Mở hay không chai rượu vang Speyer 1650 tuổi?

18/06/17, 07:40 Tin Tổng Hợp

Vài năm gần đây, các nhà sử học đương đại đang tranh luận xem có nên mở chai rượu vang Speyer hay không. Bảo tàng lịch sử Pfalz của Đức hiện đang lưu giữ chai rượu được cho là lâu năm nhất trên thế giới này, vốn được hàn kín bằng sáp ong và chứa một chất lỏng màu trắng.

chai-ruou-Speyer-1

 

Lịch sử của rượu vang

Mặc dù bằng chứng cổ nhất về việc sản xuất rượu vang được tìm thấy ở Armenia vào khoảng năm 4100 TCN, nhưng có thể nói rằng truyền thống sản xuất và sử dụng rượu vang ở phương Tây bắt đầu ở vùng đất Hy Lạp cổ, thời đó họ uống rượu vang vào bữa sáng. Người Hy Lạp tôn thờ Dionysus là thần của rượu vang và các bữa tiệc.

Thần Dionysus của Hy Lạp (ảnh: Wiki)
Thần Dionysus của Hy Lạp (ảnh: Wiki)

Người La Mã kế thừa tình yêu đối với rượu vang từ người Hy Lạp và phổ biến việc sản xuất và sử dụng rượu trên toàn bộ đế chế rộng lớn của mình. Rất nhiều thế kỷ sau, sản xuất và tiêu thụ rượu vang đã phổ biến ở hầu hết các nơi trên thế giới, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ từ thế kỷ 15 về sau khi Châu Âu mở rộng lãnh thổ ra khắp nơi trên thế giới.

Điều này giải thích lý do vì sao rượu vang được đánh giá cao hơn hẳn tất cả các chất lỏng nhân tạo khác, từ ý nghĩa, thông điệp cho đến đẳng cấp xã hội. Nó chứa nội hàm của hàng nghìn năm lịch sử nhân loại và mang theo một giá trị to lớn – biểu tượng thể hiện đẳng cấp xã hội của người sử dụng chúng.

Thời kỳ hoàng kim của rượu vang và sự phát hiện ra chai rượu vang Speyer

Khoảng thời gian từ năm 1810 đến 1875 được các nhà sử học hiện đại gọi là thời kỳ hoàng kim của rượu vang. Ở Bắc Âu, cách mạng công nghiệp và sự giàu có đến từ việc mở rộng các thuộc địa đã cung cấp tài nguyên cho sự xa hoa của tầng lớp trung lưu ngày càng đông, và một trong các sản phẩm xa xỉ của họ là rượu vang. Luật pháp thay đổi đã tạo điều kiện cung cấp tín dụng và việc đầu tư trở nên phổ biến – vì thế việc mở rộng sản xuất rượu vang đã dễ dàng hơn.

Một thay đổi quan trọng được thúc đẩy bởi hiệp định thương mại tự do giữa Pháp và Anh năm 1861. Điều này dẫn đến một giai đoạn mà thuế rượu vang gần như được miễn, điều đó thúc đẩy gia tăng sản xuất cho xuất khẩu không chỉ ở Pháp mà cả Đức, Tây Ban Nha, và tận tới Ý. Cũng chính trong khoảng thời gian đó (1867) một chai rượu vang rất khác thường được tìm thấy ở Đức.

Thu hoạch và sản xuất rượu vang vào thế kỷ 14 (ảnh: Public Domain)
Thu hoạch và sản xuất rượu vang vào thế kỷ 14 (ảnh: Public Domain)

Một quý tộc La Mã đã được chôn với chai rượu vang sản xuất ở địa phương vào khoảng những năm 350 SCN. Khi nơi chôn cất của ông ta được khai quật ở gần thành phố Speyer của Đức, các nhà nghiên cứu đã vô cùng kinh ngạc khi thấy vẫn còn chất lỏng trong chai rượu.

Có nên mở chai rượu Speyer hay không?

Điều hiển nhiên ai cũng biết đó là một chai rượu càng lâu năm thì vị của nó càng ngon. Tuy nhiên trong trường hợp này là quá lâu đến mức rất nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng rượu trong chai không còn an toàn. Được xem là chai rượu (còn chất lỏng) cổ nhất được tìm thấy từ các di tích cổ, người ta đánh giá rằng nó có niên đại vào khoảng 325 đến 350 SCN.

Mặc dù nó đã được một nhà hóa học phân tích hoá học phân tích trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chai rượu chưa bao giờ được mở ra. Với một lớp dầu ô liu trên mặt và được hàn kín bằng sáp nóng, chỗ rượu vang trắng trong đó đã được bảo quản 1.650 năm từ lúc nó được sản xuất ra. Chai rượu này đang được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử Pfalz trong hơn một thế kỷ qua và cho dù đây là một hiện vật rất gây tò mò, nhưng chưa có một nhóm nghiên cứu nào dám mở ra.

Chai rượu Speyer đang được trưng bày (ảnh: Altera levatur/ Wiki)
Chai rượu Speyer đang được trưng bày. (ảnh: Altera levatur/ Wiki)

Trong vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu đang tranh luận rằng họ có nên mở nó hay không, với rất nhiều các nhà vi trùng học nhấn mạnh rằng việc mở chai rượu ra có thể rất nguy hiểm.

Người quản lý bộ phận rượu của bảo tàng vài năm trước đã nhận định trên tờ Daily Mail rằng “Chúng ta không chắc chắn rằng nó có thể chịu được cú sốc khi tiếp xúc với không khí hay không. Nó vẫn ở thể lỏng và có một số người tin rằng nó cần được qua phân tích khoa học nhưng chúng ta không chắc chắn được”. Hơn nữa, giáo sư về rượu vang Monika Christmann bổ sung rằng “Theo vi trùng học thì có thể nó không bị hỏng, nhưng có lẽ nó cũng không còn ngon nữa”.

Theo trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!