Mỹ có thể cấm quan chức Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh

03/06/19, 09:15 Trung Quốc

Quan ngại về vấn đề Pháp Luân Công Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ đang tìm cách ngăn chặn các quan chức Trung Quốc liên quan tới bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh vào Mỹ, theo thông tin từ một trang web tại Mỹ chuyên báo cáo về cuộc bức hại môn tu luyện tinh thần này.

Mỹ có thể cấm quan chức Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công nhập cảnh
Những người tập Pháp Luân Công kháng nghị ôn hòa về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra tại Trung Quốc, ở Quảng trường Trafalgar, Luân Đôn, Anh, ngày 22/4/2018. (Ảnh: Shutterstock)

Mỹ từ chối thị thực quan chức bức hại Pháp Luân Công

Theo một bài viết đăng trên trang web Minghui.org hôm 31/5, Bộ Ngoại giao Mỹ có kế hoạch tăng cường giám sát kỹ lưỡng việc xin thị thực của các quan chức nước ngoài đã từng tham gia vào hành vi vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Theo bài viết của Minghui.org, các quan chức này có thể bị từ chối thị thực nhập cư hoặc không nhập cư (chẳng hạn như thị thực du lịch hoặc kinh doanh). Trong khi đó, những người đã được cấp thị thực rồi cũng có thể bị chặn di trú vào nước Mỹ.

Theo Điều 212, Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch Mỹ, bất kỳ cá nhân nào đang là quan chức chính phủ nước ngoài mà chịu trách nhiệm hoặc đã từng trực tiếp thực hiện những vi phạm nghiêm trọng đặc biệt tự do tôn giáo tại bất kỳ thời điểm nào, thì đều không được phép nhập cảnh vào Mỹ.

Các hành vi vi phạm nghiêm trọng đặc biệt tự do tôn giáo bao gồm các vi phạm tự do tôn giáo có hệ thống, liên tục, nghiêm trọng như tra tấn hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm hoặc trừng phạt; gây ra sự mất tích của những người bị bắt cóc hoặc giam giữ bí mật những người đó; hoặc từ chối trắng trợn quyền sống, tự do hay an toàn của con người.

Như là một phần của đánh giá này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên lạc với các nhóm tín ngưỡng, tôn giáo về sự giám sát tăng cường của họ. Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã từng yêu cầu các học viên Pháp Luân Công tại Mỹ chuyển danh sách các quan chức mà họ biết có liên quan tới bức hại Pháp Luân Công Trung Quốc, bài viết của Minghui.org cho biết.

Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc

Pháp Luân Công hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tự cải biến bản thân với các bài tập thiền định dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Môn tu luyện này được giới thiệu ra công chúng tại Trung Quốc vào năm 1992 và đã nhanh chóng phổ biến, lan rộng từ Trung Quốc tới hơn 80 quốc gia.

Theo khảo sát của nhà nước Trung Quốc, môn tu luyện tinh thần này đã đạt tới hơn 70 triệu học viên vào năm 1999. Trong khi, những người tu luyện Pháp Luân Công ước tích số lượng người theo tập tại Trung Quốc đã vượt trên 100 triệu người vào 20 năm trước.

Do lo sợ rằng sự phổ biến của Pháp Luân Công sẽ gây tổn hại cho sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào tháng 7/1999, lãnh đạo chế độ Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc.  Những người tu luyên Pháp Luân Công bị vây bắt và bị đưa tới các nhà tù, trại lao động và các trung tâm tẩy não, nơi họ thường bị tra tấn để ép họ phải từ bỏ đức tin của mình vào Chân – Thiện – Nhẫn. Sự đàn áp này vẫn tiếp tục tại Trung Quốc cho tới ngày nay.

Chính phủ Mỹ thực hiện nghiêm túc luật hạn chế nhập cảnh

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Washington D.C Lai Shantuo đã xác nhận với The Epoch Times rằng các đại diện của hiệp hội đầu năm nay đã gặp các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan tới hành động mới này của cơ quan ngoại giao liên bang. Các quan chức đã nói với đại diện của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Washington D.C rằng mặc dù luật hạn chế nhập cảnh đã tồn tại từ lâu, nhưng chính phủ Mỹ chỉ bây giờ mới thực hiện nó một cách nghiêm túc.

“Điều này cho thấy chính phủ Mỹ đã bước vào một giai đoạn mới trong mối lo ngại của họ về cuộc đàn áp người dân có đức tin trên toàn thế giới, đặc biệt liên quan tới Trung Quốc – chế độ vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất thế giới,” bà Lai Shantuo nói.

Bà Lai Shantuo nói thêm rằng sự tiến triển này là cảnh báo cho các quan chức liên quan tới bức hại Pháp Luân Công Trung Quốc, đặc biệt là những người đang có ý định tới thăm hoặc trốn chạy sang Mỹ. “Điều này gửi cho họ một thông điệp rằng họ không thể bức hại Pháp Luân Công.” Bà Lai Shantuo nói.

Một pháp ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, trong thư điện tử gửi The Epoch Times, đã không trả lời những câu hỏi liên quan đến việc xác nhận các biện pháp nêu trên của Bộ Ngoại giao, nhưng người này có nói rằng: “Mỹ tìm cách đảm bảo rằng các cá nhân đã từng vi phạm nhân quyền không thể đảm bảo nơi cư trú an toàn tại Mỹ.”

“Có một số nhóm không đủ điều kiện xin cấp thị thực Mỹ, những nhóm này đã từng tham gia vào các hành vi vi phạm nhân quyền hoặc tham nhũng, trong đó có các quan chức chính phủ nước ngoài đã từng tham gia vào việc vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

Cảnh tập Pháp Luân Công Trung Quốc trước khi bị bức hại vào 20/7/1999
Cảnh tập Pháp Luân Công Trung Quốc trước khi bị bức hại vào 20/7/1999 (Ảnh: minghui.org)

Chính phủ các nước quan ngại về cuộc bức hại Pháp Luân Công Trung Quốc 

Trước đó, vào năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký một tuyên bố tổng thống đình chỉ nhập cảnh Mỹ theo dạng thi thực nhập cư hoặc không nhập cư đối với những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

“Sự tôn trọng phổ quát đối với nhân quyền và luật nhân đạo và ngăn chặn tội ác tàn bạo trên phạm vi quốc tế thúc đẩy các giá trị Mỹ và các lợi ích cơ bản của Mỹ,” tuyên bố của tổng thống Obama nói.

Trong khi đó, đầu năm nay đại sứ Mỹ về tự do tôn giáo Sam Brownback cũng đã có bài phát biểu đáng chú ý tại Câu lạc bộ các phóng viên quốc tế thường trú tại Hồng Kông, trong đó kêu gọi chế độ Bắc Kinh phải chấm dứt tất cả các hình thức bức hại tôn giáo tại Trung Quốc.

“Chính phủ Trung Quốc đang có chiến tranh với đức tin. Đó là một cuộc chiến mà họ sẽ không thắng,”ông Brownback nói hôm 8/3.

Đây không phải là lần đầu tiên một chính phủ quan ngại về bức hại Pháp Luân Công Trung Quốc đã có động thái cấm các quan chức Trung Quốc nhập cảnh vào nước họ.

Năm 2017, một lực lượng đặc nhiệm chung bao gồm nhiều cơ quan khác nhau của chính phủ Đài Loan đã từ chối cho phép nhập cảnh đối với ít nhất ba quan chức ĐCSTQ và các thành viên của “các nhóm trao đổi nghề nghiệp” của họ, vì những người này có liên quan tới bức hại các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Lực lượng đặc nhiệm chung của Đài Loan đã tuyên bố thêm rằng bất kỳ quan chức ĐCSTQ nào liên quan tới “Phòng 610” – một cơ quan của ĐCSTQ đứng trên luật pháp được thành lập vì mục đích duy nhất là thực hiện bức hại Pháp Luân Công, sẽ không được phép vào Đài Loan trong tương lai.

Theo The Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng