Nam nữ khi kết hôn, vì sao nhà trai phải dùng kiệu hoa đi đón dâu?

Lễ cưới truyền thống Trung Hoa bao gồm các thủ tục cơ bản như: lễ nạp thái, lễ vấn danh, lễ nạp cát, lễ nạp chinh, lễ thỉnh kỳ và lễ thân nghinh. Trong đó lễ đón dâu được tổ chức long trọng nhất và người xưa thường dùng “kiệu hoa” để đón dâu.

Dùng kiệu hoa đón dâu là phong tục truyền thống của Trung Hoa. (Ảnh qua 搜狐)

Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, sau quá trình tìm hiểu. Nó khẳng định xã hội đã thừa nhận một tình yêu. Hôn nhân là sự thống nhất giữa tình yêu và trách nhiệm giữa hai người. Người xưa quan niệm hôn nhân là một việc hệ trọng, có tính quyết định cả cuộc đời con người nên các nghi thức của lễ cưới được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo truyền thống để lại.

Do chịu ảnh hưởng lâu đời của Khổng giáo nên hôn lễ của người xưa được ràng buộc bởi nhiều nghi thức. Người Trung Hoa xưa rất trọng lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân truyền thống nhất thiết phải “môn đăng hộ đối” và thực hiện đủ “tam thư, lục lễ”. Về tập tục cưới xin, từ xưa đến nay luôn có sự thay đổi nhưng luôn tạo được bầu không khí long trọng, náo nhiệt, vui vẻ, may mắn.

Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:

Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn (quyết định xin cưới), nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” (chim nhạn) để tỏ ý đã lựa chọn cô dâu và gia đình thông gia ấy.

Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.

Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.

Lễ nạp chinh: là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, bằng chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu.

Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về. Trong lễ rước dâu này, nhà trai thường dùng kiệu hoa để nghênh đón tân nương, đây cũng là tập tục được lưu truyền từ rất lâu đời.

Cô dâu chú rể làm lễ trong ngày cưới. (Ảnh: internet)

Kiệu hay còn gọi là “dư”, là phương tiện dùng để đi lại của thời xưa. Theo nghiên cứu, kiệu dùng cho việc cưới xin bắt đầu từ thời nhà Tống, sau dần trở nên thịnh hành, từ đó kiệu còn có tên gọi khác là kiệu hoa, kiệu hỉ, kiệu màu.

Do kiệu hoa dùng để đón cô dâu tới nhà chú rể làm lễ thành hôn, mà với người Trung Quốc, màu đỏ lại tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ, vì thế kiệu hoa thường được trang trí rất đẹp, màn kiệu thường làm bằng vải màu đỏ, trên đó có thêu nhiều tranh vẽ nổi tiếng như: đan phượng triều dương, mẫu đơn phú quý, bạch tử nghênh phúc v.v, để thể hiện sự vui mừng, may mắn, do đó kiệu hoa còn được gọi với tên là kiệu hoa đỏ.

Người xưa rất coi trọng và chú ý đến việc đón dâu bằng kiệu hoa. Từ sáng sớm hôm đón dâu, kiệu phải được khênh đặt trước cửa nhà trai, đồng thời họ phải đốt pháo đón mừng, gọi là “kiệu sáng”, chính là để thông báo với mọi người rằng, gia đình họ sắp có việc mừng. Khi tới giờ lành, hòa chung với tiếng nhạc vui nhộn, người phụ trách đón dâu sẽ cầm chiếc đèn dầu soi vào trong kiệu vài lần, gọi là “chiếu kiệu”, dụng ý để trừ tà, cầu phúc.

Sau khi “chiếu kiệu” xong, còn phải đặt một chiếc “hộp may mắn” vào trong đó, để cầu chúc cho cô dâu chủ rể sau này có cuộc sống an lành, sung túc. Sau khi kết thúc những thủ tục này, kiệu hoa sẽ được khênh tới nhà gái để đón dâu, trên đường đi, kiệu không được để trống mà phải có một cậu bé ngồi trên đó, gọi là “áp kiệu”.

Khi đón dâu trở về, nếu đi qua miếu, nhà thờ, giếng, sông, mộ thì chú rể phải lấy tấm chăn nỉ màu đỏ che kiệu hoa, để trừ tà. Nếu gặp đám tang, người đón dâu phải nói: “Hôm nay may mắn, gặp được tài lộc”, ở đây có dụng ý sử dụng từ đồng âm “nhìn thấy tài lộc” để thay thế cho từ “quan tài”.

Phong tục xưa kia, chỉ có người lấy chồng lần đầu mới được ngồi kiệu hoa, góa phụ khi tái hôn nhiều nhất chỉ có thể ngồi “kiệu vải”. Kiệu vải giống như chiếc ghế mây, bốn mặt che bằng mành vải xanh, chỗ ngồi đặt một tấm vải mỏng, cán kiệu được làm bằng hai thanh trúc màu xanh. Còn như lấy vợ bé, ở một số nơi có thể ngồi kiệu hoa, một số nơi thì không.

Do đó, con gái thời xưa cả đời nhiều nhất cũng chỉ được ngồi kiệu hoa một lần, tục ngữ nói: “Gái lớn chỉ một lần ngồi kiệu hoa”, chính là có ý này. Cho nên, ngồi kiệu hoa có ý nghĩa đặc biệt với người con gái thời xưa, nó chứa đựng hàm ý “có cưới hỏi đàng hoàng hay lần đầu tiên kết hôn”.

Thời xưa, kiệu chính là phương tiện thay thế việc đi bộ của những người có chức quyền, địa vị và cả những gia đình giàu có trong xã hội. Sau khi nhà Tùy đặt ra chế độ khoa cử, để thể hiện sự coi trọng hiền tài, tất cả những người thi đỗ tiến sỹ, cử nhân, triều đình đều sẽ dùng kiệu để nghênh đón.

Còn cưới xin là việc trọng đại cả đời, cũng được mọi người coi trọng giống như thi đỗ công danh vậy, do đó việc cưới hỏi của người dân cũng cho phép cô dâu ngồi kiệu hoa, vừa thể hiện sự long trọng, lại mang ý nghĩa vui tươi, náo nhiệt.

>>> Hoa lài – Loài hoa đến từ Phật quốc, hương thơm kỳ diệu truyền tụng ngàn năm

>>> Tầm quan trọng của ngôn ngữ với người Hawaii

Tuệ Tâm, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

    Bí ẩn khiến nền văn minh Atlantis huy hoàng chìm xuống đáy biển

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?