Luật gia: Trung Quốc đang lúng túng trước Philippines

22/07/15, 07:00 Tin Tổng Hợp
VOV.VN- Trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc không ngờ lại sa vào thế bị động trong vụ kiện của Philippines.

VOV.VN- Trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc không ngờ lại sa vào thế bị động trong vụ kiện của Philippines.

“Ngọa hổ, tàng long” Trung Quốc đã thức giấc. Truyền thông nước này không ngớt tán dương sức mạnh quân sự, kinh tế của đất nước họ.

Trung Quốc- Philippines đối đầu gay gắt ở Biển Đông (Ảnh Rappler)

Hành động theo kiểu công lý thuộc về kẻ mạnh

Trung Quốc khăng khăng tuyên bố phạm vi chủ quyền của họ bao gồm 90% diện tích Biển Đông là điều không thể tranh cãi (?). Nhưng trước đòi hỏi xuất trình chứng cứ chứng minh thì Trung Quốc luôn né tránh.

Họ né tránh vì không muốn đối phương công kích vào các tử huyệt của họ: 1) Trung Quốc không có bờ biển tiếp giáp với Biển Đông; 2) Tài liệu lịch sử hàng ngàn năm nay khẳng định biên giới phía Nam Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam; 3) Không có căn cứ pháp lý quốc tế hay quốc nội nào chứng minh Trung Quốc có chủ quyền ở Biển Đông; 4) Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt Quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lãnh thổ bị chiếm đoạt mãi mãi là của nước bị chiếm đoạt.

Trung Quốc đơn phương đòi các nước ASEAN không được quốc tế hóa mà chỉ giải quyết tranh chấp song phương với điều kiện tiên quyết chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc là điều không thể tranh cãi.

Đòi hỏi của Trung Quốc xuất phát từ quan điểm cho rằng không một nước nào trong khối ASEAN dám chống đối Trung Quốc. Cánh cửa giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế bị đóng sập. Không còn cách nào khác Philippines đưa đơn kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.

Vì sao Philippines kiện Trung Quốc ở Tòa Trọng tài đặc biệt

Theo điều 287 UNCLOS 1982, các bên có thể lựa chọn một trong 3 thủ tục sau đây để giải quyết tranh chấp về biển: 1) Thông qua Tòa án quốc tế về luật biển; 2) Thông qua Tòa Trọng tài và 3) Thông qua Tòa Trọng tài đặc biệt.

Tùy theo mục đích của vụ kiện, các bên tranh chấp có thể lựa chọn một trong 3 thủ tục (Tòa) đã nêu để khởi kiện.

Người Philippines biểu tình chống lại mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc (Ảnh AP)

Các Tòa quốc tế giải quyết tranh chấp về luật biển được để ngỏ cho các quốc gia thành viên. Điều này có nghĩa là không có bất kỳ sự cản trở nào đối với các quốc gia thành viên đưa đơn kiện ra Tòa. Tuy vậy thẩm quyền và thủ tục của Tòa án quốc tế về luật biển, Tòa Trọng tài và Tòa Trọng tài đặc biệt có khác nhau.

– Tòa Trọng tài đặc biệt có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra theo đúng công ước (đ.21, phụ lục VI, UNCLOS). Điều này có nghĩa Tòa Trọng tài đặc biệt có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chủ quyền về biển và tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS.

Phán quyết của Tòa Trọng tài đặc biệt có tính chất tối hậu, tất cả các bên tranh chấp phải tuân theo. Để có thể khởi kiện ra trước Tòa Trọng tài đặc biệt đòi hỏi phải có sự thỏa thuận của hai bên tranh chấp. Trung Quốc đã từ chối việc ra tòa. Philippines không thể đưa vụ kiện ra trước Tòa Trọng tài đặc biệt.

– Tòa Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chủ quyền như Tòa Trọng tài đặc biệt. Tòa Trọng tài giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của UNCLOS. Phán quyết của Tòa Trọng tài có tính chất tối hậu và không được kháng cáo.

Tuy vậy, cơ cấu, trình tự, thủ tục thành lập Tòa Trọng tài rất phức tạp. Tòa Trọng tài gồm có 5 thành viên. Mỗi bên cử 1 thành viên. Thành viên này có thể là công dân của bên cử ra. Ba thành viên còn lại do các bên thỏa thuận lựa chọn. Chánh tòa là do các bên thỏa thuận cử ra trong số 3 thành viên đó. Trung Quốc đã tuyên bố từ chối tham gia vụ kiện. Vì vậy việc kiện theo thủ tục Tòa Trọng tài cũng không thể thực hiện.

– Tòa Trọng tài đặc biệt, theo điều 1, phụ lục VIII, UNCLOS, có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có liên quan đến: “ 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, 3- Việc nghiên cứu khoa học biển, hoặc 4- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhấn chìm…”

Tòa Trọng tài đặc biệt gồm 5 thành viên. Mỗi bên cử hai thành viên. Một trong 2 thành viên có thể là công dân của bên đã cử ra. Chánh tòa Tòa Trọng tài đặc biệt là công dân nước thứ ba, do các bên thỏa thuận cử ra.

– Theo quy định các điểm “c” và “e”, điều 3, phụ lục VIII, UNCLOS, trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày nhận được thông báo, nếu bên bị không cử người trong thời hạn này thì bên nguyên, có thể trong hai tuần sau khi hết hạn, yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc tiến hành việc cử các ủy viên cần thiết này trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.

Philippines đã lựa chọn Tòa Trọng tài đặc biệt để đưa đơn kiện vì trình tự thủ tục thành lập Tòa này đã vô hiệu hóa sự tẩy chay tham dự phiên tòa của Trung Quốc.

Bị đơn xuyên tạc cơ sở pháp lý tiến hành vụ kiện của Philippines

Trung Quốc cho rằng mục đích của vụ kiện của Philippines về bản chất là đòi hỏi về chủ quyền trên Biển Đông. Tòa Trọng tài đặc biệt không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển. Vấn đề thẩm quyền của Tòa Trọng tài đặc biệt được đặt ra. Nếu Tòa Trọng tài đặc biệt phán quyết rằng Tòa này không có thẩm quyền giải quyết đơn kiện thì vụ kiện chấm dứt. Nếu phán quyết ngược lại thì vụ kiện sẻ được tiến hành.

Giới luật và dư luận quốc tế cho rằng Trung Quốc đã xuyên tạc cơ sở pháp lý tiến hành vụ kiện của Philippines. Toàn bộ hồ sơ vụ kiện của Philippines đều tập trung vào một điểm là yêu cầu Tòa Trọng tài đặc biệt ra phán quyến “đường 9 đoạn”, còn gọi là đường lưỡi bò, hoặc đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông là không có căn cứ pháp lý theo UNCLOS và không có giá trị pháp lý.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cải tạo trái phép một bãi đá ở Biển Đông (Ảnh AP)

Nội dung đơn kiện của Philippines nằm trong phạm vi quy định thẩm quyền của Tòa Trọng tài đặc biệt là yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản của UNCLOS.

Tẩy chay phiên tòa không thành, Trung Quốc liền xoay sang xuyên tạc mục đích vụ kiện của Philippines. Tuy vậy, vụ kiện của Philippines có cơ sở pháp lý rõ ràng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc thua kiện?

Giới truyền thông Trung Quốc gần đây đã tung ra luận điệu rằng cho dù Tòa Trọng tài đặc biệt có ra phán quyết có lợi cho Philippines thì đó chỉ là một ý kiến và mãi mãi vẫn là một ý kiến.

Cốt lõi của lập luận này cho rằng Tòa Trọng tài đặc biệt không có cơ chế để thực thi phán quyết. Phán quyết, rốt cuộc, chỉ nằm lại trên giấy. Đây là cách tư duy coi thường dư luận quốc tế. Trung Quốc lại kéo dài thời gian bằng cách phủ nhận thẩm quyền xét xử của Tòa Trọng tài đặc biệt.

Tòa Trọng tài đặc biệt buộc phải xem xét thẩm quyền trước khi chuyển sang xét xử theo nội dung đơn kiện. Quá trình xem xét thẩm quyền sẽ kéo dài thời gian ít nhất là thêm một năm nữa hoặc lâu hơn.

Dù tuyên bố tẩy chay và phủ định giá trị phán quyết của Tòa, nhưng trong thực tế Trung Quốc đang ráo riết vận động hành lang và đối phó một cách bị động đối với vụ kiện của Philippines.

Khi đường lưỡi bò bị tuyên bố không có giá trị pháp lý thì việc Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố các bãi đá ngầm được cải tạo thành đảo nhân tạo có lãnh hải riêng, có không phận riêng là bất hợp pháp. Việc Trung Quốc ra lệnh cấm ngư dân các nước Đông Nam Á đánh bắt cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước họ là không có giá trị.

Vụ kiện của Philippines có liên quan đến quyền lợi của các nước này. Việc phán quyết đường lưỡi bò của Trung Quốc là không phù hợp với UNCLOS 1982 không chỉ là yêu cầu của riêng Philippines. Đó là yêu cầu của tất cả các nước Đông Nam Á và của tất cả các nước trên thế giới. Không ai có thể khẳng định rằng vụ kiện của Philippines sẽ là vụ kiện duy nhất. An ninh trên toàn Biển Đông đang bị đe dọa.

Thế giới có lý do để quan ngại về sự vi phạm công pháp quốc tế về luật biển của Trung Quốc. Trung Quốc không thể một mình áp đặt luật chơi lên tất cả các nước.

Đây là thời đại văn minh. Các nước lớn, trong đó có Trung Quốc, phải gương mẫu chơi theo luật quốc tế./.

Theo VOV

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?