Một câu chuyện trùng hợp tại triều Hán, là ngẫu nhiên hay thiên ý?
Chuyện ở đời, thiện ác đều có báo ứng tương xứng, ai nợ ai thứ gì thì cuối cùng đều sẽ phải hoàn trả lại. Câu chuyện mãng xà báo oán Lưu Bang, như một lời nhắc nhở đối với hậu nhân.
Chuyện kể rằng, sau khi vua Tần là Tử Anh đầu hàng, các tướng đều kiến nghị nên giết để tế thiên hạ, nhưng Lưu Bang lại nói: “Năm đó ta khi bị bắt, cũng được Hoài Vương khoan hồng. Hơn nữa người đã phục hàng, mà ta lại giết, thì là điểm không lành”. Lưu Bang chẳng chút bận tâm mà tha cho Tử Anh.
200 năm sau khi Lưu Bang kiến lập triều Đại Hán, một sự trùng hợp xuất hiện. đó chính là “An Hán Cung” Vương Mãng cũng soán ngôi của “Tử Anh”.
Vương Mãng là cháu trai của Vương Hoàng hậu, sau này là Hoàng đế duy nhất của nhà Tân. Sau khi Hán Bình Đế băng hà, Vương Mãng lập con trai 2 tuổi của Hán Tuyên Đế – Tử Anh làm Hoàng thái tử, và đổi tên thành “Nhũ Tử”, cũng gọi là “Nhũ Tử Anh”, rồi sau đó Vương Mãng ở đằng sau nắm toàn bộ triều chính. Không lâu sau Vương Mãng lật đổ triều Hán, lập lên nhà Tân.
Lưu Bang đoạt được giang sơn từ tay Tử Anh của nhà Tần, lập lên nhà Tây Hán, Vương Mãng cũng đoạt được giang sơn từ tay Tử Anh của Tây Hán, hơn nữa 2 người cùng mang tên Tử Anh này đều được tha mạng.
Ngoài ra sau này còn diễn hóa ra một đoạn câu chuyện thần thoại liên quan đến việc Vương Mãng soán ngôi của nhà Hán như sau:
Lưu Bang trước khi trảm bạch xà trên núi Mang Đãng, bạch xà nói: “Nợ ngươi thiếu hôm nay sẽ có một ngày phải hoàn trả. Ngươi trảm đầu ta, ta sẽ soán đầu ngươi, trảm đuôi ta, ta sẽ soán đuôi ngươi”.
Lưu Bang vô cùng tức giận, nói: “Ta sẽ không trảm đầu ngươi, cũng không trảm đuôi ngươi, mà chặt ngươi ra làm đôi!”.
Nói xong, liền một nhát kiếm chém bạch xà thành hai mảnh. Vì thế khi Tây Hán đến thời Hán Bình Đế, Bạch xà đầu thai thành Vương Mãng, hạ độc Hán Bình Đế, soán vị lập lên nhà Tân.
Rồi sau đó, Quang Vũ đế đã tiêu diệt Vương Mãng, Hán thất lại được khôi phục lại, kiến lập vương triều Đông Hán. Triều đại nhà Hán cũng giống như thân con bạch xà bị gián đoạn 14 năm, phân thành Tây Hán và Đông Hán.
Lê Hiếu biên dịch