Tháng 6, là thời kỳ đẹp nhất của hoa lài, loài hoa tượng trưng cho sự xinh đẹp, ngọt ngào và hạnh phúc. Từng phiến lá xanh biếc như làn sóng giữa biển xanh, màu trắng ngà của hoa lài lan tỏa mùi hương nồng thắm…

Hoa lài – Loài hoa đến từ Phật quốc, hương thơm kỳ diệu truyền tụng ngàn năm. (Ảnh: blogspot)

Hoa lài có trắng, có đỏ, cũng có tím. Hoa lài đỏ diễm lệ, không có mùi hương, hoa lài tím tương đối ít gặp, hoa lài trắng tỏa hương nồng đậm, thường được sử dụng nhiều, trở thành biểu tượng của hoa lài.

Hoa lài, đệ nhất hoa của phương Nam

Hoa lài đến từ Ấn Độ, Pakistan, vốn ưa thích khí hậu nóng ẩm, trở thành loài hoa đặc biệt ngát hương của các quốc gia phía Nam. “Hoa lài“, tiếng hoa đọc là “Molly”, là một dịch âm từ tiếng Phạn Mallika. Theo cách hiểu khác nhau đã sinh ra không ít cách gọi cùng âm khác chữ như “mạt lệ”, “bôi lỵ”, “một lợi”, “mạt lợi”, “bôi lệ”… đều là hoa lài.

Mấy ngàn năm trước, người Trung Quốc đã biết đến hoa lài từ vùng đất phía Tây mang đến. Tác giả Kê Hàm của triều Tấn trong “Nam phương thảo mộc trạng” gọi hoa lài là “mạt lợi”, khi đó người phương Nam yêu thích hương thơm của hoa lài nên thường gieo trồng cạnh nhà.

Trong sách “Nam Việt hành ký” có câu: “Cảnh sắc ở Nam Việt, ngũ cốc không có gì thú vị, trăm hoa không thơm, chỉ có hoa lài và tố hinh, hai loài hoa này đặc biệt tỏa hương thơm”.

Triều Tống trong hoa viên Lạc Dương xuất hiện loài hoa đến từ phương xa này. Trong “Lạc Dương danh viên ký” có ghi lại như sau: “Cỏ lạ phương xa như tử lan, hoa lài, hoa quỳnh, các loại trà trên núi, mang tiếng khó trồng, nhưng đều có thể trồng tại Lạc Dương”. Điều này nói rõ hoa lài là hoa ở phía Nam Trung Quốc, phía Bắc chỉ có Lạc Dương mới có.

Hoa lài hiếm thấy, hương thơm lan tỏa, vào triều đại Nam Tống, La Nguyện đã cho loài hoa này mỹ danh “Đông Nam đệ nhất hoa”.

Hoa lài trong cung Nam Tống tỏa hương giải nhiệt

Hoa lài trong cung Nam Tống tỏa hương giải nhiệt. (Ảnh: Internet)

Triều đại Nam Tống đã lấy đất Hàng Châu ở phía Nam làm kinh đô, vào mùa hè đất Nam ngào ngạt hương thơm của hoa lài đã trở thành loài hoa giúp nội cung tránh nóng. Các phòng rộng lớn trong cung đặt mấy trăm bồn hoa lài, tố hinh, sau đó dựng lên những bánh xe gió cỡ lớn, cứ thổi cứ thổi, khiến cho toàn bộ cung điện ngập tràn hương thơm trong trẻo.

Không chỉ có ở trong cung đình đại nội, các nhà thơ cũng rất yêu thích hương thơm của hoa lài nhỏ bé trắng ngọc. Thi nhân Lưu Khắc Trang nói về hoa lài: “Một cành hoa tỏa hương cả phòng, trời nóng cảm thấy hoa ngọc mát lạnh”.

Hoa lài không tư lợi, là loài hoa đến từ Phật quốc

Hoa lài nổi tiếng nhất trong các loại trà hoa cỏ. (Ảnh: Internet)

>>> Tinh hoa hội tụ trong văn hóa ẩm thực Huế

Vào triều đại Nam Tống, danh thần Vương Thập Bằng (1112—1171) đã gọi hoa lài là “một lợi” (không tư lợi), hoa lài chỉ cần nhìn đã thấu tâm hiểu tính, buông bỏ lợi ích của bản thân.

Vào mùa hè dài, bên trong trà hoa lài, lại nghe thấy được hương mùa xuân. Hoa lài nổi tiếng nhất trong các loại trà hoa cỏ. Hương thơm mùa xuân đã giao lại vào trà hoa lài cho mùa hè dài đằng đẵng.

Trà hương hoa lài, có thể nói là đại diện cho trà hoa của Trung Hoa, lừng danh trong và ngoài nước. Đem nụ hoa lài để trong lá trà tạo mùi hương, khiến lá trà nhuộm hương hoa lài, làm thành trà hương, chính là trà hoa lài.

Xưa nay trà hoa lài Phúc Kiến nổi tiếng nhất, Phúc Châu là nơi bắt nguồn của trà hoa lài. Nông dân địa phương trồng chè đem nụ hoa lài dùng để làm trà đã qua lịch sử rất lâu. Nghe nói, người Phúc Kiến đã đến hải ngoại, nhớ nhung nhất mùi hương quê nhà chính là vị trà hoa lài.

Vào triều đại Nam Tống, văn hóa uống trà cực thịnh suốt cả triều đại, Tô Châu cũng phát triển trà hoa lài, nhưng tiếc rằng văn hóa này đã thất truyền. Hương gió như hữu tình, thổi mảnh vải bay đi thì hương tuyết đến. Điểm lặng này vẫn còn lưu lại trong ký ức của văn hóa mà tỏa hương.

Hoa lài kỳ diệu vô cùng

Hoa lài có thể ngắm, có thể uống, hương thơm của hoa lài từ xưa nay còn dùng làm tinh dầu, nước hoa, dược liệu. Hái đóa hoa về cất, giữ được vị thuốc của hoa, có công hiệu giúp lưu thông khí huyết, kiện tỳ, làm đẹp. Tuy nhiên rễ hoa lài cũng chứa thành phần làm tê trung khu thần kinh, có độc tính tự nhiên, nên không thể dùng quá liều.

Trong “Bản thảo cương mục”, Lý Thời Trân nói công dụng của hoa lài có rất nhiều: “Hoa đều nở vào đêm, người phụ nữ có thể dùng làm trang sức, hoặc làm son môi. Cũng có thể pha trà, hoặc chưng lấy tinh dầu”. Còn một loại hoa lài tím, có thể dùng làm son phấn trang điểm.  

Lá non của hoa lài dùng để chưng đậu hũ, là tuyệt phẩm vùng thôn dã. Lá hoa lài giúp thanh nhiệt, giải cảm, lợi tiểu. Thu thập những cành non hoa lài mới mọc, đem rửa sạch, hấp cùng đậu hũ, chính là tuyệt phẩm, ở Nhật Bản thứ này có thể xem là vật tuyển chọn đặc biệt.

Lá non của hoa lài dùng để chưng đậu hũ, là tuyệt phẩm vùng thôn dã. (Ảnh: Internet)

>>> Lễ Tạ ơn mùa màng – Nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Nhật Bản

Một đóa hoa lài nhỏ bé xinh đẹp lại công dụng vô cùng, cũng chính là loài hoa mà mấy ngàn năm trước từ Phật quốc xa xôi truyền đến Trung Hoa. Một bài hát dân gian “Hoa lài”, vào thế kỷ 18 đã từ Trung Quốc mà được đưa vào ca kịch của phương Tây, trở thành ca khúc nổi tiếng thế giới. Hoa lài tình vẫn sâu đậm, trong mộng vẫn còn cảm thấy mùi hương bên tóc mai.

Natalie, theo NTDTV