Lời xin lỗi của một phóng viên: Những chỉ trích của tôi đối với Pháp Luân Công là hoàn toàn sai lầm

30/06/16, 09:46 Pháp Luân Công, Tri thức

“Thế giới cần Pháp Luân Công! Trung Quốc cần Pháp Luân Công!” –  Đó là lời xúc động của một phóng viên khi cô hiểu được những điều tốt đẹp mà môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mang đến cho xã hội.

 

hoc-vien-phap-luan-cong-tai-hy-lap
Thế giới cần Pháp Luân Công! Trung Quốc cần Pháp Luân Công.

Năm 1999, Giang Trạch Dân, là Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc bấy giờ đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, một môn tu luyện Phật Pháp dạy người ta sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, mà không dựa trên bất kỳ một cơ sở pháp lý nào. Ông Giang đã lợi dụng quyền lực trong tay, tạo ra một cuộc bức hại toàn lực nhắm vào Pháp Luân Công trên tất cả các phương tiện truyền thông.

17 năm diễn ra cuộc đàn áp, cũng là 17 năm các học viên Pháp Luân Công can đảm và kiên định nói rõ sự thật nhằm nâng cao nhận thức của con người thế giới về cuộc bức hại. Rất nhiều người ban đầu bị lừa gạt những lời tuyên truyền vu khống của ĐCSTQ mà hùa theo cuộc đàn áp. Trong đó, có những người là phóng viên truyền hình, họ bị ĐCSTQ xúi giục, ra lệnh nói và viết những bài viết tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, sau khi được nghe chân tướng sự thật, nhiều người trong số họ đã minh bạch. Họ nhận ra rằng Pháp Luân Công thực sự tốt, tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn không có gì sai, chính quyền Trung Quốc đang vu khống hãm hại người vô tội, và bản thân mình đang bị lợi dụng tiếp tay làm việc ác …

Cuối cùng, họ hối hận và quay lại ủng hộ Pháp Luân Công.

Dưới đây là lời xin lỗi của một phóng viên truyền hình gửi đến môn tu luyện Pháp Luân Công khi cô hiểu được những giá trị của pháp môn này.

“Tôi muốn trịnh trọng rút lại tất cả những lời bất hảo mà tôi đã nói và viết về Pháp Luân Công và nhà sáng lập môn tu luyện. Tôi thành tâm gửi lời xin lỗi tới Pháp Luân Công và Sư phụ Lý Hồng Chí.

Lúc đầu tôi đã nỗ lực ủng hộ phản đối cuộc bức hại của các học viên Pháp Luân Công, bởi vì tôi đồng cảm với họ. Sau đó, tôi bị nghi ngờ là gián điệp và bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực về các học viên. Rồi tôi công kích Pháp Luân Công và Sư phụ Lý Hồng Chí bằng những từ ngữ theo cảm tính và lời lẽ vô trách nhiệm. Bây giờ, tôi thực sự hối hận vì những gì mình đã làm.

Tôi là một phóng viên làm việc tại Đài truyền hình Quế Lâm ở tỉnh Quảng Tây. Năm 2001, tôi đã sử dụng máy tính cá nhân của mình giúp một đồng nghiệp của tôi là một học viên Pháp Luân Công tải các tài liệu từ Internet. Việc này khiến tôi bị bắt và bị bỏ tù. Tôi đã được thả sau khi gia đình tôi mua một giấy xác nhận giả nói rằng tôi bị vấn đề về tâm lý. Sự việc diễn ra cũng đã khiến tôi bị đuổi việc.

Tôi rất hiểu về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tội ác của nó. Tôi đã sử dụng bút danh “Đảng viên kỳ cựu” và đăng các bài viết trên tờ Đại Tham Khảo, một tạp chí trực tuyến do những người Trung Quốc ở hải ngoại bất đồng chính kiến thành lập từ năm 2000. Tôi mua một chiếc máy tính mới sau khi được ra khỏi tù năm 2003. Tôi đăng nhiều bài viết chỉ trích ĐCSTQ và vạch trần tội ác của các quan chức Đảng trên các phương tiện truyền thông trực tuyến ở nước ngoài với bút danh Tằng Tiết Minh. Bài viết của tôi đã đoạt giải thưởng của Ngọn đuốc Tự do, một tổ chức do những nhân sĩ dân chủ Trung Quốc ở ngoại quốc thành lập năm 2008.

Cách đây 5 năm, tôi sang Mỹ nhập cư. Bây giờ, tôi có hiểu biết hoàn toàn mới về nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Pháp Luân Công đã quảng bá tích cực và hiệu quả nhất nền văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Pháp Luân Công thành lập Đoàn Nghệ thuật biểu diễn Shen Yun (Thần Vận) và làm sống lại văn hóa Trung Quốc truyền thống, bao gồm cả trang phục truyền thống, v.v.. Môn tu luyện đã đóng góp đáng kể vào việc khôi phục nền văn hóa truyền thống Trung Quốc. Pháp Luân Công đã góp phần to lớn vào việc khôi phục đạo đức của người dân Trung Quốc và quá trình tiến đến hòa bình thế giới.

Trung Quốc cần Pháp Luân Công! Thế giới cần Pháp Luân Công!

Những chỉ trích của tôi đối với Pháp Luân Công hoàn toàn sai lầm. Việc phản đối Pháp Luân Công và Sư phụ Lý chính là thành kiến mà nguyên nhân là do tôi đã chỉ để ý tới khuyết điểm của một số học viên cá biệt.

Kể từ bây giờ tôi muốn làm bạn với Pháp Luân Công và cùng chung tay khôi phục nền văn hóa Trung Quốc truyền thống”.

Theo minghui.org

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng