Luật nhân quả không bỏ sót một ai
Trong cả hai nền văn hoá phương Tây và phương Đông, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của những việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được phúc báo, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo.
Vào ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp sâu rộng đối với Pháp Luân Công, một môn khí công giúp đề cao sức khỏe rất phổ biến lúc đó, người tập thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và hành xử theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Do số người theo tập Pháp Luân công rất đông, thống kê năm 1999 có đến 100 triệu người theo tập. Ông Giang cho rằng ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với xã hội Trung Quốc lớn hơn cả ảnh hưởng của Đảng, sự đố kỵ đã khiến ông đàn áp môn khí công này.
Vào ngày 10/6/1999, ba ngày sau khi phát biểu tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, ĐCSTQ đã thành lập “Ban Chỉ đạo Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công” hay còn gọi là Phòng 610. Hai ông Lý Lan Thanh và La Cán là hai người lãnh đạo cao nhất và nhì của phòng. Cơ quan này, tương tự như Ban Cách mạng Văn hóa Trung ương thời Mao Trạch Đông và Gestapo của Hitler, được giao đặc quyền đứng trên pháp luật. Chính sách mà ông Giang đưa ra hết sức tàn nhẫn: “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”.
Những người học Pháp Luân Công bị hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, cưỡng bức lao động và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống… Cảnh sát được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách được phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và thông qua việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn đang sống để bán lấy tiền.
Ông Giang Trạch Dân cũng thành lập một lực lượng đặc vụ để ám sát người sáng lập Pháp Luân Công. Một phần trong lệnh của ông này là: “Phải cải tiến hoạt động, lập ra nhiều kế hoạch khác nhau. … Việc ám sát phải thành công”.
Đến nay sau 17 năm đàn áp, số lượng nạn nhân là rất lớn. Theo nguồn tin từ Liên minh Quốc tế Chống mổ cướp nội tạng Trung Quốc và theo kết quả điều tra của Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông David Kilgour cùng luật sư nhân quyền quốc tế David Matas : trong vòng từ năm 2000-2008 đã có tới 62.000 học viên vô tội bị chết, trong đó rất nhiều người bị mổ cắp nội tạng khi còn sống. Hàng trăm ngàn người bị bắt giam, sát hại và nhiều người trong số họ hoàn toàn mất tích mà không rõ lý do
Dưới đây là cái chết của 18 sĩ quan cảnh sát và các nhân viên chính phủ, những người đã tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh. Hơn nữa, nhiều người tham gia vào cuộc bức hại hiện đang bị bệnh tật, bị tai nạn hay bị phạt tù vì tham nhũng hay do đấu đá chính trị nội bộ, chính là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những ai đã làm điều sai trái. Nhiều người bức hại Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng bắt họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.
Chết do ung thư
Khương Tác Dũng (姜作勇) đã rất tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công kể từ khi trở thành thị trưởng thành phố Đan Đông vào năm 2000. Khương đã chết vì bị ung thư tuyến tụy ở tuổi 59.
Lô Tổ Sinh (卢祖生), là trưởng thôn Thổ Thành. Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ông ta đã rất tích cực tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Năm 2004, Lô đã chết vì bị ung thư não khi mới ở độ tuổi 50.
Chu Văn Kiệt (朱文杰) đã bắt giam nhiều học viên Pháp Luân Công khi ông ta là giám đốc Sở cảnh sát thành phố Đan Đông từ năm 1999 đến năm 2003. Năm 2013, Chu đã chết vì bị ung thư ruột kết ở tuổi 64.
Vương Nguyên Quân (王元军) là sĩ quan cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Đông Cảng vào năm 2001. Ông ta đã thường xuyên bắt giữ và dùng hình phạt tàn khốc tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Ông ta công khai tuyên bố rằng mình không hề hối tiếc khi làm những chuyện đó [bắt giữ, tra tấn học viên] kể cả khi các nhà chức trách tuyên bố chấm dứt cuộc bức hại. Năm 2013, Vương đã chết vì bị ung thư thanh quản khi ở tuổi 50.
Ngụy Điện Đông (魏殿东) là chánh án Tòa án Đại Đông, vào năm 2008 đã kết án tù bốn học viên Pháp Luân Công dựa trên các bằng chứng giả mạo. Khi bị người thân gia đình các học viên chất vấn tại sao không thông báo cho gia đình và người thân các học viên được biết về phiên tòa và tại sao lại không xét xử công khai, Ngụy hét lên thách thức: “Hãy đi mà kiện đi, dù có đi đến đâu thì cũng chẳng ăn thua gì đâu!”. Vào tháng 3 năm 2009, Ngụy đã chết vì ung thư ruột kết.
Chết vì các bệnh tật khác
Tống Tiểu Hà (宋小河) đã gây ra nhiều cái chết và thương tật cho nhiều học viên khi ông ta là giám đốc Sở cảnh sát và Ủy ban Chính trị và Tư pháp thành phố Đông Cảng từ năm 2000 đến năm 2014. Đầu năm 2013, Tống bất ngờ bị liệt và đã chết vào ngày 4 tháng 1 năm 2015 ở tuổi 60.
Hàn Toàn Lâm ( 韩全林) và Quan Văn Siêu (关文超) đã bắt giữ và gửi nhiều học viên Pháp Luân Công vào trại lao động khi họ lần lượt là giám đốc và phó giám đốc của Sở cảnh sát Phượng Thành. Vào năm 2008, Hàn Toàn Lâm đã chết vì sốt xuất huyết ở tuổi 52. Đến năm 2010, Quan Văn Siêu đã chết vì bị đột quỵ ở tuổi 55.
Từng Tường Quý (曾祥贵) là bí thư chi bộ thôn Tiết Lễ. Năm 2003, ông ta đã tố cáo ba học viên cho cảnh sát khiến cả ba học viên bị bắt giữ và kết án tù. Năm 2006, ông ta đã dẫn cảnh sát tới bắt giữ tám học viên trong làng, sau đó, các học viên này đã bị đưa vào trại lao động cải tạo cưỡng bức. Từng Tường Quý ngạo mạn tuyên bố: “Tôi không sợ quả báo!” Năm 2007 khi ở tuổi 46, Từng Tường Quý đã đột ngột chết tại nhà riêng mà không rõ nguyên nhân.
Tương Lập Quý (蒋立贵) là trưởng bộ phận an ninh trong thôn Lê Thụ. Ông ta thường theo dõi và tố cáo các học viên Pháp Luân Công cho cảnh sát, và đã phá hủy rất nhiều những băng rôn và tài liệu chân tướng Pháp Luân Công. Ngày 13 tháng 1 năm 2009 khi ở tuổi 58, Tương bị sốt. Ông ta đã bị bất tỉnh khi tiêm ở phòng y tế của làng, và đã chết vài giờ sau đó.
Chết vì tai nạn
Năm 2000, k hi là bí thư đảng ủy thành phố Đan Đông, Thái Triết Phu (蔡哲夫) đã bức hại gần 1.000 học viên Pháp Luân Công. Năm 2014, Thái đã chết vì tai nạn, mặc dù các cơ quan chức năng đã từ chối tiết lộ nguyên nhân thực sự cái chết của ông ta.
Trương Vĩ (张伟) là người phụ trách an ninh của thôn Thổ Thành. Cùng làm việc với Lô Tổ Sinh (卢祖生), trưởng thôn Thổ Thành (xem phần trên), ông ta thường sách nhiễu và cố gắng sử dụng bạo lực để ép học viên Vương Học Trung từ bỏ đức tin của mình vào Pháp Luân Công, cuối cùng đã khiến ông Vương thiệt mạng. Hai năm sau ngày ông Vương mất vì bị bức hại, Trương Vĩ, 40 tuổi, đã chết đuối khi đang tắm sông.
Thạch Quế Bình (石桂萍) là giám đốc bộ phận tuyên truyền thành phố Phượng Thành. Bà ta đã tổ chức hai phiên tẩy não để “chuyển hóa” các học viên Pháp Luân Công, và cũng phỉ báng Pháp Luân Công trên tivi. Tháng 4 năm 2001, Thạch Quế Bình đã chết vì tai nạn xe hơi khi đang trên đường tới trung tâm tẩy não. Không có phiên tẩy não nào như vậy được tổ chức tại địa phương trong một khoảng thời gian dài sau đó.
Trần Phúc Tài (陈福才) là một sĩ quan cảnh sát đã rất tích cực bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Ông ta phải chịu trách nhiệm chính trong vụ bắt giữ và tuyên án ba năm tù đối với học viên Lưu Mỹ Vinh tháng 8 năm 2003, khi Trần Phúc Tài đang lái xe mô tô, ông ta bị một chiếc mô tô khác đâm phải và ngã xuống đất và đã bị một chiếc xe tải khác đang lưu thông trên đường đè lên và chết ngay lập tức.
Tôn Văn Cách (孙文革) là một sĩ quan cảnh sát đã bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Tháng 8 năm 2004, xe mô tô của Tôn đã đâm phải một đầu máy kéo, cú va chạm đã khiến ông ta tử vong ngay tại chỗ.
Vương Xuân Ngọc (王春玉) là sĩ quan cảnh sát cũng đã bắt giữ rất nhiều học viên Pháp Luân Công. Tháng 8 năm 2002, khi đang lái xe, ông ta đâm phải một chiếc xe đạp khiến ông ta mất kiểm soát và đâm vào một gốc cây ven đường. Vương đã chết ngay tại chỗ, còn người đi xe đạp chỉ bị thương nhẹ.
Tiêu Quý Đống (焦贵栋) trưởng thôn Ngô Gia, liên tục phỉ báng Pháp Luân Công ở nơi công cộng. Năm 2004, một học viên Pháp Luân Công ở trong làng ông ta bị cảnh sát bắt giữ. Tiêu Quý Đống đã từ chối bảo vệ người làng, mà còn nhấn mạnh rằng người học viên đó nên được gửi tới trại lao động, Tiêu đã chết vì hỏa hoạn tại nhà riêng của mình.
Theo Minhhue.net
Xem thêm: