Một môn công Pháp phương Đông đã thay đổi cuộc đời giới tinh hoa phương Tây như thế nào?

29/11/18, 22:48 Pháp Luân Công, Tri thức
Một môn công Pháp phương Đông đã thay đổi cuộc đời giới tinh hoa phương Tây như thế nào?
Một môn công Pháp phương Đông đã thay đổi cuộc đời giới tinh hoa phương Tây như thế nào?

Ngày 10 tháng 5 năm 2018 tại quảng trường liên hợp Mahattan, một cô ca sỹ phương Tây đứng trên sân khấu ở quảng trường hát một bài hát tiếng Trung. Tiếng hát chan chứa tình cảm sâu sắc, khỏe khoắn trong trẻo cảm động lòng người. Cô mặc chiếc váy dài nền xanh lam in hoa, mái tóc đẹp thả ngang lưng, đôi mắt trong sáng, hàm răng trắng muốt, trên gương mặt xinh đẹp nở một nụ cười ấm áp. Khúc hát vừa xong, cô cúi mình cảm tạ khán giả, dưới sân khấu vang lên tiếng vỗ tay hoan hô kéo dài.

Một môn công Pháp phương Đông đã thay đổi cuộc đời giới tinh hoa phương Tây như thế nào?
Một môn công Pháp phương Đông đã thay đổi cuộc đời giới tinh hoa phương Tây như thế nào?

Cô là ca sỹ chuyên nghiệp Mika Hale, ca khúc cô hát là “Đời đời chỉ vì đời này thôi”.  Ai có thể tưởng tượng được 10 năm trước, cuộc đời cô đầy nỗi vô vọng: “Các mối quan hệ của tôi hỗn loạn, đặc biệt quan hệ với những người trong gia đình vô cùng căng thẳng. Năm 2007, tôi hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc đời, thậm chí hàng ngày tôi ra ngoài cửa sổ cầu nguyện: cầu mong tôi bị giết chết để được giải thoát”.

Ca sỹ Mika Hale (Ảnh: Epoch Times)
Ca sỹ Mika Hale (Ảnh: Epoch Times)

“Tất cả những điều này đã thay đổi sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Công. Tôi có thể nói chuyện tâm giao với người nhà. Quan hệ với mẹ, với em gái, với con cũng tốt lên một cách kỳ diệu”.

Là một người tu luyện Pháp Luân Công, Mika Hale tham gia các hoạt động chúc mừng sinh nhật người sáng lập Pháp Luân Công Ngài Lý Hồng Chí, và kỷ niệm 19 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới ở New York trong thời gian 4 ngày. Lời ca của cô biểu đạt tiếng lòng mình, cũng đại diện cho tấm lòng cảm ân của trăm triệu học viên Pháp Luân Công. Đúng như lời nói của một học viên Pháp Luân Công: “Nếu một thầy thuốc chữa khỏi cho tôi chứng bệnh nan y, tôi sẽ cảm kích ông cả cuộc đời. Nếu một người thầy dạy cho tôi chân lý đích thực của đời người, tôi sẽ vĩnh viễn tôn kính ông. Nếu một người cứu tôi từ bên bờ hủy diệt, tôi sẽ muôn đời muôn kiếp không quên ân đức Ngài, mà Ngài chính là ân nhân như vậy!”.

Pháp Luân Công lấy “Chân Thiện Nhẫn” làm nguyên lý chỉ đạo, bao gồm 5 bộ công pháp luyện động tác. Ngài Lý Hồng Chí truyền ra công chúng lần đầu tiên vào ngày 13-5-1992 ở Trường Xuân Trung Quốc. Từ đó, người truyền người, tâm truyền tâm, số người tu luyện tăng nhanh. Tháng 3 năm 1995, Ngài Lý Hồng Chí được mời đến Paris truyền công pháp ra nước ngoài. Đến nay, Pháp Luân Công đã hồng truyền hơn 120 nước và khu vực trên thế giới, khiến dân chúng các dân tộc được lợi ích về cả thân và tâm. Sách “Chuyển Pháp Luân” được dịch ra 40 thứ tiếng và phát hành trên toàn cầu. Bản thân Ngài Lý Hồng Chí 4 lần được đề cử giải Nobel hòa bình.

Dưới đây là câu chuyện tu luyện của một bộ phận các học viên Pháp Luân Công phương Tây:

Con trai nhà tài phiệt bất động sản Canada: “Tôi thể nghiệm được thế nào là từ bi và thương xót chân chính”

Con trai nhà tài phiệt bất động sản Canada: Joel Chipkar (ngoài cùng bên phải) (Ảnh: Epoch Times)
Con trai nhà tài phiệt bất động sản Canada: Joel Chipkar (ngoài cùng bên phải) (Ảnh: Epoch Times)

Cha anh là nhà tài phiệt bất động sản tay trắng dựng cơ đồ, thực lực hùng hậu. Anh nối nghiệp cha, nỗ lực làm việc và kiếm được rất nhiều tiền. Anh đã từng truy cầu vô độ đối với thời trang và xe hơi cao cấp, mặc thời trang Hugo Boss và áo sơ mi Versace 500 USD một chiếc. Anh đã dùng 18 chiếc xe hơi đắt tiền, và cũng có nhiều bạn gái như vậy, còn tiêu xài xa xỉ nhiều thứ khác…

Nhưng khi ngoài 30, anh bắt đầu cảm thấy không thỏa mãn với cuộc sống và của cải của mình. Tuy trong đầu luôn nghĩ một cách không tự chủ phải làm một việc gì đó, nhưng bất kể làm việc gì, anh đều không thể nào thoát khỏi cảm giác trống rỗng. Bất kể làm cái gì, cũng chỉ giống như đang làm khuếch đại cái trống rỗng mà bản thân mình cảm thấy mờ mịt.

Để tìm giải thoát tinh thần, anh nghỉ phép một năm, tới Ai Cập, Israel và Ấn Độ, gặp các lãnh tụ hết tôn giáo này đến tôn giáo khác, tham quan hết chùa này đến chùa khác. Cuối cùng, anh cảm thấy có lẽ chỉ cần có tiền, ai cũng có thể cho anh một đáp án. Nhưng những đáp án đó đều không giải quyết được những nghi hoặc trong tâm anh.

Hơn một năm sau khi anh từ Ấn Độ trở về, mẹ anh biết được một môn công pháp phương Đông lâu đời – Pháp Luân Công. Điều đầu tiên khiến anh chú ý là: Pháp Luân Công không thu phí. Nguyên tắc này của Pháp Luân Công khiến anh kính trọng, anh bắt đầu luyện công cùng với mẹ.

Công pháp của Pháp Luân Công rất đơn giản, năng lượng lại vô cùng lớn mạnh. Sau khi luyện công, anh kinh ngạc vui mừng phát hiện ra cuối cùng anh cũng đã có thể kiểm soát được cái đầu của mình.

“Tối hôm đó, tôi ngủ ngon như một đứa trẻ”.

“Trong mấy tháng tiếp theo, tôi thể nghiệm được thế nào là từ bi và thương xót chân chính. Tôi cảm thấy rất bình thản và hài lòng, đạo đức nghề nghiệp cũng có cải thiện. Thậm chí trước khi cha tôi qua đời, tôi đã hàn gắn được rạn nứt giữa ông và tôi”.

Trên đây là chia sẻ trải nghiệm tu luyện mà Joel Chipkar, con trai của tài phiệt bất động sản Canada đã gửi cho Minh Huệ Net để chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới năm 2018.

Cũng giống như ở Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công nước ngoài phân bố khắp mọi ngành nghề trong xã hội, cũng có không ít những người thuộc giới tinh hoa các lĩnh vực.

Vận động viên đạt huy chương đồng Olympic mùa đông: Pháp Luân Công là phương thức giữ trạng thái thân thể đỉnh cao tốt nhất

Martins Rubenis – vận động viên nổi tiếng của Latvia (thứ 2 từ trái sang) (Ảnh: Epoch Times)
Martins Rubenis – vận động viên nổi tiếng của Latvia (thứ 2 từ trái sang) (Ảnh: Epoch Times)

Martins Rubenis là vận động viên nổi tiếng của Latvia, nhưng bệnh tật triền miên. “Khi đó tôi chỉ hơn 20 tuổi, cảm giác như đã 45, đau lưng, cơ bắp cũng đau, khiến tôi không thể nào đạt được trạng thái thi đấu tốt nhất”.

Năm 2005, Martins bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau vài tuần, các bệnh tật và chấn thương do thể thao gây ra đều không cánh mà bay.

Năm 2006 tại Thế vận hội Olympic mùa đông Torino, anh lại bước lên đỉnh cao sự nghiệp thể thao, đạt được huy chương đồng trượt băng đơn nam.

Martins xúc động nói: “Tôi không còn phải dùng thuốc, những năm gần đây, thậm chí tôi còn không cần xoa bóp trị liệu. Công pháp nhẹ nhàng và đả tọa của Pháp Luân Công tuyệt đối là phương thức nâng cao sức khoẻ, giữ trạng thái thân thể đỉnh cao tốt nhất”. “Lúc này tôi trượt tuyết không còn tâm lý cạnh tranh với các vận động viên khác, thi đấu trở thành hành trình tươi đẹp chiến thắng chính mình”.

Martins Rubenis đang tập bài công pháp số 2 của Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times)
Martins Rubenis đang tập bài công pháp số 2 của Pháp Luân Công (Ảnh: Epoch Times)

Năm 2014 tại Thế vận hội mùa đông Sochi, Rubenis lại lần nữa xuất trận, cùng đồng đội đạt được huy chương đồng trượt tuyết tiếp sức.

Rubenis bày tỏ, trước kia anh khá tự tư ích kỷ. Ví dụ, anh luôn đem chiếc gậy trượt tuyết tốt tinh xảo mà anh thiết kế, chế tạo cất giấu đi, không để đối thủ nhìn thấy. Sau khi tu luyện Đại Pháp, anh không còn làm như thế nữa. Trước khi thi đấu, anh để gậy trượt tuyết ra cho mọi người thấy, ai cũng có thể đến xem được, không có giữ bí mật.

Anh nói: “Tôi ý thức được, tôi cần phải vô tư vô ngã hơn nữa. Chúng ta phải buông bỏ thì mới đắc được. Khi tôi chia sẻ cùng người khác, thì cũng đắc được tri thức mới, những ý tưởng mới cũng xuất hiện. Tình hình thực sự là như thế”.

Sau khi nghỉ thi đấu, Rubenis làm huấn luyện viên đội tuyển thể dục quốc gia Latvia, đồng thời còn phụ trách thiết kế loại gậy trượt tuyết mới. Anh nói: “Tôi cảm thấy tôi trở nên ngày càng khiêm tốn, vô tư vô ngã, đó không phải là vì bản thân mà làm, mà là giúp người khác đạt được mục tiêu. Tuy tôi ở tuyến sau, nhưng chức trách của tôi còn quan trọng hơn trước”.

“Thể thao chỉ là một bộ phận cuộc sống của tôi, Pháp Luân Công thực sự đã thay đổi cả cuộc đời tôi”. Anh nói, điều tốt đẹp của tu luyện Pháp Luân Công là ở chỗ “mỗi cá nhân có ý nguyện, có dũng khí thay đổi chính mình”.

Thanh niên nghiện ma túy người Bỉ trở về với chính Đạo

Ở Bỉ, ba cha con Benas cùng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Người con trai út John đắc Pháp đầu tiên. Trước đó, anh đã từng bước vào con đường tội lỗi, từng sử dụng ma túy, rượu, phóng túng bản thân, khiến cả nhà thất vọng. Khi anh 18, 19 tuổi, anh thậm chí muốn kết thúc cuộc đời. John nói: “Khi đó tôi đã thường xuyên nhìn mình bằng đôi mắt khác, thấy mình chỉ là một sinh mệnh thất bại và không có hy vọng”.

Sau này được đồng nghiệp giới thiệu, John bắt đầu đọc “Chuyển Pháp Luân” (quyển sách chủ yếu của Pháp Luân Công). Anh viết: “Tôi nhớ rõ ràng rằng khi lần đầu tiên đọc “Chuyển Pháp Luân”, mới đọc được 50 trang, tôi liền ý thức được rõ ràng rằng, đây chính là thứ mà tôi đã đợi chờ rất lâu. Những Pháp lý sâu xa huyền diệu đó lại được biểu thị ra rất đơn giản như thế này, vô cùng đơn giản và rõ ràng”.

John lập tức thay đối bản thân mình theo các yêu cầu của Pháp lý. “Tôi cắt mái tóc dài của tôi đi, bỏ được ngay hút thuốc, ma túy và rượu. Từ vẻ bề ngoài đến tư tưởng, hành vi của tôi, tất cả đều thay đổi trong thời gian ngắn”.

Sự thay đổi của John khiến cả nhà kinh ngạc. Dần dần “họ ý thức được đây là điều thực sự có ý nghĩa đối với tôi và đối với mỗi người xung quanh tôi”. Cha và anh trai anh cũng trong năm đó bước vào tu luyện Đại Pháp.

Siêu người mẫu New York: Tu luyện khiến tôi trầm tĩnh trong thế giới náo nhiệt

Siêu người mẫu người Ấn Độ định cư ở New York: Pooja Mor (Ảnh: Epoch Times)
Siêu người mẫu người Ấn Độ định cư ở New York: Pooja Mor (Ảnh: Epoch Times)

Siêu người mẫu người Ấn Độ định cư ở New York Pooja Mor là một trong những gương mặt phương Đông được yêu thích trong giới thời trang Âu Mỹ mấy năm lại đây. Cô đã từng đại diện cho rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng, bao gồm Calvin Klein, Alexander McQueen, Tory Burch… Cô cũng là người mẫu của tạp chí thời trang Elite, đồng thời bước lên trang bìa tạp chí thời trang Vogue của Mỹ. Cô còn được chọn vào danh sách bình chọn “Top 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất của thời trang thế giới” của tạp chí thời trang nổi tiếng thế giới Grazia.

Ngoài sự nghiệp khiến người đời ngưỡng mộ ra, Mooja Mor còn có câu chuyện cuộc đời vô cùng độc đáo, xuyên suốt là tu luyện, kiên nhẫn, và nghe theo tiếng gọi trực giác của nội tâm.

Pooja Mor từng lên trang bìa tạp chí thời trang Vogue của Mỹ (Ảnh: Epoch Times)
Pooja Mor từng lên trang bìa tạp chí thời trang Vogue của Mỹ (Ảnh: Epoch Times)

Trong ngành thời trang áp lực rất lớn, Pooja Mor vẫn có thể an nhiên tự tại, cô cho rằng tất cả là do cô có thể giữ được thái độ tích cực chính diện.

Ba năm trước, một người bạn giới thiệu cho siêu người mẫu mới nổi này Pháp Luân Đại Pháp – một pháp môn tu luyện Phật gia lấy nguyên tắc “Chân Thiện Nhẫn” làm căn bản chỉ đạo. Buổi sáng dành thời gian luyện Pháp Luân Công, đó là bí mật tâm pháp thiết thực trầm tĩnh, gặp vạn biến không kinh sợ của Pooja Mor.

Pooja Mor nói, mỗi khi cô luyện Pháp Luân Công, đều có cảm giác trở về với bản ngã chân chính, thuần thiện.

Pooja trên tạp chí BAZAAR (Ảnh: Epoch Times)
Pooja trên tạp chí BAZAAR (Ảnh: Epoch Times)

Pooja Mor nói, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp cô trở thành người tốt hơn, và là nguồn cảm hứng sáng tạo của cô. Trước đây, khi đối diện với những khó khăn, cô thường tìm lỗi của người khác, nếu xuất hiện tình huống liền quy lỗi cho người khác. Nhưng hiện nay, cô sẽ trước tiên tìm thấy những điều không đúng của mình, đồng thời suy nghĩ làm thế nào cải thiện và đề cao tâm tính bản thân, khiến cho cục diện được thay đổi thực sự.

Thương gia giàu có Na Uy: Đây là điều cả đời tôi tìm kiếm

“Kiếm được khá nhiều tiền, nhưng như thế thì có nghĩa gì? Tôi vẫn không biết rốt cuộc mình sống vì điều gì. Khi có người hỏi tôi cảm giác như thế nào, câu trả lời của tôi là “chẳng đạt được bất kỳ cái gì”, đó chính là tôi thời đó”. Đây là lời giải thích của Peder Giertsen, thương gia giàu có người Na Uy đối với tâm hồn của bản thân trước năm 1999.

Năm 1990, Peder sáng lập công ty tư vấn quản lý. Trong 10 năm, Peder đã kiếm được khá nhiều tiền, nhưng anh lại không hề cảm thấy vui vẻ. Một lần anh và bạn ra ngoài ăn trưa, trong bữa ăn, các bạn nói về ý nghĩa nhân sinh và Pháp Luân Công, cuộc đời anh thay đổi kể từ đó.

Sau khi xem xong băng hình dạy công của Ngài Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, anh vui sướng quyết định mua băng hình này. “Khi trả tiền, tôi phát hiện ra băng hình đó bán rẻ không thể tưởng tượng nổi, mà trước kia tôi mua các tài liệu như thế này đều vô cùng đắt đỏ. Tôi ý thức được rằng, học Pháp Luân Công chỉ thu phí giá thành cực thấp, kỳ thực chính là truyền thụ công pháp miễn phí, vì chỉ có những thứ trân quý nhất mới không thể dùng tiền đo giá trị”.

Peder lập tức bắt đầu học luyện Pháp Luân Công, anh nhận định: “Pháp Luân Công là thứ mà tôi cả đời tìm kiếm, là công pháp duy nhất tôi cần kiên trì tu luyện”.

Peder đang truyền đi thông điệp nhân văn về nạn mổ cướp nội tạng (Ảnh: Epoch Times)
Peder đang truyền đi thông điệp nhân văn về nạn mổ cướp nội tạng (Ảnh: Epoch Times)

“Khi tôi đọc “Chuyển Pháp Luân” được một lượt, ấn tượng đối với “Phản bổn quy chân” mà Sư phụ giảng đặc biệt sâu sắc, con người dựa theo nguyên tắc “Chân Thiện Nhẫn” thăng hoa bản thân, cuối cùng trở về với bản nguyên của sinh mệnh – Đây chính là ý nghĩa của sinh mệnh mà trước đây tôi luôn tìm kiếm mà không tìm được”.

Cùng với tu luyện Đại Pháp, thái độ sống của Peder có những biến đổi lớn lao. “Trước đây, tôi luôn thể hiện mình thông minh hơn người khác, thường xuyên gây khó dễ cho người ta. Khi tư vấn cho người ta, tôi thường vô ý biểu hiện ra thái độ khiêu khích và bỡn cợt. Sau khi tu luyện, tôi nỗ lực lý giải người khác, đứng ở góc độ của họ mà suy nghĩ vấn đề, đồng thời chân thành giúp đỡ họ… Những người xung quanh bắt đầu vui thích cùng tôi giao lưu, muốn được ở cùng tôi”.

“Ví dụ khi giao thông ùn tắc, trên đường ai ai cũng muốn vượt lên trước. Nhưng tu luyện Đại Pháp khiến tôi nghĩ đến người khác nhiều hơn, tôi sẽ lựa chọn đi chậm lại, để người khác đi trước”, Peder nói.

Nghe theo tiếng gọi nội tâm, lựa chọn bước ra

Peder ở Na Uy mới bước vào tu luyện Pháp Luân Công được mấy tháng thì cuộc bức hại của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công bắt đầu. Mặc dù thời gian tu luyện chưa lâu, nhưng xuất phát từ thực tiễn bản thân đối với Pháp Luân Công, Peder nhận định Đảng cộng sản Trung Quốc đã sai rồi.

“Khi mới bắt đầu, đối với việc có tham gia diễu hành và các hoạt động cộng đồng để ngăn chặn bức hại hay không, tôi vẫn giữ thái độ bảo lưu. Tôi thuộc tầng lớp trung lưu, xưa nay chưa từng đi diễu hành. Ngoài ra, lúc đó tôi cũng chưa nghĩ rõ ràng, xuống đường diễu hành có liên quan đến chính trị không”.

Sau khi suy nghĩ thận trọng, Peder nhận thức được, nói cho mọi người biết cái đẹp của Đại Pháp, vạch trần lời dối trá của Đảng cộng sản Trung Quốc, đó không phải là làm chính trị, mà là duy hộ chính nghĩa. Anh cuối cùng cũng bước ra, gia nhập diễu hành chống bức hại Pháp Luân Công lần đầu tiên được cử hành ở Oslo Na Uy.

19 năm nay, hàng vạn hàng triệu học viên Pháp Luân Công nước ngoài như Peder, Mikar, Mor, Rubenis… đều hòa vào dòng chảy lớn chống bức hại này.

Năm 2003, Joel Chipkar người Canada khởi kiện Phan Tân Xuân, phó tổng lãnh sự Trung Quốc tại Canada vì tội phỉ báng Pháp Luân Công trên báo nước ngoài. Năm 2004, tòa án cao cấp tỉnh Ontario phán xử việc tố cáo Phan Tân Xuân tội phỉ báng là có cơ sở, phán xử Phan Tân Xuân là có tội.

Martins Rubenis huy chương đồng Olympic mùa đông cũng bước ra. Rubenis tuyệt thực 72 giờ trước lãnh sự quán Trung Quốc, kháng nghị Đảng cộng sản Trung Quốc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. “Chúng ta đã đi đến thời khắc quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, mỗi một người chúng ta nói một câu, có một hành động, đều sẽ để lại dấu ấn vĩnh hằng”.

“Đời này có cơ duyên đắc Pháp, tôi vô cùng biết ơn. “Chân Thiện Nhẫn” là chân lý của vũ trụ, đây là điều mà toàn thế giới đã đợi chờ hàng ngàn vạn năm, hàng ức vạn năm” – anh nói.

Theo ĐKN

Bài liên quan:

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng