Trẻ sơ sinh nhìn bố mẹ như thế nào sau 12 tháng đầu?
Trong mấy tháng đầu, thế giới của trẻ chỉ có hai màu đen và trắng.
Ngay cả trước khi được sinh ra, những đứa bé trong bụng mẹ đã có khả năng phân biệt được sự sáng và sự tối. Giây phút những em bé ấy chào đời, các bé sử dụng vốn hiểu biết “dồi dào” về tương phản mà mình có được để xử lý những hình dáng, những đường nét các bé nhìn thấy.
Tuy nhiên, nhiều tuần sau khi sinh, các bé chỉ nhìn thế giới với hai màu trắng và đen thôi, bởi lẽ những dây thần kinh vẫn chưa được hoàn thiện và chưa được kết nối hết. Đa số chúng ta sẽ rất khó tưởng tượng ra được các bé nhìn thấy được gì trong những tuần đầu.
Để rõ hình dung hơn, bác sĩ phẫu thuật mắt, giáo sư Romesh Angunawela đã tạo ra loạt ảnh GIF về thế giới dưới góc nhìn của một đứa trẻ sơ sinh, để cho ta có một cái nhìn rõ hơn về cách mà thế giới chuyển mình dưới mắt các bé trong 12 tháng đầu tiên như thế nào.
“Việc phát triển thị lực là một quá trình cực kì phức tạp và một đứa trẻ sơ sinh sẽ phải tự phát triển khả năng phân tích và quan sát thế giới xung quanh chúng”, anh Angunawela nói.
“Phần vỏ não chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh chiếm gần một phần ba kích cỡ toàn bộ bộ não và chúng bắt đầu hoạt động ngay tại giây phút các bé mở mắt lần đầu tiên”.
Trẻ bắt đầu nhận thức được màu sắc
Một người trưởng thành có thể phân biệt màu sắc, phân biệt các sắc thái đen khác nhau và nhìn ra được các kết cấu khác nhau của sự vật. Trẻ sơ sinh thì chưa có được khả năng đó.
Các cơ quan thụ cảm của não chưa được hoàn thiện ở vài tuần đầu sau khi sinh ra, vì vậy các bé chỉ nhìn thấy được những màu đậm tương phản với những màu xung quanh. Mất 3 tháng để các cơ quan thụ cảm hoạt động với đầy đủ chức năng, và đó cũng là lúc các bé bắt đầu nhận thức được các màu cơ bản.
Giáo sư Angunawela giải thích rằng thị lực chỉ là một trong nhiều yếu tố kích thích thần kinh và các cơ quan thụ cảm trong não bắt đầu dần hoàn thiện.
Điều đó có nghĩa là cha mẹ có thể theo dõi quá trình nhận biết và phân biệt màu sắc bằng cách theo dõi những đặc điểm phát triển khác, ví dụ như quan sát được khi nào cha mẹ điều khiển được nụ cười của con.
“Ban đầu, mắt của đứa trẻ sẽ không nhận biết được rõ ràng các chi tiết trong thế giới xung quanh nhưng chúng phát triển rất nhanh, đến khi được 3 tháng tuổi trẻ có thể phân biết được mặt cha và mặt mẹ rõ ràng hơn”, giáo sư Anugawela nói.
“Tốc độ phát triển này có mối liên hệ với việc điều khiển các cơ bắp trên mặt cũng như tốc độ phát triển nói chung của trẻ”.
Trẻ bắt đầu nhìn được xa hơn
Trước bốn tháng, tầm nhìn của trẻ chỉ đạt khoảng 25 cm. Khi bé biết bò vào khoảng 9 tháng tuổi, sự kết hợp giữa mắt và tay bắt đầu trở nên rõ rệt hơn khi trẻ chủ đích cầm nắm đồ vật, chứ không còn với tay ra nhặt bừa như trước nữa.
Đến khi 2 tuổi, tầm nhìn của trẻ sẽ phát triển gần tới mức hoàn thiện. “Tốc độ phát triển này có liên kết với sự hiếu kì của trẻ với thế giới xung quanh, trẻ bắt đầu tò mò khám phá”.
Những cách giúp trẻ phát triển tầm nhìn
Đôi mắt cũng như tầm nhìn của trẻ sẽ phát triển tự nhiên theo thời gian nhưng ta vẫn có thể giúp đỡ trẻ phát triển bằng những cách khác nữa. Điều tốt nhất ta nên làm cho một bộ não mới phát triển đó là để nó tương tác với những màu sắc tương phản trước. Giáo sư Angunawela khuyên rằng cha mẹ nên mặc đồ đen trắng hoặc quần áo sáng màu, càng thường xuyên càng tốt.
Bên cạnh đó, hãy bế trẻ lại gần mỗi khi muốn tương tác với chúng, bởi tầm nhìn của một bé sơ sinh vẫn còn khá hạn chế. Giáo sư khuyên khoảng cách tốt nhất để tương tác với trẻ là 30 cm.
Hãy trang trí phòng trẻ với những họa tiết sọc màu tương phản, điều đó sẽ giúp phát triển não bộ trẻ nói chung và tầm nhìn của trẻ nói riêng.
TinhHoa tổng hợp