Miếu Thiên Đàn – Nơi vua Càn Long đi viếng 59 lần trong 60 năm tại vị

01/03/16, 10:13 Cổ Học Tinh Hoa

Thiên đàn là nơi tế trời của các hoàng đế Trung Hoa. Đây là một quần thế kiến trúc tế tự có trình độ nghệ thuật cao nhất, được bảo tồn hoàn chỉnh ở nội thành Bắc Kinh.

Miếu Thiên Đàn tại Bắc Kinh.

Từ xưa đến nay, trong lời nói của người Trung Quốc, thường có những câu cảm thán như: “Ôi trời ơi!”, “Ông trời có mắt!”, “Ở trên có trời xanh!”,“Thề với trời”, mọi người ngẩng đầu lên nhìn trời rồi thầm niệm với mong ước được trời phù hộ. Khi gặp phải khổ nạn, họ cầu trời mong cho tai qua nạn khỏi, khi mưa thuận gió hòa cũng làm lễ tạ ơn trời, xin cho kéo dài vài năm.

Quan niệm sống nương tựa vào trời, thuận theo trời đã khắc sâu vào tâm trí của mỗi người, và kết quả họ nhận được cũng vô cùng thần bí huyền diệu. Vậy thì việc sùng bái trời bắt đầu từ khi nào? Tại sao các đế vương trong lịch sử lại tế thiên?

Khởi nguồn của việc cúng tế trời

Trong “Đạo đức kinh giản lược” có viết: “Thường ngôn thiên, tề cứu hà dã? Hạo viết: Vô đề, vị tri thiên dã, không không khoáng khoáng diệc thiên”, nghĩa là thường nói đến trời, nhưng hỏi trời là gì? Thái Hạo Phục Hy nói không có lời nào có thể giải thích chính xác, điều chúng ta không biết là trời, không gian mênh mông rộng lớn cũng là trời.

Cách giải thích về trời này là tương đồng với cách giải thích trong Giáp Cốt văn và Kim Văn của các chuyên gia hiện nay. Chữ trời “天” trong Giáp Cốt văn và Kim Văn là một người nhỏ bé có phần đầu được làm cho nổi bật, chữ người là “人”, chữ đầu là “头”, chữ trời “天” có một gạch ngang lớn đặt trên đầu người nghĩa là chí cao vô thượng, con người không thể đạt tới được.

Trong “Thuyết văn giải tự” cũng có giải thích tương tự là: Trời là to lớn, vô xuất hữu kỳ. Những giải thích về trời từ xưa đến nay đều cho thấy rằng trời có quyền uy, được con người kính trọng và sùng bái. Người cổ đại đều tin rằng trời là hóa thân của thần linh, hướng lên trời cầu nguyện có thể sẽ nhận được hồi ứng, cúng trời đất là vì có thể nhận sự phù hộ, che chở nhiều hơn.

Tại sao phải cúng tế trời?

Đế vương các triều đại Trung Quốc tự xưng mình là “Thiên tử” tức là con của trời, sẽ thuận theo ý trời mà hành xử.

Trong các tài liệu lịch sử có ghi chép lại rằng, hoạt động thờ cúng trời đất ở Trung Quốc có thể bắt đầu từ thời xã hội chiếm hữu nô lệ, triều đại nhà Hạ vào khoảng thế kỷ 21 – 22 trước Công Nguyên.

Đế vương các triều đại tự xưng mình là “Thiên tử” tức là con của trời, sẽ thuận theo ý trời mà hành xử, họ cho rằng mình có thể thống trị quốc gia là quyền lực được thiên thượng ban cho. Cho nên, khi lên ngôi họ sẽ làm lễ cúng báo trời đất, biểu thị cho việc mình đã nhận lệnh từ trời, chỉ có như vậy giang sơn mới có thể được giữ vững. Trong thời gian trị vì, các lần cúng tế khác chủ yếu là cầu cho nước thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ở Bắc Kinh hiện nay, có một nơi các hoàng đế thời xưa dùng để làm nơi cúng tế trời, cội nguồn nơi đây có liên quan đến Minh Thành Tổ Chu Lệ.

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương qua đời, Yến Vương Chu Lệ cử binh xuống phía nam, mất bốn năm để đoạt ngôi. Tuy nhiên, ông bị người trong ngoài triều đình chỉ trích, Chu Lệ ngày đêm như ngồi trên đống lửa, vì vậy ông phái người đi thăm dò phong thủy, và dựng một ngôi miếu dùng để cúng tế trời, lấy tên là Thiên Đàn.

Khi ngôi miếu được xây xong, Chu Lệ tự mình tổ chức nghi lễ tế trời vô cùng long trọng. Sau nghi lễ, tức là ông đã thông cáo việc lên ngôi của mình với trời thì tựa như đã nhận được sự phê chuẩn của trời, nói cách khác, không quan tâm Chu Lệ đoạt được ngôi vị hoàng đế như thế nào, tế trời xong sẽ được sự cho phép của trời, ngôi vị hoàng đế của Chu Lệ xem như vững chắc, và chính thức được chuyển kinh đô đến Bắc Kinh.

Sau này, khi vua Gia Tĩnh đăng cơ, ông đã cho tu sửa miếu Thiên Đàn. Từ đó, phía nam đại tự điện của miếu xuất hiện một bàn thờ hình tròn chuyên dùng để cúng tế trời. Bàn thờ này tên gọi là Viên Khâu, cái tên này được sử dụng tới ngày nay. Bốn phía của Viên Khâu được bao quanh bởi tường kép, vòng ngoài là hình vuông, vòng trong là hình tròn, ngụ ý là trời tròn đất vuông, kiến trúc này đã phản ánh lên vũ trụ quan – thiên nhân hợp nhất của người Trung Quốc.

Viên Khâu – bàn thờ hình tròn chuyên dùng để cúng tế trời

Theo thời gian, miếu Thiên Đàn được sửa sang nhiều lần nên cũng có nhiều thay đổi. Đại tự điện ban đầu đã bị dỡ bỏ và xây lại mới là một vài cung điện. Tuy nhiên, mục đích sử dụng miếu Thiên Đàn để cúng tế trời của các hoàng đế thì từ xưa đến nay vẫn giữ nguyên.

Các hoàng đế thời xưa vô cùng coi trọng việc cúng tế trời. Lịch sử có ghi chép lại rằng, vua Càn Long trong 60 tại vị của mình đã tới miếu Thiên Đàn tế trời 59 lần.

Khi vua Càn Long 70 tuổi, đến lúc cần phải đi đến Thiên Đàn cúng tế trời, vì cân nhắc đến việc hoàng đế tuổi tác đã cao, nên một đại thần kiến nghị mở một cửa nhỏ ở phía tây Hoàng Can Điện của miếu để làm ngắn đoạn đường đi bộ lại. Vua Càn Long đã đồng ý, nhưng lại lo lắng con cháu đời sau đi lối này sẽ sinh ra lười biếng, vô lễ nên đã hạ chiếu rằng, chỉ ai thọ tới 70 tuổi mới được qua đường này, đây chính là lý do mà tên gọi của cửa là “Thất tuần cửa”. Các hoàng đế triều đại nhà Thanh sau này đều không thọ, nên trên thực tế chỉ có một mình Càn Long được đi mà thôi.

Thất tuần cửa.

Mặc dù nghi lễ cúng tế trời này rất ít gặp trong cuộc sống hiện đại, nhưng mà tập tục đến chùa, miếu cầu vào mỗi dịp tết vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Không thể phủ nhận rằng, những nghi lễ này chính là một cách giúp con người hướng tới cuộc sống mỹ hảo, tốt đẹp.

Lê Hiếu dịch từ kannewyork.com

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

Ad will display in 09 seconds

Đâu là khí chất của một người cao quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lời dặn của quỷ đói

Ad will display in 09 seconds

Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

    Câu chuyện đẫm nước mắt của lão hòa thượng làm heo

  • Đâu là khí chất của một người cao quý

    Đâu là khí chất của một người cao quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lời dặn của quỷ đói

    Lời dặn của quỷ đói

  • Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện

    Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện