Lời nguyền Pharaoh: “Cái chết sẽ đeo bám kẻ quấy rầy nơi an nghỉ của Hoàng đế”

12/11/21, 11:19 Bí ẩn

Chỉ trong vòng vài tháng sau khi mở quan tài của pharaoh Tutankhamun, 6 nhà khảo cổ đã chết, bao gồm Bá tước Carnarvon giàu có, người tài trợ cho cuộc khai quật.

Nhiều cái chết bí ẩn hoặc tai họa với những người liên quan đến việc khai quật lăng mộ Tutankhamun khiến không ít người tin vào lời nguyền Tutankhamun. (Ảnh qua Day News)

Cái chết bí ẩn của Bá tước Carnarvon

Năm 1891, nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh Howard Carter quyết định đến Ai Cập để tìm tung tích ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun nhờ có nguồn tài trợ dồi dào của Bá tước Carnarvon đời thứ 5 – George Herbert. Suốt 5 năm miệt mài tìm kiếm, Carter luôn trở về với cái lắc đầu và con số không tròn trĩnh.

Năm 1922, Bá tước Carnarvon muốn Carter về Anh, yêu cầu hủy bỏ cuộc tìm kiếm và bày tỏ nỗi thất vọng ghê gớm vì số tiền khổng lồ đã bỏ ra. Lúc này, Carter vẫn kiên định với niềm tin của mình và cố thuyết phục ngài Bá tước ủng hộ.

May mắn cho Carter là ông vẫn nhận được cái gật đầu từ Bá tước. Carter trở lại Ai Cập cùng một con chim hoàng yến với hy vọng “giác quan thứ 6 của loài chim này sẽ tìm tới được nơi xác ướp của vua Tutankhamun.”

Nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter cùng một công nhân đang quan sát bên trong quan quách vàng đúc của Tutankhamun.

“Một con chim vàng. Nó sẽ dẫn chúng ta tới lăng mộ”, Reis Ahmed, thành viên trong đội tìm kiếm của ông Carter tuyên bố. Và điều kì diệu thật sự đã xảy ra.

Vào ngày 4/11/1922, một người trong đoàn của Carter phát hiện các bậc thang đào sâu trong lòng đất. Những bậc thang này đã bị lấp đầy bằng đất đá. Sau khi đào xuống, họ tìm thấy 15 bậc thang nữa mới dẫn tới một cánh cửa cổ đại vẫn bị niêm phong kín, trên cửa đề tên Tutankhamun.

Mặt nạ mai táng của Pharaoh Tutankhamun.

Sau khi đẩy cánh cửa lăng mộ ra, nhóm khảo cổ bị sốc khi thấy vàng, vô số báu vật bằng vàng bạc và những chiếc quan tài tinh xảo. Họ cũng khám phá ra chiếc quách đá chứa quan tài bằng vàng khối đựng xác ướp Vua Tut. Phía trên quan tài có một tấm bia đất sét với dòng chữ: “Dù là ai, nếu đã làm phiền đến giấc ngủ của hoàng đế Tutankhamun thì sẽ phải chết”

Howard Carter, Arthur Callender cùng những công nhân Ai Cập đang mở những cánh của ở đáy mộ và lần đầu tiên nhìn thấy được quan quách của Tutankhamun.

Bất chấp lời cảnh báo, Carter và các cộng sự vẫn quyết tâm đào mộ để cho nhân loại những câu trả lời chính xác nhất về thế giới cổ xưa. (Cũng có thông tin cho rằng chính Carter đã che đi dòng chữ cảnh báo kia để các đồng nghiệp và công nhân đào bới không bị uy hiếp tinh thần mà tập trung làm việc).

Một chiếc giường mai táng thiết kế theo hình dáng của thần bò, xung quanh là lương thực dự trữ cùng những đồ vật khác trong hầm mai táng.

Một vài tháng sau khi hầm mộ được mở, thảm kịch bắt đầu giáng xuống. Bá tước Carnarvon, người tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ đã ốm nặng và mau chóng phải tới Cairo. Ông đã qua đời vài ngày sau đó, hưởng dương 57 tuổi. Nguyên nhân chính xác của cái chết vẫn chưa rõ, nhưng có vẻ như là ông bị nhiễm trùng vết thương do côn trùng cắn, khiến ông bị viêm phổi cấp và tử vong.

Mô hình những con thuyền được bày trí tại kho của lăng mộ.

Một điều lạ là khi Bá tước Carnarvon qua đời, toàn thành phố Cairo mất điện. Tại quê nhà nước Anh, con chó cưng Susie của ông cũng tru lên những tiếng kêu cuối cùng và chết đột ngột.

Theo chia sẻ của nhà báo người Anh Arthur Weigall, 6 tuần trước cái chết của Bá tước Carnarvon, ông đã nhìn thấy vị Bá tước này cười và trêu đùa khi tiến vào lăng mộ của Pharaoh và nói với một phóng viên kế bên rằng, “Tôi cho ông ta 6 tuần để sống”.

Bên dưới chiếc giường sư tử trong phòng là một vài chiếc hộp và rương, chiếc ghế gỗ mun và ngà voi mà Tutankhamun dùng khi còn nhỏ
Một bức tượng bán thân mạ vàng của thần Mehet-Weret và những chiếc rương chứa châu báu trong mộ.

Một điều lạ lùng hơn nữa là khi xác ướp của Pharaoh Tutankhamun được mở ra vào năm 1925, người ta tìm thấy một vết thương trên má trái của xác ướp, đúng vị trí mà côn trùng cắn lên má Carnarvon, vết cắn khiến vị bá tước này thiệt mạng.

Số phận của những người có liên quan

Người tiếp theo hứng chịu lời nguyền Pharaoh là Hoàng tử Ai Cập Ali Kamel Fahmy Bey, khi bị vợ bắn chết, theo sau bởi cái chết của Aubrey Herbert – người em trai cùng cha khác mẹ với Bá tước Carnarvon, do bị nhiễm trùng máu. 

Những chiếc rương được tìm thấy trong mộ Pharaoh Tutankhamun
Những chiếc bình thạch cao trang trí trong mộ.

Tiếp theo đó là cái chết của Woolf Joel, nhà triệu phú người Nam Phi, bị sát hại khoảng vài tháng sau khi ghé thăm lăng mộ, sau đó đến nhà tài phiệt George Jay Gould, qua đời do một cơn sốt khoảng 6 tháng cũng sau chuyến ghé thăm lăng mộ.

Các trường hợp tử vong khác bị quy cho lời nguyền lăng mộ bao gồm của Sir Archibald Douglas-Reid, bác sĩ X-quang phụ trách chụp X-quang xác ướp Pha-ra-ông (qua đời do một căn bệnh bí ẩn. Sir Lee Stack, Toàn quyền Sudan, bị ám sát khi đang lái xe qua Cairo. A. C. Mace, một thành viên của trong nhóm khai quật lăng mộ, qua đời do nhiễm độc asen.

Trong một “phòng thí nghiệm” dã chiến thiết kế trong mộ Sethos II, 2 nhà phục chế Arthur Mace và Alfred Lucas đang vệ sinh một trong những bức tượng lính gác lấy ra từ hầm mộ.
Howard Carter, Arthur Callender và các công nhân Ai Cập đang bọc vải quanh tượng lính gác để vận chuyển.

Kế đó là thuyền trưởng danh dự Richard Bethell, thư ký riêng của Carter, bị phát hiện chết ngạt trên giường. Richard Luttrell Pilkington Bethell, cha của thuyền trưởng Richard kể trên, nhảy lầu tự tử từ căn hộ tại tầng thứ bảy của ông. Và cuối cùng là Howard Carter, người trực tiếp mở cửa lăng mộ, qua đời hơn một thập kỷ sau đó vào ngày 2/3/1939.

Ly kỳ hơn là trường hợp của Hugh Evelyn-White, người chuyên nghiên cứu về lịch sử Ai cập đồng thời là một trong số những người đầu tiên có mặt tại lăng mộ Tutankhamun, treo cổ tự tử năm 1924. Ông để lại một ghi chú viết bằng máu nói rằng: “Tôi chịu thua lời nguyền buộc tôi biến mất mãi mãi”.

Arthur Mace và Alfred Lucas đang làm việc với chiếc xe ngựa lấy ra từ lăng mộ Sethos II.
Trong ngôi mộ của Tutankhamun , tượng thần Anubis đóng vai trò là người hộ táng bên quan tài.

Ngoài cái chết kỳ lạ của các thành viên đoàn khảo cổ, còn có người phụ trách Bảo tàng Cairo ở Ai Cập, Miguel Mehrer. Ông không quan tâm đến “lời nguyền” của Pharaoh và tuyên bố rằng mình đã “gắn bó” cả đời với các ngôi mộ ở Ai Cập, tất cả chỉ là tin đồn mà thôi. Nhưng chưa đầy 4 tuần sau khi ông Miguel nói câu này, ông đã chết vì một cơn đau tim.

Đáng sợ nhất là trường hợp của Bruce Ingham. Ông được Howard Carter, người đầu tiên mở nắp quan tài Tutankhamun, tặng một chiếc chặn giấy được cho là bàn tay xác ướp đeo một chiếc vòng có dòng chữ: “Người nào động tới cơ thể ta sẽ bị nguyền rủa”. 

Carter, Callende và 2 nhân công khác đang gỡ vách ngăn giữa phòng ngoài và phòng mai táng.
Bên trong chiếc hòm của khu vực phòng mai táng, một tấm vải lanh lớn với những chiếc nơ vàng, gợi nhớ lại những vì sao trên bầu trời đêm, được phủ lên một hòm chôn cất nhỏ nằm ở bên trong.

Một thời gian sau khi nhận món quà kỳ dị, nhà của Ingham bị thiêu rụi trong hỏa hoạn. Khi đang dựng lại, căn nhà lại bị một trận lũ quét qua.

Năm 1966, phía Pháp yêu cầu Ai Cập vận chuyển kho báu khai quật được trong lăng mộ Tutankhamun đến Paris để trưng bày triển lãm. Phía Ai Cập đồng ý, nhưng người giám sát Muhammad Abraham vào ban đêm đã có một giấc mơ kỳ lạ, nói rằng nếu di vật được vận chuyển ra khỏi Ai Cập, cuộc sống của ông sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, ông đã cố gắng hết sức yêu cầu hủy bỏ cuộc triển lãm nhưng vô ích.

Carter, Mace và các công nhân Ai Cập đang cẩn thận cuốn lớp vải phủ lên chiếc hòm thứ 2.
Carter, Callender và 2 công nhân đang cẩn thận tháo dỡ một trong những chiếc quan quách nằm trong khu vực mai táng.

Sau đó, vào năm 1972, kho báu trong lăng mộ Tutankhamun đã được chuyển tới London để trưng bày tại Bảo tàng Anh. Tiến sĩ Gamal Mehrez, giám đốc ban di sản, đã cười nhạo lời nguyền khi nói rằng tất cả những cái chết và bất hạnh trong suốt các thập kỷ qua đều chỉ là kết quả của sự ‘trùng hợp ngẫu nhiên’. Ông đã qua đời vào cái đêm sau khi giám sát việc đóng gói các di vật được chuyển tới bảo tàng.

Carter đang quan sát quan quách của Pharaoh Tutankhamun.

Sau đó có nhiều trường hợp tử vong, chấn thương, điều không may và thảm họa đã xảy đến với các thành viên phi hành đoàn chiếc máy bay chuyên chở những cổ vật này. Ken Parkinson, một kỹ sư hàng không đã lên cơn đau tim hàng năm vào đúng thời điểm chuyến bay chở kho báu đến Anh vào năm nọ. Ông đã liên tiếp bị những cơn đau tim định kỳ như vậy cho đến một lần chí tử vào năm 1978.

Sau đó đến trường hợp của Đại úy Không quân Jim Webb. Ông đã mất hết tài sản của mình sau khi một ngọn lửa thiêu rụi căn nhà ông đang sống, và tiếp viên Brian Rounsfall đã bị hai cơn đau tim trước khi thú nhận đã chơi bài trên quan tài của Tutankhamun.

Thiện Thành (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng