rõ. 

Đầu tiên, liệu các bạn có thường chú ý đến sự khác biệt giữa báo chí truyền thống và báo chí hiện đại không?

Báo chí truyền thống

Báo chí truyền thống là cung cấp thông tin cho mọi người những gì đã “thực sự” diễn ra. Cung cấp thông tin cho công chúng để đưa ra lựa chọn hợp lý. Tin tức đó giúp mọi người có một sự hiểu biết chính xác về thế giới và các vấn đề của nó, đưa tin một cách khách quan về những gì đang xảy ra, đứng trên lập trường quan điểm chính xác nhất có thể. Nó phải chính xác về mặt kỹ thuật, mang tính trung lập, và là báo chí công dân.

Báo chí truyền thống chính xác về mặt kỹ thuật, mang tính trung lập, và là báo chí công dân. (Ảnh qua Pinterest)

Báo chí hiện đại

Vậy báo chí hiện đại là gì? Nó là tất cả những gì mà hiện tại bạn nên gọi là “báo chí vận động” thì sẽ đúng hơn, nhưng nó ngụy trang thành báo chí trung lập. Những câu chuyện được tường thuật nhằm mục đích, lợi dụng hình ảnh người đại diện trong câu chuyện cho vấn đề họ cần xúc tiến, và tường thuật câu chuyện từ quan điểm đó, nhằm mục đích tạo ra một cảm xúc gắn liền với một vấn đề chính trị. Lý do này thật đáng sợ bởi nó xử lý vấn đề theo góc độ cải biến quan điểm.

Chúng ta hãy tìm hiểu những thủ đoạn chuyên biệt mà các hãng truyền thông đang sử dụng.

Thông tin sai lệch

Thông tin sai lệch là dàn dựng các sự kiện sai lệch, giả tạo, hoặc rút ra một kết luận giả từ một sự việc có thật. Thông tin sai lệch có thể được dàn dựng, sau đó được lợi dụng để gây ảnh hưởng đến các báo cáo tin tức đáng tin cậy khác. 

Nói đơn giản, nó có thể bao gồm các kết luận sai được rút ra từ thông tin thật. Hoặc nó có thể bao gồm một lời nói dối với một chút sự thật. Mục tiêu cuối cùng của thông tin sai lệch là làm cho tin tức này lan truyền đến các hãng tin tức uy tín khác và được quảng bá. Sau đó thông tin sai lệch có thể sẽ được nhiều người hưởng ứng. Khi nó được lan truyền, lời nói dối sẽ có chỗ để tồn tại và ngày càng phát triển.

Mục tiêu cuối cùng của thông tin sai lệch là làm cho tin tức này lan truyền đến các hãng tin tức uy tín khác và được quảng bá. (Ảnh qua Twitter)

Chúng ta sẽ xem qua một ví dụ điển hình về điều này. Bạn có nhớ khi Tổng thống Trump đến Nhật Bản không? Các phương tiện truyền thông liên tục đăng video hành động ông đổ toàn bộ hộp thức ăn vào hồ cá Koi, và ngụ ý rằng hành động này của ông trông khá lố bịch. Nhưng sự thật là ông Trump đã đổ toàn bộ thức ăn trong hộp vào ao ngay sau khi ông Abe – Thủ tướng Nhật Bản đã làm như vậy trước đó vài giây, Trump đơn giản là hành động theo ông Abe và đó chỉ là văn hóa ứng xử lịch sự của khách mời. 

Tuy nhiên, các kênh truyền thông chỉ sử dụng một phần của video này ở đoạn Trump đổ thức ăn vào ao, mà cắt bỏ đoạn thủ tướng Nhật cũng làm như vậy trước đó vài giây. Vậy là 1 câu chuyện hoàn toàn khác đã được “biến hóa”, việc này gây náo động trên truyền thông trong nhiều ngày. Đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Khi tìm hiểu kỹ về các kênh truyền thông cánh tả, bạn sẽ thấy họ đã nhiều lần thực hiện những thủ đoạn giống như vậy.

Tương tự, khi chỉ trích băng đảng MS-13 khét tiếng, nhất là những thành viên đã vào Hoa Kỳ dưới diện dân nhập cư bất hợp pháp, Trump nói: “Chúng không phải là người. Chúng là thú vật, và chúng ta phải hết sức cứng rắn”. Tuy nhiên, các hãng truyền thông lớn ở Mỹ lại lập tức lấy tuyên bố của Trump khỏi ngữ cảnh này mà cáo buộc, ông nói dân nhập cư bất hợp pháp là thú vật. (MS-13 là băng đảng nguy hiểm nhất thế giới, nổi tiếng với những vụ giết người thuê, hoạt động mại dâm và buôn bán ma túy trên toàn cầu).

Học thuyết chú chó “phản xạ có điều kiện” của Ivan Pavlov

Câu chuyện như thế này, Ivan Pavlov cho chó ăn và rung chuông cùng lúc để huấn luyện chúng liên kết thức ăn với tiếng chuông. Theo thời gian, con chó chảy nước miếng khi nghe tiếng chuông reo, ngay cả khi không có thức ăn. Báo chí hiện đại dựa trên thí nghiệm này của Pavlov, các phương tiện truyền thông đã dùng học thuyết này để gắn chặt  ký ức của bạn về một vấn đề xã hội nào đó.

Thông qua một người hoặc một câu chuyện, bạn sẽ thấy có một kết nối cảm xúc với vấn đề xã hội đó. Thậm chí sau đó câu chuyện được chứng minh là giả, thì sự đính chính hay hiệu chỉnh lại cũng không gây được chú ý nhiều. Hãy thử nghĩ về những bài báo đính chính mà bạn đã từng thấy, nó thường nằm ẩn giấu đâu đó rất khó tìm trên bài báo hoặc trên website. Thậm chí chưa từng có 1 tin đính chính nào xuất hiện trong một chương trình tin tức lớn cả. 

Bạn có thể thấy đâu đó ở một số tờ báo nhưng chưa bao giờ thấy nó trên TV. Hầu như họ làm việc đó là có mục đích riêng. Thế nên sau khi câu chuyện được kể hoặc tuyên truyền ra, điều duy nhất còn đọng lại cho bạn là ký ức về cảm xúc liên quan đến vấn đề xã hội đó. Khiến rất nhiều người cảm thấy ghét một vấn đề gì đó trong khi họ không biết lý do tại sao.

Một số tờ báo chưa bao giờ thấy nó trên TV. Hầu như họ làm việc đó là có mục đích riêng. (Ảnh qua Twitter)

Một trường hợp nổi cộm về vấn đề này là môn tu luyện Pháp Luân Công. Môn tập rất tốt cho sức khỏe và cải thiện đạo đức, được hơn 100 triệu người theo học trên khắp thế giới. Tuy nhiên tại Trung Quốc, môn tập lại bị chính quyền độc tài cấm đoán, vu khống, đàn áp và bức hại. Điều đáng nói ở đây là vì lý do nào đó, Việt Nam cũng có những kênh truyền thông không tìm hiểu nguyên nhân thật sự, mà tuyên truyền sai trái và vu khống theo, cho rằng môn tu luyện khí công là tôn giáo, làm chính trị và nhà nước không cho phép. 

Nếu nhìn vào thực tế, điều này hoàn toàn ngược lại. Pháp Luân Công hoàn toàn hợp pháp và được công nhận ở Việt Nam cũng như trên hơn 70 quốc gia. Nhưng các kênh truyền thông cứ tùy tiện đăng bài tuyên truyền sai lệch, cũng không chịu trách nhiệm đứng ra đính chính khi sự thật về Pháp Luân Công được thế giới đưa ra ánh sáng. Những tờ báo lá cải với thông tin sai lệch đã dễ dàng đạt được mục đích là để lại trong đầu độc giả ấn tượng không tốt về môn tập này.

Thủ đoạn này hoàn toàn giống như câu nói của trùm phát xít Hitler: “Lời nói dối lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ trở thành sự thực”. Ngày nay, những chuyện “lộng giả thành chân” (biến giả thành thật) như vậy vẫn rất thường xảy ra. 

Hitler đã xây dựng sự nghiệp của mình từ những lời nói dối như vậy. Kẻ độc tài ấy luôn nhồi nhét trong đầu óc người dân thời bấy giờ cái gọi là học thuyết về người Đức thượng đẳng, rằng người Đức phải làm bá chủ thế giới. Hàng triệu thanh niên Đức đã lên đường không tiếc máu xương vì những lời mị dân như vậy.

Tuyên truyền kích động 

Tuyên truyền kích động còn gọi là tuyên truyền cổ động. Thủ đoạn này có nguồn gốc từ Liên xô cũ. Đầu tiên bạn phải hiểu khi thông tin sai lệch đang được tuyên truyền, thì thủ đoạn này sẽ được sử dụng cùng 1 lúc. Mục tiêu của họ là tạo ra khả năng tiềm tàng và sau đó cho bạn là một lối thoát khỏi tình huống đó.

Thế nên, nếu nó rót vào đầu bạn sự gây hấn, bạn sẽ muốn hành động kịch liệt để chống trả lại thứ đó. Còn nó rót vào đầu bạn cảm giác tuyệt vọng, bạn tuyệt nhiên sẽ không làm gì cả. Trung Quốc có câu nói miêu tả một cách sinh động vai trò của truyền thông dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ): “Tôi là con chó của Đảng, ngồi trước cửa nhà của Đảng, Đảng bảo cắn ai thì cắn người đó, bảo cắn bao nhiêu cái thì cắn bấy nhiêu cái.” 

Truyền thông dùng dối trá kích động thù hận, rồi phối hợp với bạo lực, tàn sát. (Ảnh qua Epoch Times)

Kỳ thực, đâu chỉ dừng lại ở vấn đề cắn mấy cái, mỗi lần vận động chính trị, đều là làm dư luận trước: Truyền thông dùng dối trá kích động thù hận, rồi phối hợp với bạo lực, tàn sát. Truyền thông trở thành bộ phận tổ hợp quan trọng trong cỗ máy giết người của ĐCSTQ.

Vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 (được gọi là Sự kiện “Lục Tứ”) là một ví dụ điển hình cho phương thức này. Tuyên bố sinh viên là “côn đồ bạo loạn”, lãnh tụ tối cao của Trung Quốc thời bấy giờ – Đặng Tiểu Bình và những nguyên lão của ĐCSTQ tin rằng: Các cuộc biểu tình là một mối đe dọa chính trị, và họ đã quyết định sử dụng vũ lực. 

Truyền thông nhiều quốc gia cáo buộc quân đội Trung Quốc đã sử dụng súng trường tự động, và xe tăng để tiến hành đàn áp mạnh tay, giết chết ít nhất vài trăm người biểu tình đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của quân đội về phía Quảng trường.

Tuy nhiên ĐCSTQ lại tuyên bố: “Quân đội chưa từng nổ súng vào bất kỳ ai, không có bất cứ thương vong nào trên quảng trường Thiên An Môn”. Nhưng theo thông tin từ trang CNN Money, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, SnapChat, dịch vụ của Google cùng hàng nghìn trang web đều bị cấm tại Trung Quốc thì sự thật luôn được phơi bày. Quả thật là không khó để điều khiển dư luận người dân Trung Quốc, khi họ không được phép tiếp cận hay đến gần với sự thật ngoài “Tường lửa”.

Năm 2001, một lần nữa thủ đoạn lại được thực hiện. Để dễ dàng có cớ cho việc bức hại Pháp Luân Công, chính quyền đã chế ra cái gọi là “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” để vu khống cho môn tu luyện tinh thần này, khơi dậy thù hận đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên khắp thế giới, khiến cuộc bức hại này leo thang lên một cấp. 

Theo báo cáo tại Geneva, ngày 14/8/2001, trong cuộc họp lần thứ 53 của Uỷ ban Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền trực thuộc Liên Hợp Quốc, vụ tự thiêu tại Thiên An Môn đã bị vạch trần ngay tại cuộc họp. Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) phát ngôn: Theo điều tra của chúng tôi, thủ phạm thực sự giết hại sinh mạng chính là chính quyền ĐCSTQ. Chúng tôi đã có được video của sự kiện này (Vụ tự thiêu), đồng thời rút ra được kết luận rằng chuyện này do một tay chính phủ dàn dựng. Đối diện với bằng chứng xác thực, đại diện của ĐCSTQ không nói được lời nào. Tuyên bố này đã được Liên Hợp Quốc lưu hồ sơ.

Chính quyền đã chế ra cái gọi là “Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” để khơi dậy thù hận đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc. (Ảnh qua Twitter)

Công tác tuyên truyền được cán bộ lãnh đạo các cấp đảng ủy của ĐCSTQ cực kỳ coi trọng, họ bố trí đội ngũ tuyên truyền rất nhiều. Tính đến cuối năm 2010, cả Trung Quốc có đến 1,3 triệu nhân viên biên chế công tác trong bộ máy tuyên truyền quốc gia. Trong đó, ban tuyên truyền ở cấp tỉnh và huyện có khoảng 56.000 người, đơn vị tuyên truyền cấp địa phương có khoảng 1,2 triệu người, cấp trung ương có khoảng 52.000 người. 

Những con số trên là chưa bao gồm một lượng lớn những người phụ trách việc giám sát và khống chế dư luận trên mạng như công an mạng, điều tiết viên, bình luận viên của Đảng và những người khác được thuê làm công tác tuyên truyền với các vai trò muôn hình muôn vẻ.

Cuộc chiến Meme 

Bạn có từng nghĩ Meme (được gọi là Ảnh chế trong giới trẻ) chính là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất của thời đại chúng ta hiện nay không? Meme là một quan niệm, hành vi, hoặc phong cách lan truyền từ người này sang người khác trong một nền văn hóa — thường với mục đích chuyển tải một hiện tượng, chủ đề, hoặc ý nghĩa cụ thể do Meme đại diện. Chúng ta hãy thử nghĩ có bao nhiêu Meme đã được tạo ra và dùng cho mục đích tuyên truyền, đặc biệt là mục đích tuyên truyền thông tin sai lệch?

Hiện nay bạn có thể nghĩ rằng, đây là những thứ xảy ra tự nhiên, là kết quả của những loại hình tin tức hoặc thông tin trong xã hội. Kiểu như có ai đó nắm giữ nội dung nào đấy, họ lên các trang web và đưa ra một meme, đúng không? Sự thật không phải thế. Một số memes thực sự được tạo ra hoặc được tài trợ bởi các nhóm lợi ích khác nhau, mục đích là dùng chúng như một quả bom của cuộc chiến thông tin. 

Nếu bạn nghĩ những điều này chỉ để mua vui thì nên suy nghĩ lại. Tại sao NATO cho xuất bản một tài liệu chính thức vào năm 2015 với toàn bộ phân đoạn được gọi là: “It’s time to embrace Memetic Warfare?” (tạm dịch: đã đến lúc nắm lấy thời cơ của cuộc chiến Meme).

Chiến tranh tâm lý

Để kết thúc phần này, chúng tôi muốn định nghĩa cho mọi người một thuật ngữ rất quan trọng, và cũng là thủ thuật cuối cùng của các hãng truyền thông. Những phóng viên lâu năm tại Thời báo Epoch Times đã giải thích chiến tranh tâm lý như thế này: Mục tiêu của chiến tranh tâm lý là thay đổi cách một người diễn giải thông tin.

Mục tiêu của chiến tranh tâm lý là thay đổi cách một người diễn giải thông tin. (Ảnh quaTwitter)

Nó có thể được sử dụng để tiêu diệt ý chí chiến đấu của một đội quân, bằng cách làm cho họ tin rằng họ đang ở phía sai trái. Hay để thay đổi việc giải thích sự thật và lịch sử, nhằm thúc đẩy các cuộc đấu tranh chính trị, hoặc để làm một cái gì đó đơn giản như thay đổi nhận thức về thương hiệu hoặc sản phẩm vì lợi nhuận.

Có một ví dụ điển hình cho điều này: Dựa trên kết quả bầu cử Mỹ mà nhận định thì Tổng thống Trump được một nửa dân Mỹ ủng hộ. Song truyền thông lại chỉ đứng về một phía, đây là hiện tượng bất bình thường. 

Trong hoàn cảnh đó, Tổng thống Trump bị công kích và lăng mạ vì ông chủ trương khôi phục truyền thống. Tư tưởng của ông và tư tưởng phản truyền thống của cánh tả cơ bản là không thể cùng tồn tại.

Điều càng khiến người ta lo lắng hơn chính là: Nhiều kênh truyền thông đã trở thành chất xúc tác để khuếch đại ngôn luận của phái cấp tiến, gia tăng mâu thuẫn xã hội, khơi dậy đối lập thù hận, gây chia rẽ trong dân chúng, theo đó mà càng khắc sâu rạn nứt trong xã hội. Cách làm đó có thể nói là đã đi đến mức không kể gì đến hậu quả, không ngại dùng phương kế, khiến người dân cũng như quốc gia lâm vào cảnh cực kỳ hỗn loạn và nguy hiểm.

Còn bạn thì sao? Bạn làm cách nào để trở thành những độc giả thông minh? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của các bạn về điều này nhé!

Tiểu Phúc (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng