Lâm Trịnh chuẩn bị tới Bắc Kinh báo cáo, nội các Hồng Kông sắp có thay đổi?

13/12/19, 19:10 Trung Quốc
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ tới Bắc Kinh báo cáo công tác vào giữa tháng 12.
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ tới Bắc Kinh báo cáo công tác vào giữa tháng 12. (Ảnh: REUTERS)

Vào giữa tháng 12, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ tới Bắc Kinh báo cáo công tác. Có tin tức cho rằng, trong chuyến đi này, Lâm trịnh sẽ bàn bạc với Bắc Kinh về việc tổ chức lại nội các Hồng Kông và thảo luận với chính phủ trung ương về các ứng cử viên cho nhóm tái tổ chức.

Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ tới Bắc Kinh báo cáo công tác vào giữa tháng 12.
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) sẽ tới Bắc Kinh báo cáo công tác vào giữa tháng 12. (Ảnh: REUTERS)

Phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã kéo dài được 6 tháng, mặc dù phe kiến chế (thân Bắc Kinh) đã thất bại thảm hại trong cuộc bầu cử hội đồng quận, nhưng 800.000 người Hồng Kông vẫn kiên trì biểu tình vào Chủ Nhật (8/12), bày rỏ rằng lòng dân đã quyết và không thể đảo ngược tình hình.

Để nhanh chóng ổn định cục diện, có thông tin nói Bắc Kinh đã đang cân nhắc tổ chức lại nội các Hồng Kông, thay thế nhiều quan chức có mức độ tín nhiệm thấp. Còn có thông tin nói rằng khi Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đến Bắc Kinh báo cáo công tác vào giữa tháng này, có thể sẽ bàn bạc với Bắc Kinh về ứng cử viên trong đợt cải tổ nội các sắp tới, có khả năng sẽ đưa ra quyết định vào thời điểm nghỉ lễ Noel.

Bà Trần Thục Trang (Tanya Chan) – Người triệu tập phe Dân chủ Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, thuộc Đảng Công dân lại cho rằng, bộ phận quan chức cần từ chức vốn là nguyện vọng từ lâu của người dân, nhưng nếu chỉ đổi người mà không đổi chế độ, không nhìn vào 5 yêu cầu, thì người Hồng Kông sẽ không thể chấp nhận.

Lâm Trịnh đến Bắc Kinh báo cáo, liệu 4 quan chức cấp cao Hồng Kông có bị “ngã ngựa”?

“Apple Daily” Hồng Kông đưa tin, việc tổ chức lại nội các không phải là tin đồn vô cớ. Khi Lâm Trịnh trả lời một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông sau khi trình bày “Báo cáo thực thi chính sách” vào tháng 10, đã tuyên bố rằng bà sẽ không loại trừ sau khi sóng gió qua đi, sẽ tiến hành cải tổ nhân sự nội các hoặc Hội nghị hành chính, nhưng đến nay chưa thấy có hành động nào.

Có nguồn tin tiết lộ cho Apple Daily rằng, vì tình hình Hồng Kông đã được cải thiện, vì vậy việc cải tổ lại nội các đã được đưa vào chương trình nghị sự. Cũng có tin đồn rằng nhân cơ hội Lâm Trịnh đến Bắc Kinh báo cáo công việc, bà sẽ thảo luận với chính phủ trung ương về các ứng cử viên cho nhóm tái tổ chức. Được biết có ít nhất 4 vị Bộ trưởng đã “lọt bảng” hoặc sẽ được thay thế, nhưng danh sách cuối cùng đang chờ Bắc Kinh đưa ra quyết định.

Phân tích từ cấp độ người dân hài lòng với quan chức, Vụ trưởng Tư pháp Trịnh Nhược Hoa và Cục trưởng Cục An ninh Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu) đều có biểu hiện kém nhất; còn Cục trưởng Cục Tài chính Trần Mậu Ba (Paul Chan Mo-po), Cục trưởng Cục Giáo dục Dương Nhuận Hùng (Kevin Yeung Yun-hung), Cục trưởng Cục Dân chính Lưu Giang Hoa (Lau Kong-wah) và Cục trưởng Cục Vận tải và Nhà ở Trần Phàm (Frank Chan Fan) thuộc “biểu hiện thất bại”, đều có tỉ lệ phản đối lên đến hơn 50%. Có nhân sĩ trong chính giới cũng cho biết, Trịnh Nhược Hoa, Lý Gia Siêu, Lưu Giang Hoa và Vụ trưởng vụ quản lý nhà nước Trương Kiến Tông (Matthew Cheung Kin-chung) đều thuộc nhóm có nguy cơ bị sa thải cao.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trịnh Nhược Hoa đã hai lần xin từ chức, quyết tâm không trở về Hồng Kông trong thời gian ở Anh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trịnh Nhược Hoa đã hai lần xin từ chức, quyết tâm không trở về Hồng Kông trong thời gian ở Anh. (Ảnh: Getty Images)

Quách Văn Quý – tỷ phú Trung Quốc nói rằng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trịnh Nhược Hoa đã hai lần xin từ chức, quyết tâm không trở về Hồng Kông trong thời gian ở Anh, nhưng sau đó bị “bắt trở về Bắc Kinh”. Quách Văn Quý cũng nói rằng Trịnh Nhược Hoa đã “tiêu đời”, và đây là kết cục khi hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đối với thông tin về khả năng thay đổi đội ngũ trong nội các, bà Trần Thục Trang nói thẳng “Lâm Trịnh Nguyệt Nga là người nên đứng đầu danh sách”; gần đây có tin nói bà Trịnh Nhược Hoa muốn từ chức khi đang ở Luân Đôn, điều này lại càng là mong muốn của mọi người, “[bà ấy] không hề bảo vệ tư pháp độc lập, tội của bà ấy là bán đứng người dân Hồng Kông khi thúc đẩy dự luật dẫn độ, bà ấy nên ở lại [Luân Đôn] đừng có về”.

Lý Gia Siêu – người cũng đứng cuối danh sách bảng xếp hạng, bị Trần Thục Trang chỉ trích vì thái độ kiêu ngạo, mù quáng hỗ trợ cảnh sát và mù quáng thúc đẩy luật hà khắc. “Đáng tội chết nhiều lần, nếu thay thế ông ta, có thể sẽ giúp cho người mới giảm áp lực, nhưng nếu không thay đổi thì phải chăng là quá dung túng?”. Tuy nhiên, bà nghĩ rằng Lý Gia Siêu ít có khả năng bị thay thế. Về phần Lưu Giang Hoa, bà Trần Thục Trang chỉ ra rằng ông ta đã không đạt được thành tích nào sau khi đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng, không loại trừ sau khi phe kiến chế đại bại trong bầu cử cấp quận, có người cần bị hỏi trách nhiệm.

Trần Thục Trang cũng nói rằng kể từ khi phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ bùng nổ cho đến nay, vẫn chưa có quan chức nào chịu cảnh “đầu rơi xuống đất”, khiến dân chúng nhìn thấu vấn đề của hệ thống chính trị hiện tại. “Phải có ai đó từ chức để tạ tội, vì thế không chỉ thay người, mà còn phải thay đổi chế độ”.

Phó giáo sư khoa Khoa học Xã hội của Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông Thành Danh phân tích, nếu Bắc Kinh quyết định thay đổi nhân sự thì cũng không có gì bất ngờ: “Bắc Kinh phải xử lý chu toàn. Hãy tưởng tượng rằng nếu cuộc xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng đến vị thế trung tâm tài chính quốc tế của Hồng Kông như thế nào, nếu cứ tiếp tục giằng co cho đến lúc Lâm Trịnh từ chức, Hồng Kông tiếp tục bất ổn, sẽ gây nên tổn thất khó có thể bù đắp”.

Tuy nhiên, ông Thành Danh cũng nhấn mạnh, vấn đề hiện giờ là Bắc Kinh dùng đường lối cứng rắn để cai trị Hồng Kông. “Việc thay đổi người trong cả hệ thống là không đủ, 5 yêu cầu không có yêu cầu người nào từ chức, bao gồm cả bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, nếu việc thay thế được thực hiện, mọi người có chấp nhận? Có thể vui vẻ được vài ngày, nhưng yêu cầu của người Hồng Kông không thay đổi”.

Mức độ hài lòng của người dân đối với chính phủ Hồng Kông tiếp tục xuống thấp

Cục trưởng Cục An ninh Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu) mặc dù mức độ tín nhiệm có tăng 11%, nhưng giá trị tỉ lệ ủng hộ là âm 51%, vẫn là Cục trưởng có mức độ tín nhiệm thấp nhất.
Cục trưởng Cục An ninh Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu) mặc dù mức độ tín nhiệm có tăng 11%, nhưng giá trị tỉ lệ ủng hộ là âm 51%, vẫn là Cục trưởng có mức độ tín nhiệm thấp nhất. (Ảnh: BBC)

Theo kết quả điều tra dân ý mới nhất về các quan chức được Viện Nghiên cứu dân ý Hồng Kông công bố, điểm đánh giá về mức độ ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga duy trì ở 19,7 điểm, giống với điểm số trong cuộc điều tra hai tuần trước, có hơn 50% người được hỏi đã đánh giá bà 0 điểm; tỉ lệ ủng hộ bà làm Trưởng Đặc khu chỉ có 10%, tỉ lệ phản đối lên đến 82%, giá trị mức độ tín nhiệm của người dân là âm 72%, kết quả này cũng không có thay đổi nhiều so với hai tuần trước.

Về phía các Vụ trưởng, mức độ tín nhiệm thấp nhất vẫn là Vụ trưởng Tư pháp Trịnh Nhược Hoa, điểm ủng hộ chỉ có 14,5 điểm, giá trị tỉ lệ ủng hộ là âm 66%; Trần Mậu Ba đạt 24,8 điểm ủng hộ, mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông, giá trị tỉ lệ ủng hộ là âm 40%; Vụ trưởng Vụ quản lý nhà nước Trương Kiến Tông đạt 25,6 điểm tín nhiệm, giá trị mức độ tín nhiệm của người dân giảm 11% xuống còn âm 44%, cả hai chỉ số này đều là mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông.

Về phía các Cục trưởng, giá trị tín tín nhiệm của người dân đối với 13 Cục trưởng đều là con số âm; người “cao” nhất là Cục trưởng Cục Thương mại và Phát triển kinh tế Khâu Đằng Hoa (Edward Yau Tang-wah), giá trị tỉ lệ ủng hộ là âm 4%; còn ông Lý Gia Siêu, mặc dù mức độ tín nhiệm có tăng 11%, nhưng giá trị tỉ lệ ủng hộ là âm 51%, vẫn là Cục trưởng có mức độ tín nhiệm thấp nhất.

Gia Hưng (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng